Thời gian gần đây, xuất hiện ngày càng nhiều các vụ việc liên quan đến hoa quả, thực phẩm kém chất lượng, đặc biệt có sử dụng các hóa chất cấm và độc hại...
Trứng vịt ngâm hóa chất độc hại
Mới đây, đoàn kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm của Q.Bình Tân, TP.HCM đã phát hiện hàng nghìn quả trứng vịt bắc thảo bị ngâm hóa chất độc hại chưa kịp đưa đi tiêu thụ. Toàn bộ số trứng trên đều không có giấy phép kinh doanh, giấy kiểm dịch và không đăng ký chất lượng. Số trứng này không được chế biến bằng phương pháp truyền thống mà được ngâm bằng hóa chất không rõ nguồn gốc.
Sản xuất trứng vịt bắc thảo bằng phương pháp này sẽ rút ngắn được nhiều thời gian hơn so với cách làm truyền thống. Chỉ cần cho các loại hóa chất vào thùng khuấy đều, bỏ trứng vào ngâm một thời gian là có sản phẩm để tung ra thị trường. Hơn nữa, do sử dụng nguồn trứng trôi nổi không có kiểm dịch nên có giá thành thấp và giá bán ra cũng thấp hơn sản phẩm cùng loại.
Theo các chuyên gia, vỏ trứng thuộc dạng dễ thẩm thấu. Vì vậy, nếu ngâm tẩm bất cứ hóa chất nào cũng sẽ ngấm sâu vào bên trong lòng đỏ, lòng trắng. Những hóa chất không được kiểm duyệt rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
Giá đỗ được ủ từ hóa chất Trung Quốc
Dư luận đang rất bức xúc khi phát hiện giá đỗ tại TP. HCM có chứa hóa chất độc hại, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
Đoàn thanh tra của Bộ NN-PTNT vừa phát hiện một số cơ sở làm giá ăn tại TP.HCM sử dụng hóa chất nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm để sản xuất giá ăn. Đây là các loại hóa chất dạng lỏng chứa trong những ống tuýp nhỏ, tên và cách sử dụng hoàn toàn in bằng tiếng Trung Quốc.
Dùng hóa chất tẩy trắng hơn nội tạng trâu bò
Ngày 10/8 vừa qua, Chi cục Thú y tỉnh Đồng Nai phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường tiến hành kiểm tra đột xuất và phát hiện nhiều sai phạm tại cơ sở chế biến nội tạng động vật do ông Trịnh Quang Thanh (50 tuổi, P.Tân Hòa, TP. Biên Hòa) làm chủ.
Tại thời điểm thanh tra, cơ quan chức năng ghi nhận tại cơ sở này tàng trữ khối lượng rất lớn nội trạng trâu bò đã bốc mùi hôi thối. Số nội tạng trên được bày la liệt trên nền xi măng nhớp nháp. 3 công nhân đang dùng các loại hóa chất không rõ nguồn gốc để tẩy trắng, sau đó đóng số nội tạng này vào thùng xốp và cất vào tủ đông lạnh.
Chủ cơ sở này không xuất trình được giấy chứng minh nguồn gốc hàng hóa và khai nhận, toàn bộ số nội tạng trên được nhập về từ các lò giết mổ trên đại bàn, sau khi xử lý sẽ chuyển đi tiêu thụ tại các quán ăn, chợ ở Đồng Nai và một số tỉnh miền Tây. Cơ quan chức năng cũng thu giữ 1kg bột màu, 17kg hóa chất, 20 lít nước tẩy không có nguồn gốc xuất xứ của cơ sở này để đưa đi kiểm nghiệm mức độ độc hại.
Thịt lợn nhiễm chất cấm
Vào đầu tháng 3 vừa qua, dư luận xôn xao về một loại hóa chất được người nuôi lợn xem như một "thần dược". Loại hóa chất này có thể biến một con lợn đang gầy gò thành một con lợn vai to, mông nở. "Thần dược" này còn có tác dụng "đánh tan" mỡ heo ở mông vai, biến mỡ thành những thớ thịt nạc dày đến tận da.
