khuyên cô ta ăn gấp đôi mức bình thường vì đó là "ăn cho 2 người". Thực ra, tuy nhu cầu dinh dưỡng của thai phụ tăng cao so với trước nhưng không đến mức như vậy.
Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ diễn ra một loạt các thích nghi về mặt chức năng và chuyển hóa. Họ có thể trải qua quá trình thai nghén với một chế độ dinh dưỡng tốt, lành mạnh mà không nhất thiết phải có sự thay đổi quá lớn trọng lượng thức ăn đưa vào cơ thể.
Năng lượng cung cấp cho phụ nữ mang thai nên được điều chỉnh dựa trên tình trạng dinh dưỡng và mức độ hoạt động thể chất của họ. Chẳng hạn, đối với những phụ nữ vẫn phải duy trì hoạt động thể chất cao trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là những người vốn có chế độ dinh dưỡng kém, thì nên tăng cường lượng thức ăn đưa vào. Tốt nhất là họ nên có chế độ ăn bổ sung. Ngược lại, những phụ nữ đã có chế độ dinh dưỡng tốt thì không cần tăng khẩu phần ăn thông thường để tránh tình trạng tăng cân nhiều quá.
Trước đây, người ta vẫn nghĩ rằng ở cuối thời kỳ mang thai, nhu cầu dinh dưỡng của bào thai đạt mức lớn nhất. Điều này cũng chưa hẳn là đúng! Thực ra, mức năng lượng thích hợp cung cấp cho cơ thể có ý nghĩa quan trọng trong suốt quá trình mang thai. Do đó, nếu cần thiết, năng lượng đưa vào cơ thể có thể cần phải được tăng cường ngay từ thời kỳ đầu của quá trình mang thai để tạo ra lượng mỡ tích trữ cần thiết cho những thời kỳ sau này, bao gồm cả thời kỳ cho con bú.
Thông thường, ở những phụ nữ có mức sống cao, dinh dưỡng đầy đủ, mức tăng trọng tăng trong thời kỳ mang thai vào khoảng 12,5 kg là hợp lý. Những phụ nữ có tầm vóc nhỏ bé cần năng lượng bổ sung ít hơn mức trung bình. Những phụ nữ béo cũng nên tăng ít lượng chất béo; trong khi phụ nữ gầy lại cần tăng lượng chất béo nhiều hơn mức trung bình.
Khẩu phần ăn cho phụ nữ mang thai cần đa dạng, phong phú, bảo đảm cung cấp đủ protein, vitamin và các dưỡng chất khác. Phụ nữ mang thai không nên ăn uống kiêng khem; đặc biệt phải chú ý để phát hiện và điều chỉnh thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng như sắt, iốt, vitamin A...
Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, phụ nữ mang thai cần đi khám thai ít nhất 3 lần trong suốt quá trình thai nghén để sớm phát hiện những trục trặc, cần tiêm phòng uốn ván đầy đủ, uống viên sắt theo hướng dẫn của thầy thuốc. Và một điều tối quan trọng là gia đình, cộng đồng cần tạo cho họ được sống trong bầu không khí thương yêu, lành mạnh với sự quan tâm đặc biệt.
Sức Khỏe & Đời Sống
Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ diễn ra một loạt các thích nghi về mặt chức năng và chuyển hóa. Họ có thể trải qua quá trình thai nghén với một chế độ dinh dưỡng tốt, lành mạnh mà không nhất thiết phải có sự thay đổi quá lớn trọng lượng thức ăn đưa vào cơ thể.
Năng lượng cung cấp cho phụ nữ mang thai nên được điều chỉnh dựa trên tình trạng dinh dưỡng và mức độ hoạt động thể chất của họ. Chẳng hạn, đối với những phụ nữ vẫn phải duy trì hoạt động thể chất cao trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là những người vốn có chế độ dinh dưỡng kém, thì nên tăng cường lượng thức ăn đưa vào. Tốt nhất là họ nên có chế độ ăn bổ sung. Ngược lại, những phụ nữ đã có chế độ dinh dưỡng tốt thì không cần tăng khẩu phần ăn thông thường để tránh tình trạng tăng cân nhiều quá.
Trước đây, người ta vẫn nghĩ rằng ở cuối thời kỳ mang thai, nhu cầu dinh dưỡng của bào thai đạt mức lớn nhất. Điều này cũng chưa hẳn là đúng! Thực ra, mức năng lượng thích hợp cung cấp cho cơ thể có ý nghĩa quan trọng trong suốt quá trình mang thai. Do đó, nếu cần thiết, năng lượng đưa vào cơ thể có thể cần phải được tăng cường ngay từ thời kỳ đầu của quá trình mang thai để tạo ra lượng mỡ tích trữ cần thiết cho những thời kỳ sau này, bao gồm cả thời kỳ cho con bú.
Thông thường, ở những phụ nữ có mức sống cao, dinh dưỡng đầy đủ, mức tăng trọng tăng trong thời kỳ mang thai vào khoảng 12,5 kg là hợp lý. Những phụ nữ có tầm vóc nhỏ bé cần năng lượng bổ sung ít hơn mức trung bình. Những phụ nữ béo cũng nên tăng ít lượng chất béo; trong khi phụ nữ gầy lại cần tăng lượng chất béo nhiều hơn mức trung bình.
Khẩu phần ăn cho phụ nữ mang thai cần đa dạng, phong phú, bảo đảm cung cấp đủ protein, vitamin và các dưỡng chất khác. Phụ nữ mang thai không nên ăn uống kiêng khem; đặc biệt phải chú ý để phát hiện và điều chỉnh thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng như sắt, iốt, vitamin A...
Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, phụ nữ mang thai cần đi khám thai ít nhất 3 lần trong suốt quá trình thai nghén để sớm phát hiện những trục trặc, cần tiêm phòng uốn ván đầy đủ, uống viên sắt theo hướng dẫn của thầy thuốc. Và một điều tối quan trọng là gia đình, cộng đồng cần tạo cho họ được sống trong bầu không khí thương yêu, lành mạnh với sự quan tâm đặc biệt.
Sức Khỏe & Đời Sống