Để bảo vệ trái tim luôn khỏe mạnh bạn cần thay đổi những thói quen ăn uống có hại.Vậy chế độ dinh dưỡng như thế nào tốt cho sức khỏe trái tim? Bạn hãy tham khảo chế độ ăn uống khoa học sau để bảo vệ trái tim của mình nhé!
Thứ 2: Ăn sao để tránh thừa cân
Mỗi người chúng ta sinh ra đều có một chiều cao nhất định và số cân nặng cũng tường ứng với chiều cao đó. Tỷ lệ này được tính bằng chỉ số khối cơ thể BMI (Body Mass Index): là tỷ số giữa cân nặng (kg) chia cho bình phương chiều cao (m). Giá trị bình thường của chỉ số này dao động từ 18 – 24,9. Dưới 18 là người gầy, từ 25 – 29 là thừa cân và trên 30 là béo phì. Trái tim của bạn cũng được sinh ra chỉ để giúp cơ thể mang trọng lượng đủ với BMI từ 18 – 24,9.
Giả sử bạn thừa 15 kg, điều đó có nghĩa là hàng ngày bạn phải khoác trên lưng một “ba lô đựng 15…viên gạch” kể cả khi đi ngủ! Điều này sẽ làm trái tim bạn phải làm việc quá sức. Vậy để tránh thừa cân, bạn nên ăn các thức ăn có lượng calorie thấp, tránh các loại thức ăn nhiều mỡ, muối, đường như thức ăn nhanh, thịt mỡ, thực phẩm ăn liền… Nên tạo cho mình một khẩu phần ăn vừa đủ cả về lượng và chất.
Thứ 3: Ăn nhiều rau và hoa quả tươi
Rau quả tươi có chứa rất nhiều vitamin và chất khoáng các loại. Hơn nữa, lượng calorie trong rau quả lại thấp và nhiều chất xơ (một chất nhuận tràng hữu ích). Rau quả cũng chứa các yếu tố vi lượng như đồng, kẽm có ích cho hệ tim mạch. Tốt nhất là bạn nên chọn các loại rau quả tươi vừa thu hoạch. Nếu là hoa quả dự trữ hoặc đóng hộp, nên chọn những loại được cất giữ trong tủ lạnh hoặc đông lạnh; loại rau quả đóng hộp có hàm lượng muối, đường thấp hoặc loại nước hoa quả đơn thuần. Tránh các loại hoa quả đóng hộp có hàm lượng muối hoặc đường cao, rau quả đóng hộp trộn dầu hoặc kem…
Thứ 4: Ăn ngũ cốc nguyên phần
Ngũ cốc nguyên phần là ngũ cốc chỉ xay bỏ lớp vỏ trấu bên ngoài chứ không xát, giã kỹ ví dụ như gạo lứt. Đây là loại gạo rất giàu dinh dưỡng đặc biệt là các sinh tố và nguyên tố vi lượng. Thành phần của gạo lứt gồm tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ cùng các vitamin như B1, B2, B3, B6; các axit như pantothenic (vitamin B5), paraaminobenzoic, folic (vitamin M), phytic; các nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, magiê, selen, glutathion, kali và natri.
Người ta tính rằng, gạo đã xay giã trắng sẽ mất đi khoảng 67% vitamin B3, 80% vitamin B1, 90% vitamin B6, một nửa lượng mangan và hầu hết chất xơ. Một lon gạo lứt khi nấu thành cơm chứa 84 mg magiê, trong khi đó ở gạo trắng chỉ có 19 mg. Lớp cám của gạo lứt cũng chứa một chất dầu đặc biệt có tác dụng điều hòa huyết áp, làm giảm cholesterol. Nên có một chế độ ăn gạo lứt thường xuyên trong khẩu phần ăn hàng ngày của bạn.