Người tiêu dùng lo lắng trước thông tin thịt lợn chứa chất tạo nạc bị cấm sử dụng
(Ảnh minh họa)
Theo kết quả kiểm tra, giám sát của Cục Thú y mới đây cho thấy, 43% số mẫu nước tiểu được lấy tại các trang trại chăn nuôi cho kết quả dương tính với nhóm Beta-Agonits, 26% số mẫu thịt được lấy tại các lò mổ phát hiện các chất cấm này.
Hoa quả Trung Quốc tẩm hóa chất tuồn về Việt Nam
Thời gian gần đây, người tiêu dùng Việt Nam hoang mang về nhiều loại hoa quả được nhập khẩu từ Trung Quốc bị phát hiện có tẩm chất bảo quản, chất chống mối mọt, chất gây ung thư...
Từ đầu tháng 7 đến nay, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) đã lấy 104 mẫu trái cây, rau củ nhập từ Trung Quốc và các nước khác đang lưu hành trên thị trường Việt Nam để phân tích chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Qua đó, đã phát hiện 3 mẫu trái cây, rau củ đều của Trung Quốc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao hơn tiêu chuẩn Việt Nam. Trong đó, có 2 mẫu nho Trung Quốc nhập qua cửa khẩu Lào Cai có dư lượng chất difenoconazole vượt ngưỡng 3-5 lần. Đặc biệt, nho được bày bán ngoài trời nắng suốt ngày nhưng vẫn không hư hỏng. Các cơ quan chức năng nghi ngờ điều này là do hóa chất bảo quản.
Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT), từ đầu năm đến cuối tháng 4, Cục đã phân tích 315 mẫu hàng hóa nông sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu và phát hiện 71 mẫu có dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật nhưng đều thấp hơn mức dư lượng tối đa cho phép. Đáng chú ý, trong số đó có 1 mẫu lê nhập khẩu từ Trung Quốc chứa dư lượng endosulfan, một loại thuốc trừ sâu có tính độc cao và có thể phá vỡ hệ nội tiết hoặc gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của con người.
Dùng hóa chất bừa bãi: Hậu họa khôn lường
Nhiều loại hoá chất bày bán tràn lan trên thị trường đang được sử dụng sai mục đích trong thực phẩm, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏa, tính mạng người tiêu dùng. Do hoá chất công nghiệp rẻ tiền, dễ mua nên nhiều người đã lạm dụng dùng trong chế biến thực phẩm mà không màng đến hậu quả. Chỉ cần vài nghìn đồng để mua hóa chất tẩm ướp là có thể biến đống thịt bỏ đi thành thịt tươi và bán với giá gấp hàng chục lần. Nhưng khi ăn phải thức ăn có chứa độc chất công nghiệp, người ăn dễ mắc các bệnh hiểm nghèo như ung thư, xơ gan, viên gan, ung thư máu, kể cả suy tuỷ...
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 35% số nạn nhân trên thế giới mắc bệnh ung thư liên quan đến yếu tố thực phẩm và cung cách ăn uống thường ngày. Còn theo thống kê của Bệnh viện Ung bướu Trung ương, mỗi năm Việt Nam có thêm 150.000 người mắc bệnh ung thư, trong đó khoảng 50.000 người mắc bệnh do ăn phải thực phẩm bị ô nhiễm.
AloBacsi.
Trứng vịt ngâm hóa chất độc hại
Mới đây, đoàn kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm của Q.Bình Tân, TP.HCM đã phát hiện hàng nghìn quả trứng vịt bắc thảo bị ngâm hóa chất độc hại chưa kịp đưa đi tiêu thụ. Toàn bộ số trứng trên đều không có giấy phép kinh doanh, giấy kiểm dịch và không đăng ký chất lượng. Số trứng này không được chế biến bằng phương pháp truyền thống mà được ngâm bằng hóa chất không rõ nguồn gốc.
