Phẫu thuật giải ép thần kinh cho bệnh nhân bị hẹp ống sống cổ do cốt hóa dây chằng sau giúp hồi phục hội chứng tủy cổ tốt, giảm đau và tránh liệt cho bệnh nhân.
Anh Nguyễn Văn N. (47 tuổi, Hà Nội) bị đau cổ vai gáy đã lâu, có biểu hiện rối loạn cảm giác, tê cứng bàn tay, đi kém vững, xuất hiện triệu chứng teo cơ chi trên và dưới... Sau phẫu thuật, giải ép thần kinh, bệnh nhân khỏi dần các triệu chứng bị bệnh.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Thạch, Viện trưởng Viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Việt Đức cho biết, cốt hóa dây chằng dọc sau (OPLL) là quá trình tạo xương dầy lên của dây chằng dọc sau. Do quá trình tạo xương diễn biến từ từ, nhiều năm khi dây chằng cốt hóa dầy lên gây hẹp ống sống và chèn ép thần kinh bệnh mới có biểu hiện triệu chứng lâm sàng.
Phẫu thuật hẹp ống sống tại BV Việt Đức
Bệnh gặp ở nam nhiều hơn nữ và nhóm tuổi thường bị bệnh là 50 - 59 tuổi. Triệu chứng khởi phát là đau cổ, tiếp theo là rối loạn cảm giác và rối loạn vận động. Đây là triệu chứng không đặc trưng của OPLL, do vậy bệnh ít khi được chẩn đoán sớm.
Đa số bệnh nhân đến viện trong tình trạng muộn đã có hội chứng chèn ép tủy hoặc cả chèn ép tủy và rễ. Biểu hiện bệnh như đau cổ, cứng cột sống, 100% bệnh nhân bị rối loạn cảm giác, 72,7% đau cổ gáy, tê cứng bàn tay, 69,7 dáng đi mất vững, 33,3% teo cơ chi trên và dưới...
Điều trị nội khoa bằng các dùng các thuốc giảm đau, giãn cơ và chống viêm vào những thời điểm đau kịch phát kết hợp vật lý trị liệu đều đặn để hạn chế hiện tượng cứng cột sống. Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật khi có hội chứng chèn ép tủy, dấu hiệu chèn ép rễ hoặc hội chứng chèn ép tủy rễ gây đau nhiều và điều trị nội khoa không có kết quả. Tùy theo biểu hiện bệnh, bệnh nhân sẽ được tiến hành theo đường mổ cổ trước hoặc sau.
Tại Bệnh viện Việt Đức đã tiến hành phẫu thuật cho 33 bệnh nhân, trong đó mức độ chèn ép tủy cổ nặng có 9 bệnh nhân, 17 trung bình và 7 nhẹ. Kết quả sau mổ nặng còn 1 bệnh nhân, trung bình 6 bệnh nhân và nhẹ 26 bệnh nhân.
Đặc biệt, kết quả hồi phục hội chứng tủy cổ rất tốt đạt 22 bệnh nhân, tốt 4 người, 5 người trung bình và hai người kém. Những bệnh nhân bị bệnh nặng trong thời gian dài có khả năng hồi phục kém. Những bệnh nhân hẹp ống sống nặng 60% hoặc những bệnh nhân có tổn thương tủy thì khả năng phục hồi tủy cổ cũng thấp hơn. Vì vậy, theo PGS.TS Nguyễn Văn Thạch, khi có các biểu hiện như trên người bệnh lên đi khám và điều trị sớm, tránh để tình trạng bệnh nặng mới mổ thì hiệu quả phục hồi không cao.
AloBacsi.
Anh Nguyễn Văn N. (47 tuổi, Hà Nội) bị đau cổ vai gáy đã lâu, có biểu hiện rối loạn cảm giác, tê cứng bàn tay, đi kém vững, xuất hiện triệu chứng teo cơ chi trên và dưới... Sau phẫu thuật, giải ép thần kinh, bệnh nhân khỏi dần các triệu chứng bị bệnh.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Thạch, Viện trưởng Viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Việt Đức cho biết, cốt hóa dây chằng dọc sau (OPLL) là quá trình tạo xương dầy lên của dây chằng dọc sau. Do quá trình tạo xương diễn biến từ từ, nhiều năm khi dây chằng cốt hóa dầy lên gây hẹp ống sống và chèn ép thần kinh bệnh mới có biểu hiện triệu chứng lâm sàng.
Phẫu thuật hẹp ống sống tại BV Việt Đức
Bệnh gặp ở nam nhiều hơn nữ và nhóm tuổi thường bị bệnh là 50 - 59 tuổi. Triệu chứng khởi phát là đau cổ, tiếp theo là rối loạn cảm giác và rối loạn vận động. Đây là triệu chứng không đặc trưng của OPLL, do vậy bệnh ít khi được chẩn đoán sớm.
Đa số bệnh nhân đến viện trong tình trạng muộn đã có hội chứng chèn ép tủy hoặc cả chèn ép tủy và rễ. Biểu hiện bệnh như đau cổ, cứng cột sống, 100% bệnh nhân bị rối loạn cảm giác, 72,7% đau cổ gáy, tê cứng bàn tay, 69,7 dáng đi mất vững, 33,3% teo cơ chi trên và dưới...
Điều trị nội khoa bằng các dùng các thuốc giảm đau, giãn cơ và chống viêm vào những thời điểm đau kịch phát kết hợp vật lý trị liệu đều đặn để hạn chế hiện tượng cứng cột sống. Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật khi có hội chứng chèn ép tủy, dấu hiệu chèn ép rễ hoặc hội chứng chèn ép tủy rễ gây đau nhiều và điều trị nội khoa không có kết quả. Tùy theo biểu hiện bệnh, bệnh nhân sẽ được tiến hành theo đường mổ cổ trước hoặc sau.
Tại Bệnh viện Việt Đức đã tiến hành phẫu thuật cho 33 bệnh nhân, trong đó mức độ chèn ép tủy cổ nặng có 9 bệnh nhân, 17 trung bình và 7 nhẹ. Kết quả sau mổ nặng còn 1 bệnh nhân, trung bình 6 bệnh nhân và nhẹ 26 bệnh nhân.
Đặc biệt, kết quả hồi phục hội chứng tủy cổ rất tốt đạt 22 bệnh nhân, tốt 4 người, 5 người trung bình và hai người kém. Những bệnh nhân bị bệnh nặng trong thời gian dài có khả năng hồi phục kém. Những bệnh nhân hẹp ống sống nặng 60% hoặc những bệnh nhân có tổn thương tủy thì khả năng phục hồi tủy cổ cũng thấp hơn. Vì vậy, theo PGS.TS Nguyễn Văn Thạch, khi có các biểu hiện như trên người bệnh lên đi khám và điều trị sớm, tránh để tình trạng bệnh nặng mới mổ thì hiệu quả phục hồi không cao.
AloBacsi.