Thứ 5: Hạn chế chất béo có hại và cholesterol
Duy trì một chế độ ăn có lượng các chất béo bão hòa dưới 7% và lượng chất béo chuyển đổi dưới 1% trong khẩu phần ăn hàng ngày (hai loại chất béo này có nhiều trong mỡ động vật). Duy trì lượng cholesterol dưới 300mg/ngày với người khỏe mạnh và dưới 200mg/ngày với người đã có lượng LDL cao. Các loại chất béo được lựa chọn là dầu oliu, bơ thực vật, dầu lạc,… hạn chế các loại chất béo như bơ, mỡ động vật, thịt nướng nhiều mỡ, xốt kem, dầu dừa, dầu chà là, dầu bông…
Thứ 6: Chọn loại thịt ít mỡ
Nên lựa chọn các loại thịt ít mỡ như thịt nạc, thịt gia cầm, cá, lòng trắng trứng. Những loại thực phẩm này cung cấp một lượng lớn protein nhưng lại ít chất béo kèm theo. Khi chế biến nên bỏ lớp bì hoặc da vì phần này thường chứa nhiều mỡ. Nhiều loài cá như cá hồi, cá thu, cá trích, ngoài protein còn chứa nhiều chất omega – 3, là một loại axit béo rất tốt cho tim mạch. Một số các loài đậu như đậu nành, đậu lăng… cũng chứa nhiều protein nên có thể thay thế được thịt động vật. Hạn chế sữa chưa tách bơ, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng, thịt nguội, thịt nướng, sườn nướng trong bữa ăn hàng ngày.
Thứ 7: Ăn nhạt
Ăn mặn có thể làm tăng huyết áp tâm thu lên từ 8 – 10mmHg. Lượng muối trong ngày đối với người khỏe mạnh không nên quá một thìa cà phê (khoảng 2.300mg) và không quá 1.500mg/ ngày đối với người trên 50 tuổi, người có bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, suy thận. Với người có thói quen ăn mặn nên giảm dần lượng muối cho quen và thay thế bằng các gia vị khác.
Chủ nhật: Lập kế hoạch và xem lại việc thực hiện chế độ ăn trong tuần
Sau khi đã biết một chế độ ăn tốt cho tim mạch. Cần lập một kế hoạch cụ thể về chế độ ăn trong tuần và tuân thủ đúng theo chế độ ăn đó. Việc này hoàn toàn không phải là dễ dàng do nhiều khi bạn phải tham gia vào các bữa liên hoan, tiệc tùng, giỗ Tết… Trong trường hợp này vẫn nên cố gắng hạn chế lượng calorie đưa vào và nếu có quá đà, lượng calorie của các bữa sau sẽ phải giảm đi.
Tóm lại, việc đơn giản nhất là điều chỉnh chế độ ăn lại là việc khó khăn nhất. Nhưng điều này phụ thuộc vào quyết tâm của từng người. Hãy ăn uống vì sức khỏe của chính bạn.
(Theo Hạnh phúc gia đình)
Thứ 2: Ăn sao để tránh thừa cân
Mỗi người chúng ta sinh ra đều có một chiều cao nhất định và số cân nặng cũng tường ứng với chiều cao đó. Tỷ lệ này được tính bằng chỉ số khối cơ thể BMI (Body Mass Index): là tỷ số giữa cân nặng (kg) chia cho bình phương chiều cao (m). Giá trị bình thường của chỉ số này dao động từ 18 – 24,9. Dưới 18 là người gầy, từ 25 – 29 là thừa cân và trên 30 là béo phì. Trái tim của bạn cũng được sinh ra chỉ để giúp cơ thể mang trọng lượng đủ với BMI từ 18 – 24,9.
Giả sử bạn thừa 15 kg, điều đó có nghĩa là hàng ngày bạn phải khoác trên lưng một “ba lô đựng 15…viên gạch” kể cả khi đi ngủ! Điều này sẽ làm trái tim bạn phải làm việc quá sức. Vậy để tránh thừa cân, bạn nên ăn các thức ăn có lượng calorie thấp, tránh các loại thức ăn nhiều mỡ, muối, đường như thức ăn nhanh, thịt mỡ, thực phẩm ăn liền… Nên tạo cho mình một khẩu phần ăn vừa đủ cả về lượng và chất.