Trứng bắc thảo ngâm hóa chất độc hại bị cơ quan chức năng thu giữ
(Ảnh: NLĐ)
(Ảnh: NLĐ)
Sản xuất trứng vịt bắc thảo bằng phương pháp này sẽ rút ngắn được nhiều thời gian hơn so với cách làm truyền thống. Chỉ cần cho các loại hóa chất vào thùng khuấy đều, bỏ trứng vào ngâm một thời gian là có sản phẩm để tung ra thị trường. Hơn nữa, do sử dụng nguồn trứng trôi nổi không có kiểm dịch nên có giá thành thấp và giá bán ra cũng thấp hơn sản phẩm cùng loại.
Theo các chuyên gia, vỏ trứng thuộc dạng dễ thẩm thấu. Vì vậy, nếu ngâm tẩm bất cứ hóa chất nào cũng sẽ ngấm sâu vào bên trong lòng đỏ, lòng trắng. Những hóa chất không được kiểm duyệt rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
Dư luận đang rất bức xúc khi phát hiện giá đỗ tại TP. HCM có chứa hóa chất độc hại, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
Đoàn thanh tra của Bộ NN-PTNT vừa phát hiện một số cơ sở làm giá ăn tại TP.HCM sử dụng hóa chất nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm để sản xuất giá ăn. Đây là các loại hóa chất dạng lỏng chứa trong những ống tuýp nhỏ, tên và cách sử dụng hoàn toàn in bằng tiếng Trung Quốc.
Giá đỗ được ủ từ hóa chất Trung Quốc (Ảnh minh họa)
Loại hoá chất trên có tác dụng kích thích sinh trưởng, giúp giá đỗ chóng nảy mầm, thân mập mạp, ít rễ. Các hoạt chất này đều thuộc nhóm điều hòa sinh trưởng thực vật có độc tính thấp và thường sử dụng với liều thấp nên nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe con người có thể chưa nghiêm trọng.
Dùng hóa chất tẩy trắng hơn nội tạng trâu bò
Ngày 10/8 vừa qua, Chi cục Thú y tỉnh Đồng Nai phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường tiến hành kiểm tra đột xuất và phát hiện nhiều sai phạm tại cơ sở chế biến nội tạng động vật do ông Trịnh Quang Thanh (50 tuổi, P.Tân Hòa, TP. Biên Hòa) làm chủ.
Tại thời điểm thanh tra, cơ quan chức năng ghi nhận tại cơ sở này tàng trữ khối lượng rất lớn nội trạng trâu bò đã bốc mùi hôi thối. Số nội tạng trên được bày la liệt trên nền xi măng nhớp nháp. 3 công nhân đang dùng các loại hóa chất không rõ nguồn gốc để tẩy trắng, sau đó đóng số nội tạng này vào thùng xốp và cất vào tủ đông lạnh.
Nội tạng trâu bò đã phân hủy bốc mùi hôi thối (Ảnh: Dân trí)
Tiến hành kiểm tra số tủ đông của cơ sở này, đoàn kiểm tra phát hiện có khoảng 3 tấn nội tạng đã được tẩy trắng chứa trong hàng chục thùng xốp dù đã đóng đá nhưng mùi hôi thối nồng nặc vẫn bốc lên.
Chủ cơ sở này không xuất trình được giấy chứng minh nguồn gốc hàng hóa và khai nhận, toàn bộ số nội tạng trên được nhập về từ các lò giết mổ trên đại bàn, sau khi xử lý sẽ chuyển đi tiêu thụ tại các quán ăn, chợ ở Đồng Nai và một số tỉnh miền Tây. Cơ quan chức năng cũng thu giữ 1kg bột màu, 17kg hóa chất, 20 lít nước tẩy không có nguồn gốc xuất xứ của cơ sở này để đưa đi kiểm nghiệm mức độ độc hại.
