Mỗi ngày nên ăn đủ 15 đến 20 loại thực phẩm khác nhau, càng đa dạng càng có có lợi cho sức khoẻ. Như vậy, chế biến món ăn hỗn hợp vừa cung cấp được nhiều chất dinh dưỡng, lại vừa bảo toàn được các chất dinh dưỡng trong thực phẩm, tiết kiệm chất đốt và đem tới cho chúng ta món ăn ngon miệng.
Chúng ta ai cũng biết “có thực mới vực được đạo”. Kể từ khi có loài người, con người ta phải ăn để tồn tại. Nhưng ăn thế nào để tồn tại với một cơ thể khoẻ mạnh, trạng thái tinh thần thoải mái thì tồn tại mới có ý nghĩa.
Người Việt Nam chúng ta có một điểm nổi bật trong các món ăn là ăn nhiều loại thức ăn. Đứng về góc độ dinh dưỡng, đây là một cách ăn hợp lý, cung cấp cho cơ thể con người nhiều chất dinh dưỡng nhất. Mỗi ngày, cơ thể con người cần cung cấp khoảng 60 chất dinh dưỡng. Chúng được lấy từ thức ăn trong bữa ăn hàng ngày. Mỗi thực phẩm đều cung cấp một hay nhiều chất dinh dưỡng hoặc các chất chức năng, tuy nhiên, dù có hoàn thiện tới đâu thì thực phẩm đó cũng không thể chứa đủ các chất dinh dưỡng. Chính vì vậy, việc phối hợp các thực phẩm là rất cần thiết.
Cũng cần lưu ý là mỗi bữa ăn muốn cung cấp đủ năng lượng, các acid amin, vitamin và các chất khoáng thì nên ăn đủ cả 4 nhóm thức ăn mỗi bữa. Các nhóm đó như sau: nhóm chất bột là nguồn cung cấp năng lượng chính cho bữa ăn (được lấy chủ yếu từ ngũ cốc); nhóm chất đạm cung cấp các nguyên liệu để xây dựng cơ thể và có vai trò quan trọng trong chuyển hoá; nhóm dầu, mỡ hay bơ giúp cơ thể hoà tan được một số vitamin như A, D, E, K và cuối cùng là nhóm cung cấp vitamin và muối khoáng (từ rau, củ và quả chín). Có ăn đủ 4 nhóm thực phẩm mới có thể giúp cơ thể vừa đưa được các chất dinh dưỡng vào, vừa hấp thu, sử dụng và đào thải tốt nhất các chất không cần thiết ra khỏi cơ thể.
Có rất nhiều món ăn kết hợp với các loại thực phẩm truyền thống mà vẫn mang tính khoa học. Ví dụ như: món xôi lúa bao gồm gạo nếp, ngô, đỗ xanh, hành phi và đôi khi có rắc lạc, vừng. Trong đó gạo và ngô là 2 loại ngũ cốc cung cấp nhiều tinh bột (là nguồn cung cấp năng lượng cơ bản của người Việt Nam trong bữa ăn), chúng còn là nguồn cung cấp đạm thực vật đáng kể. Tuy nhiên trong gạo còn thiếu nhiều lysin là 1 loại acid amin cần thiết cho sự tăng trưởng, ngô còn thiếu tryptophan cũng là 1 acid amin cần thiết cho cơ thể thì trong đỗ xanh lại giàu lysin và tryptohphan cũng là 1 loại acid amin cần thiết cho cơ thể, vừng cũng có nhiều tryptophan để bổ sung sự thiếu hụt của ngô và gạo, làm tăng giá trị dinh dưỡng của món ăn. Mỡ làm hoà tan và giúp tiêu hoá caroten (là tiền vitamin A), đồng thời mùi thơm của hành phi kích thích tiêu hoá, tăng tiết dịch vị. Món nem rán (chả giò) tính ra cũng có đến 15 loại thực phẩm từ nhân nem đến mỡ rán và nước chấm. Nhiều món ăn hỗn hợp khác cũng cho ta một cảm giác ngon miệng lại giàu chất dinh dưỡng như món canh cua nấu với rau rút, khoai sọ, vừa cung cấp tinh bột (từ khoai sọ), lại vừa cung cấp chất đạm động vật (từ cua) và vitamin với khoáng (từ rau).
