Huyết áp thấp là tình trạng khá phổ biến, nữ mắc nhiều hơn nam và không chỉ gặp ở người gầy thiếu cân mà cả ở người mập dư cân nặng.
So với huyết áp trung bình của người Việt Nam là 120/80 mmHg (trong đó, 120 gọi là số huyết áp trên, 80 gọi là số huyết áp dưới) thì người bệnh huyết áp thấp có số huyết áp trên thấp hơn 110 mmHg, thậm chí chỉ có 90 mmHg. Đây là những trường hợp huyết áp thấp mãn tính không tìm thấy nguyên nhân.
Chúng ta cần phân biệt với trường hợp bị huyết áp thấp cấp tính cần điều trị cấp cứu, là những người có huyết áp bình thường hoặc có huyết áp cao nhưng do bệnh lý nào đó làm mất máu như chảy máu bao tử hay mất nước như tiêu chảy làm huyết áp giảm đột ngột. Lúc này, nếu đo huyết áp sẽ thấy số huyết áp trên giảm xuống có thể dưới 100 mmHg.
Ngoài ra, chúng ta cũng cần phân biệt với huyết áp thấp có nguyên nhân rõ rệt như do suy tuyến yên, tuyến giáp trạng, suy tuyến thượng thận… Để phát hiện những nguyên nhân này, bác sĩ sẽ cho làm một số xét nghiệm cần thiết.
Chúng ta cũng cần phân biệt huyết áp thấp với bệnh thiếu máu có số lượng hồng cầu trong máu giảm xuống rất nhiều so với số lượng hồng cầu trong máu bình thường, rất nhiều người nhầm lẫn giữa hai bệnh này. Vì nghĩ là bị thiếu máu nên nhiều người bồi dưỡng cơ thể bằng nhiều loại thức ăn béo bổ và cuối cùng là cân nặng tăng lên, thậm chí đến mức độ béo phì nhưng huyết áp vẫn thấp.
Huyết áp thấp ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, sinh hoạt và công việc. Tình trạng huyết áp thấp làm người bệnh thường xuyên hoa mắt, chóng mặt, nhất là khi đang nằm hay ngồi mà đứng dậy đột ngột, mệt mỏi, yếu tay chân. Khi học tập, làm việc, tập TDTT cũng thấy mau mệt mỏi. Tình trạng này kéo dài làm người bệnh cảm thấy yếu đuối, ảnh hưởng nhiều đến việc học tập và năng suất làm việc. Thỉnh thoảng, người bệnh có những cơn huyết áp hạ thấp nhiều hơn và có thể gây choáng ngất.
ThS-BS Phan Hữu Phước (Giám đốc Phòng khám Lão khoa Med-Vie - TPHCM)
(Theo NLD)
So với huyết áp trung bình của người Việt Nam là 120/80 mmHg (trong đó, 120 gọi là số huyết áp trên, 80 gọi là số huyết áp dưới) thì người bệnh huyết áp thấp có số huyết áp trên thấp hơn 110 mmHg, thậm chí chỉ có 90 mmHg. Đây là những trường hợp huyết áp thấp mãn tính không tìm thấy nguyên nhân.
Chúng ta cần phân biệt với trường hợp bị huyết áp thấp cấp tính cần điều trị cấp cứu, là những người có huyết áp bình thường hoặc có huyết áp cao nhưng do bệnh lý nào đó làm mất máu như chảy máu bao tử hay mất nước như tiêu chảy làm huyết áp giảm đột ngột. Lúc này, nếu đo huyết áp sẽ thấy số huyết áp trên giảm xuống có thể dưới 100 mmHg.
Ngoài ra, chúng ta cũng cần phân biệt với huyết áp thấp có nguyên nhân rõ rệt như do suy tuyến yên, tuyến giáp trạng, suy tuyến thượng thận… Để phát hiện những nguyên nhân này, bác sĩ sẽ cho làm một số xét nghiệm cần thiết.
Chúng ta cũng cần phân biệt huyết áp thấp với bệnh thiếu máu có số lượng hồng cầu trong máu giảm xuống rất nhiều so với số lượng hồng cầu trong máu bình thường, rất nhiều người nhầm lẫn giữa hai bệnh này. Vì nghĩ là bị thiếu máu nên nhiều người bồi dưỡng cơ thể bằng nhiều loại thức ăn béo bổ và cuối cùng là cân nặng tăng lên, thậm chí đến mức độ béo phì nhưng huyết áp vẫn thấp.
Huyết áp thấp ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, sinh hoạt và công việc. Tình trạng huyết áp thấp làm người bệnh thường xuyên hoa mắt, chóng mặt, nhất là khi đang nằm hay ngồi mà đứng dậy đột ngột, mệt mỏi, yếu tay chân. Khi học tập, làm việc, tập TDTT cũng thấy mau mệt mỏi. Tình trạng này kéo dài làm người bệnh cảm thấy yếu đuối, ảnh hưởng nhiều đến việc học tập và năng suất làm việc. Thỉnh thoảng, người bệnh có những cơn huyết áp hạ thấp nhiều hơn và có thể gây choáng ngất.
ThS-BS Phan Hữu Phước (Giám đốc Phòng khám Lão khoa Med-Vie - TPHCM)
(Theo NLD)
Bài viết cùng chủ đề
- Điều trị suy tim
- 1
- 911