Thứ 3: Ăn nhiều rau và hoa quả tươi
Rau quả tươi có chứa rất nhiều vitamin và chất khoáng các loại. Hơn nữa, lượng calorie trong rau quả lại thấp và nhiều chất xơ (một chất nhuận tràng hữu ích). Rau quả cũng chứa các yếu tố vi lượng như đồng, kẽm có ích cho hệ tim mạch. Tốt nhất là bạn nên chọn các loại rau quả tươi vừa thu hoạch. Nếu là hoa quả dự trữ hoặc đóng hộp, nên chọn những loại được cất giữ trong tủ lạnh hoặc đông lạnh; loại rau quả đóng hộp có hàm lượng muối, đường thấp hoặc loại nước hoa quả đơn thuần. Tránh các loại hoa quả đóng hộp có hàm lượng muối hoặc đường cao, rau quả đóng hộp trộn dầu hoặc kem…
Thứ 4: Ăn ngũ cốc nguyên phần
Ngũ cốc nguyên phần là ngũ cốc chỉ xay bỏ lớp vỏ trấu bên ngoài chứ không xát, giã kỹ ví dụ như gạo lứt. Đây là loại gạo rất giàu dinh dưỡng đặc biệt là các sinh tố và nguyên tố vi lượng. Thành phần của gạo lứt gồm tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ cùng các vitamin như B1, B2, B3, B6; các axit như pantothenic (vitamin B5), paraaminobenzoic, folic (vitamin M), phytic; các nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, magiê, selen, glutathion, kali và natri.
Người ta tính rằng, gạo đã xay giã trắng sẽ mất đi khoảng 67% vitamin B3, 80% vitamin B1, 90% vitamin B6, một nửa lượng mangan và hầu hết chất xơ. Một lon gạo lứt khi nấu thành cơm chứa 84 mg magiê, trong khi đó ở gạo trắng chỉ có 19 mg. Lớp cám của gạo lứt cũng chứa một chất dầu đặc biệt có tác dụng điều hòa huyết áp, làm giảm cholesterol. Nên có một chế độ ăn gạo lứt thường xuyên trong khẩu phần ăn hàng ngày của bạn.
Thứ 5: Hạn chế chất béo có hại và cholesterol
Duy trì một chế độ ăn có lượng các chất béo bão hòa dưới 7% và lượng chất béo chuyển đổi dưới 1% trong khẩu phần ăn hàng ngày (hai loại chất béo này có nhiều trong mỡ động vật). Duy trì lượng cholesterol dưới 300mg/ngày với người khỏe mạnh và dưới 200mg/ngày với người đã có lượng LDL cao. Các loại chất béo được lựa chọn là dầu oliu, bơ thực vật, dầu lạc,… hạn chế các loại chất béo như bơ, mỡ động vật, thịt nướng nhiều mỡ, xốt kem, dầu dừa, dầu chà là, dầu bông…
Thứ 6: Chọn loại thịt ít mỡ
Nên lựa chọn các loại thịt ít mỡ như thịt nạc, thịt gia cầm, cá, lòng trắng trứng. Những loại thực phẩm này cung cấp một lượng lớn protein nhưng lại ít chất béo kèm theo. Khi chế biến nên bỏ lớp bì hoặc da vì phần này thường chứa nhiều mỡ. Nhiều loài cá như cá hồi, cá thu, cá trích, ngoài protein còn chứa nhiều chất omega – 3, là một loại axit béo rất tốt cho tim mạch. Một số các loài đậu như đậu nành, đậu lăng… cũng chứa nhiều protein nên có thể thay thế được thịt động vật. Hạn chế sữa chưa tách bơ, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng, thịt nguội, thịt nướng, sườn nướng trong bữa ăn hàng ngày.
Thứ 7: Ăn nhạt
Ăn mặn có thể làm tăng huyết áp tâm thu lên từ 8 – 10mmHg. Lượng muối trong ngày đối với người khỏe mạnh không nên quá một thìa cà phê (khoảng 2.300mg) và không quá 1.500mg/ ngày đối với người trên 50 tuổi, người có bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, suy thận. Với người có thói quen ăn mặn nên giảm dần lượng muối cho quen và thay thế bằng các gia vị khác.
Chủ nhật: Lập kế hoạch và xem lại việc thực hiện chế độ ăn trong tuần
Sau khi đã biết một chế độ ăn tốt cho tim mạch. Cần lập một kế hoạch cụ thể về chế độ ăn trong tuần và tuân thủ đúng theo chế độ ăn đó. Việc này hoàn toàn không phải là dễ dàng do nhiều khi bạn phải tham gia vào các bữa liên hoan, tiệc tùng, giỗ Tết… Trong trường hợp này vẫn nên cố gắng hạn chế lượng calorie đưa vào và nếu có quá đà, lượng calorie của các bữa sau sẽ phải giảm đi.
Tóm lại, việc đơn giản nhất là điều chỉnh chế độ ăn lại là việc khó khăn nhất. Nhưng điều này phụ thuộc vào quyết tâm của từng người. Hãy ăn uống vì sức khỏe của chính bạn.
(Theo Hạnh phúc gia đình)