(TS. Phạm Thuý Hoà - Viện Dinh dưỡng)
Chúng ta ai cũng biết “có thực mới vực được đạo”. Kể từ khi có loài người, con người ta phải ăn để tồn tại. Nhưng ăn thế nào để tồn tại với một cơ thể khoẻ mạnh, trạng thái tinh thần thoải mái thì tồn tại mới có ý nghĩa.
Người Việt Nam chúng ta có một điểm nổi bật trong các món ăn là ăn nhiều loại thức ăn. Đứng về góc độ dinh dưỡng, đây là một cách ăn hợp lý, cung cấp cho cơ thể con người nhiều chất dinh dưỡng nhất. Mỗi ngày, cơ thể con người cần cung cấp khoảng 60 chất dinh dưỡng. Chúng được lấy từ thức ăn trong bữa ăn hàng ngày. Mỗi thực phẩm đều cung cấp một hay nhiều chất dinh dưỡng hoặc các chất chức năng, tuy nhiên, dù có hoàn thiện tới đâu thì thực phẩm đó cũng không thể chứa đủ các chất dinh dưỡng. Chính vì vậy, việc phối hợp các thực phẩm là rất cần thiết.
Cũng cần lưu ý là mỗi bữa ăn muốn cung cấp đủ năng lượng, các acid amin, vitamin và các chất khoáng thì nên ăn đủ cả 4 nhóm thức ăn mỗi bữa. Các nhóm đó như sau: nhóm chất bột là nguồn cung cấp năng lượng chính cho bữa ăn (được lấy chủ yếu từ ngũ cốc); nhóm chất đạm cung cấp các nguyên liệu để xây dựng cơ thể và có vai trò quan trọng trong chuyển hoá; nhóm dầu, mỡ hay bơ giúp cơ thể hoà tan được một số vitamin như A, D, E, K và cuối cùng là nhóm cung cấp vitamin và muối khoáng (từ rau, củ và quả chín). Có ăn đủ 4 nhóm thực phẩm mới có thể giúp cơ thể vừa đưa được các chất dinh dưỡng vào, vừa hấp thu, sử dụng và đào thải tốt nhất các chất không cần thiết ra khỏi cơ thể.
Có rất nhiều món ăn kết hợp với các loại thực phẩm truyền thống mà vẫn mang tính khoa học. Ví dụ như: món xôi lúa bao gồm gạo nếp, ngô, đỗ xanh, hành phi và đôi khi có rắc lạc, vừng. Trong đó gạo và ngô là 2 loại ngũ cốc cung cấp nhiều tinh bột (là nguồn cung cấp năng lượng cơ bản của người Việt Nam trong bữa ăn), chúng còn là nguồn cung cấp đạm thực vật đáng kể. Tuy nhiên trong gạo còn thiếu nhiều lysin là 1 loại acid amin cần thiết cho sự tăng trưởng, ngô còn thiếu tryptophan cũng là 1 acid amin cần thiết cho cơ thể thì trong đỗ xanh lại giàu lysin và tryptohphan cũng là 1 loại acid amin cần thiết cho cơ thể, vừng cũng có nhiều tryptophan để bổ sung sự thiếu hụt của ngô và gạo, làm tăng giá trị dinh dưỡng của món ăn. Mỡ làm hoà tan và giúp tiêu hoá caroten (là tiền vitamin A), đồng thời mùi thơm của hành phi kích thích tiêu hoá, tăng tiết dịch vị. Món nem rán (chả giò) tính ra cũng có đến 15 loại thực phẩm từ nhân nem đến mỡ rán và nước chấm. Nhiều món ăn hỗn hợp khác cũng cho ta một cảm giác ngon miệng lại giàu chất dinh dưỡng như món canh cua nấu với rau rút, khoai sọ, vừa cung cấp tinh bột (từ khoai sọ), lại vừa cung cấp chất đạm động vật (từ cua) và vitamin với khoáng (từ rau).
(TS. Phạm Thuý Hoà - Viện Dinh dưỡng)