Quá tin vào quảng cáo, nhiều người mẹ đã coi sữa hộp như một loại 'thuốc tiên' mà không biết rằng, việc sử dụng không hợp lý sẽ khiến bé bị còi xương, suy dinh dưỡng.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm - Viện phó Viện dinh dưỡng cho biết, cần tùy thuộc vào nhóm tuổi, tình trạng sinh lý, sức khỏe, khẩu vị của bé và tình trạng thiếu hụt trong khẩu phần ăn để có sự lựa chọn loại sữa cho phù hợp.”
Sữa đắt chưa hẳn là tốt
Trên thị trường hiện nay nhan nhản các loại sữa với giá bán khá “trên trời”. Biết là đắt nhưng nhiều người vẫn “nghiến răng” mua vì cho rằng tiền nào của ấy. Lại có tâm lý sính ngoại nên chỉ cần nghe rỉ tai nhau, nhiều người sẵn sàng dốc túi để mua những loại sữa được quảng cáo là rất tốt. Thế nhưng việc thiếu thiếu thông tin, kiến thức về sữa đã khiến không ít người phải chịu hệ lụy.
Thơm (khu đô thị mới Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội) có con trai ba tuổi, than phiền: “Bé trai nhà em mải chơi, lười ăn nên đành phải thay thế bằng việc uống sữa. Gần hai năm nay, bé uống sữa đắt tiền (gần 300.000 đồng một hộp 900gr) nhưng chẳng những không lên cân mà bác sĩ còn kết luận bị còi xương, suy dinh dưỡng.”
Khi được hỏi, có quan tâm về các thành phần của sữa đã cho con uống không, Thơm thừa nhận: “Thực sự chỉ thấy quảng cáo sữa tốt, có thể thay thế bữa ăn khi bé lười ăn nên gia đình mua dùng chứ cũng không biết với con mình thì cần bổ sung loại sữa nào, có những chất gì”.
Dùng sữa đúng cách
Trên thực tế, tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu vi chất và khẩu phần ăn của các bé Việt Nam còn khá phổ biến. Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm cho biết, tỷ lệ các bé thiếu máu, thiếu kẽm, thiếu vitamin A vẫn còn cao, hiện tượng bị còi xương, suy dinh dưỡng còn phổ biến, vì vậy việc bổ sung sữa là hợp lý.
Ngoài chế độ ăn hằng ngày, bé 6-14 tuổi vẫn cần uống sữa vì đây là nguồn cung cấp canxi giúp bé phát triển chiều cao, nhất là những bé không chịu ăn tôm, cua, cá hằng ngày.
Nếu bé phát triển bình thường thì có thể uống các loại sữa bột nguyên kem, sữa tươi tiệt trùng, sữa đặc có đường… Nhưng nếu bé ở trong tình trạng thừa cân hoặc béo phì thì chỉ được dùng sữa bột tách bơ, sữa tươi không đường, sữa đậu nành không đường và số lượng không quá 300-400ml mỗi ngày.
Những bé thiếu dinh dưỡng thì nên chọn sữa giàu năng lượng (sữa đặc biệt dành cho bé suy dinh dưỡng), mỗi ml cung cấp 1kcal. Các loại sữa này chứa nhiều vi chất hơn, giúp cho bé mau chóng phục hồi dinh dưỡng, số lượng uống không hạn chế, có thể uống 500-800ml mỗi ngày.
Giáo sư Bùi Minh Đức -chuyên viên cao cấp Viện Dinh dưỡng và Hội Khoa học an toàn thực phẩm khuyến cáo, người tiêu dùng nên đọc và tìm hiểu kỹ các thông tin về sữa, đừng quá lạm dụng sữa đắt tiền và sữa ngoại. Ông nói: "Để bảo vệ mình, người tiêu dùng phải biết lên tiếng. Ở nhiều nước khác, khi mua phải sản phẩm sữa không đạt chất lượng, người tiêu dùng sẵn sàng có đơn kiện nhà sản xuất. Chỉ khi nào người tiêu dùng Việt Nam coi trọng việc bảo vệ mình, khi đó nhà sản xuất sữa mới không dám qua mặt”.