Thịt lợn nhiễm chất cấm
Vào đầu tháng 3 vừa qua, dư luận xôn xao về một loại hóa chất được người nuôi lợn xem như một "thần dược". Loại hóa chất này có thể biến một con lợn đang gầy gò thành một con lợn vai to, mông nở. "Thần dược" này còn có tác dụng "đánh tan" mỡ heo ở mông vai, biến mỡ thành những thớ thịt nạc dày đến tận da.
Người tiêu dùng lo lắng trước thông tin thịt lợn chứa chất tạo nạc bị cấm sử dụng
(Ảnh minh họa)
Hoa quả Trung Quốc tẩm hóa chất tuồn về Việt Nam
Thời gian gần đây, người tiêu dùng Việt Nam hoang mang về nhiều loại hoa quả được nhập khẩu từ Trung Quốc bị phát hiện có tẩm chất bảo quản, chất chống mối mọt, chất gây ung thư...
Từ đầu tháng 7 đến nay, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) đã lấy 104 mẫu trái cây, rau củ nhập từ Trung Quốc và các nước khác đang lưu hành trên thị trường Việt Nam để phân tích chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Qua đó, đã phát hiện 3 mẫu trái cây, rau củ đều của Trung Quốc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao hơn tiêu chuẩn Việt Nam. Trong đó, có 2 mẫu nho Trung Quốc nhập qua cửa khẩu Lào Cai có dư lượng chất difenoconazole vượt ngưỡng 3-5 lần. Đặc biệt, nho được bày bán ngoài trời nắng suốt ngày nhưng vẫn không hư hỏng. Các cơ quan chức năng nghi ngờ điều này là do hóa chất bảo quản.
Nho Trung Quốc có dư lượng chất difenoconazole vượt ngưỡng 3-5 lần
(Ảnh minh họa)
Loại táo Fuji có xuất xứ từ Yên Đài, Trung Quốc trước đây rất được ưa chuộng ở Việt Nam. Tuy nhiên, vừa qua, thông tin táo Fuji được trồng bằng công nghệ bọc túi tẩm thuốc sâu độc hại làm người tiêu dùng Việt Nam hoảng hồn và nhanh chóng quay lưng với loại táo này.(Ảnh minh họa)
Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT), từ đầu năm đến cuối tháng 4, Cục đã phân tích 315 mẫu hàng hóa nông sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu và phát hiện 71 mẫu có dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật nhưng đều thấp hơn mức dư lượng tối đa cho phép. Đáng chú ý, trong số đó có 1 mẫu lê nhập khẩu từ Trung Quốc chứa dư lượng endosulfan, một loại thuốc trừ sâu có tính độc cao và có thể phá vỡ hệ nội tiết hoặc gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của con người.
Dùng hóa chất bừa bãi: Hậu họa khôn lường
Nhiều loại hoá chất bày bán tràn lan trên thị trường đang được sử dụng sai mục đích trong thực phẩm, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏa, tính mạng người tiêu dùng. Do hoá chất công nghiệp rẻ tiền, dễ mua nên nhiều người đã lạm dụng dùng trong chế biến thực phẩm mà không màng đến hậu quả. Chỉ cần vài nghìn đồng để mua hóa chất tẩm ướp là có thể biến đống thịt bỏ đi thành thịt tươi và bán với giá gấp hàng chục lần. Nhưng khi ăn phải thức ăn có chứa độc chất công nghiệp, người ăn dễ mắc các bệnh hiểm nghèo như ung thư, xơ gan, viên gan, ung thư máu, kể cả suy tuỷ...
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 35% số nạn nhân trên thế giới mắc bệnh ung thư liên quan đến yếu tố thực phẩm và cung cách ăn uống thường ngày. Còn theo thống kê của Bệnh viện Ung bướu Trung ương, mỗi năm Việt Nam có thêm 150.000 người mắc bệnh ung thư, trong đó khoảng 50.000 người mắc bệnh do ăn phải thực phẩm bị ô nhiễm.
AloBacsi.