Một mảnh đậu phộng vừa được các bác sĩ BV Nhi Đồng 2, tìm thấy trong phế quản của bé trai 2 tuổi ở Bình Thuận. Dị vật đã khiến phổi của bé tổn thương nặng.
Hạt lạc và hạt dưa hấu thường khiến trẻ bị hóc
Các bác sĩ BV Nhi Đồng 2 cho biết bệnh nhi nhập viện tuần qua trong tình trạng khò khè, nôn ói, ho nhiều. Kết quả chẩn đoán hình ảnh cho thấy một bên phổi của bé bị xẹp do dị vật gây nên.
Bằng phương pháp nội soi phế quản, dị vật được xác định là một hạt mảnh lạc nằm trong gốc phế quản gây viêm cho vị trí này và khiến phổi bị tổn thương.
Người nhà cho biết, hơn một tháng trước bé có ăn lạc và có bị ho sặc. Bệnh nhi sau đó ho kéo dài hơn một tháng, uống thuốc vẫn không khỏi. Gần đây thấy con thường xuyên bị sốt nên cha mẹ đưa đến bệnh viện khám.
Bệnh nhi bình phục nhanh sau phẫu thuật. Hiện bé được theo dõi chức năng hô hấp trước khi xuất viện.
Tại BV Nhi Đồng 2, hơn 2 tuần trước, một bé 2 tuổi đã tử vong vì hóc lạc rang.
Nạn nhân ngụ ở quận Gò Vấp, TP HCM được người nhà đưa đến bệnh viện trong tình trạng ngưng tim ngưng thở. Theo phụ huynh, bé vừa ngậm hạt lạc rang vừa đùa với các bạn thì ho sặc rồi tím tái toàn thân. Một ngày sau khi nhập viện, bé tử vong.
Theo các bác sĩ khoa Cấp cứu BV Nhi Đồng 2, mỗi tháng khoa này tiếp nhận vài ca trẻ nhập viện liên quan đến hóc dị vật. Đặc biệt nhiều trẻ nguy kịch do hóc hạt mà thường thấy nhất là lạc, hạt dưa, hạt hướng dương, hồng xiêm.
Vài tháng trước, một bé trai 18 tháng tuổi ở Lâm Đồng khò khè kéo dài hơn một tháng, uống thuốc không khỏi. Khi bé lên cơn sốc, gia đình đưa đến bệnh viện, nội soi phế quản, các bác sĩ mới phát hiện một hạt hướng dương còn nguyên vỏ nằm chắn giữa khí quản.
Các bác sĩ khoa Tai Mũi Họng, BV Nhi Đồng 1 cũng cho hay, thường xuyên tiếp nhận những trường hợp nguy kịch do hóc hạt. Tai nạn thường xảy ra ở trẻ nhỏ, đa số dưới 3 tuổi. Nguyên nhân do người lớn để trái cây có hạt trong tầm với của trẻ, hoặc không lấy hạt ra trước khi cho trẻ ăn.
“Hầu hết bệnh nhi đều nhập viện muộn do phụ huynh không nghĩ con mình bị hóc mà cứ nghĩ bị cảm ho”, một bác sĩ nói.
Để đề phòng biến chứng nguy hiểm do hóc hạt, các bác sĩ khuyên phụ huynh khi thấy trẻ ho, khò khè kéo dài thì nên đưa trẻ đi khám. Trong trường hợp ho sặc rồi bị hóc, nếu không biết sơ cứu thì phải đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất. Không cố dùng ngón tay cho vào miệng trẻ lấy hạt ra vì có thể làm cho dị vật mắc sâu hơn.
AloBacsi.
Hạt lạc và hạt dưa hấu thường khiến trẻ bị hóc
Bằng phương pháp nội soi phế quản, dị vật được xác định là một hạt mảnh lạc nằm trong gốc phế quản gây viêm cho vị trí này và khiến phổi bị tổn thương.
Người nhà cho biết, hơn một tháng trước bé có ăn lạc và có bị ho sặc. Bệnh nhi sau đó ho kéo dài hơn một tháng, uống thuốc vẫn không khỏi. Gần đây thấy con thường xuyên bị sốt nên cha mẹ đưa đến bệnh viện khám.
Bệnh nhi bình phục nhanh sau phẫu thuật. Hiện bé được theo dõi chức năng hô hấp trước khi xuất viện.
Tại BV Nhi Đồng 2, hơn 2 tuần trước, một bé 2 tuổi đã tử vong vì hóc lạc rang.
Nạn nhân ngụ ở quận Gò Vấp, TP HCM được người nhà đưa đến bệnh viện trong tình trạng ngưng tim ngưng thở. Theo phụ huynh, bé vừa ngậm hạt lạc rang vừa đùa với các bạn thì ho sặc rồi tím tái toàn thân. Một ngày sau khi nhập viện, bé tử vong.
Theo các bác sĩ khoa Cấp cứu BV Nhi Đồng 2, mỗi tháng khoa này tiếp nhận vài ca trẻ nhập viện liên quan đến hóc dị vật. Đặc biệt nhiều trẻ nguy kịch do hóc hạt mà thường thấy nhất là lạc, hạt dưa, hạt hướng dương, hồng xiêm.
Vài tháng trước, một bé trai 18 tháng tuổi ở Lâm Đồng khò khè kéo dài hơn một tháng, uống thuốc không khỏi. Khi bé lên cơn sốc, gia đình đưa đến bệnh viện, nội soi phế quản, các bác sĩ mới phát hiện một hạt hướng dương còn nguyên vỏ nằm chắn giữa khí quản.
Các bác sĩ khoa Tai Mũi Họng, BV Nhi Đồng 1 cũng cho hay, thường xuyên tiếp nhận những trường hợp nguy kịch do hóc hạt. Tai nạn thường xảy ra ở trẻ nhỏ, đa số dưới 3 tuổi. Nguyên nhân do người lớn để trái cây có hạt trong tầm với của trẻ, hoặc không lấy hạt ra trước khi cho trẻ ăn.
“Hầu hết bệnh nhi đều nhập viện muộn do phụ huynh không nghĩ con mình bị hóc mà cứ nghĩ bị cảm ho”, một bác sĩ nói.
Để đề phòng biến chứng nguy hiểm do hóc hạt, các bác sĩ khuyên phụ huynh khi thấy trẻ ho, khò khè kéo dài thì nên đưa trẻ đi khám. Trong trường hợp ho sặc rồi bị hóc, nếu không biết sơ cứu thì phải đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất. Không cố dùng ngón tay cho vào miệng trẻ lấy hạt ra vì có thể làm cho dị vật mắc sâu hơn.
AloBacsi.
Bài viết cùng chủ đề
- “Kéo dài” chiều cao cho con
- 0
- 1,361
- “Chữa bệnh” tâm lý ở trẻ
- 0
- 1,135
- Đừng “ủ” con quá kỹ
- 0
- 1,315
- Đừng hôn lên môi trẻ
- 0
- 2,168