Theo tiến sĩ Hồ Tất Thắng - Phó chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng, việc bảo vệ người tiêu dùng là trách nhiệm chung của Hội và cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc cung cấp các thông tin về sử dụng sữa và những điều cần biết về sản phẩm này cũng là cần thiết.
Đất Việt
Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm - Viện phó Viện dinh dưỡng cho biết, cần tùy thuộc vào nhóm tuổi, tình trạng sinh lý, sức khỏe, khẩu vị của bé và tình trạng thiếu hụt trong khẩu phần ăn để có sự lựa chọn loại sữa cho phù hợp.”
Sữa đắt chưa hẳn là tốt
Trên thị trường hiện nay nhan nhản các loại sữa với giá bán khá “trên trời”. Biết là đắt nhưng nhiều người vẫn “nghiến răng” mua vì cho rằng tiền nào của ấy. Lại có tâm lý sính ngoại nên chỉ cần nghe rỉ tai nhau, nhiều người sẵn sàng dốc túi để mua những loại sữa được quảng cáo là rất tốt. Thế nhưng việc thiếu thiếu thông tin, kiến thức về sữa đã khiến không ít người phải chịu hệ lụy.
Thơm (khu đô thị mới Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội) có con trai ba tuổi, than phiền: “Bé trai nhà em mải chơi, lười ăn nên đành phải thay thế bằng việc uống sữa. Gần hai năm nay, bé uống sữa đắt tiền (gần 300.000 đồng một hộp 900gr) nhưng chẳng những không lên cân mà bác sĩ còn kết luận bị còi xương, suy dinh dưỡng.”
Khi được hỏi, có quan tâm về các thành phần của sữa đã cho con uống không, Thơm thừa nhận: “Thực sự chỉ thấy quảng cáo sữa tốt, có thể thay thế bữa ăn khi bé lười ăn nên gia đình mua dùng chứ cũng không biết với con mình thì cần bổ sung loại sữa nào, có những chất gì”.
Dùng sữa đúng cách
Trên thực tế, tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu vi chất và khẩu phần ăn của các bé Việt Nam còn khá phổ biến. Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm cho biết, tỷ lệ các bé thiếu máu, thiếu kẽm, thiếu vitamin A vẫn còn cao, hiện tượng bị còi xương, suy dinh dưỡng còn phổ biến, vì vậy việc bổ sung sữa là hợp lý.
Ngoài chế độ ăn hằng ngày, bé 6-14 tuổi vẫn cần uống sữa vì đây là nguồn cung cấp canxi giúp bé phát triển chiều cao, nhất là những bé không chịu ăn tôm, cua, cá hằng ngày.
Nếu bé phát triển bình thường thì có thể uống các loại sữa bột nguyên kem, sữa tươi tiệt trùng, sữa đặc có đường… Nhưng nếu bé ở trong tình trạng thừa cân hoặc béo phì thì chỉ được dùng sữa bột tách bơ, sữa tươi không đường, sữa đậu nành không đường và số lượng không quá 300-400ml mỗi ngày.
Giáo sư Bùi Minh Đức -chuyên viên cao cấp Viện Dinh dưỡng và Hội Khoa học an toàn thực phẩm khuyến cáo, người tiêu dùng nên đọc và tìm hiểu kỹ các thông tin về sữa, đừng quá lạm dụng sữa đắt tiền và sữa ngoại. Ông nói: "Để bảo vệ mình, người tiêu dùng phải biết lên tiếng. Ở nhiều nước khác, khi mua phải sản phẩm sữa không đạt chất lượng, người tiêu dùng sẵn sàng có đơn kiện nhà sản xuất. Chỉ khi nào người tiêu dùng Việt Nam coi trọng việc bảo vệ mình, khi đó nhà sản xuất sữa mới không dám qua mặt”.
Theo tiến sĩ Hồ Tất Thắng - Phó chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng, việc bảo vệ người tiêu dùng là trách nhiệm chung của Hội và cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc cung cấp các thông tin về sử dụng sữa và những điều cần biết về sản phẩm này cũng là cần thiết.
Đất Việt