Không ít người cho rằng tẩy giun là chuyện nhỏ, chỉ cần ra hiệu thuốc mua về cho trẻ uống.
Bác sĩ Như Huỳnh, BV Nhi Đồng 1 cho biết, thuốc tẩy giun là loại thuốc dễ sử dụng và tương đối an toàn, nhưng cần lưu ý chỉ tẩy giun định kỳ khi trẻ 2 tuổi trở lên. Trẻ dưới 2 tuổi, nếu phát hiện hoặc nghi ngờ nhiễm giun thì nên đưa đi khám để làm xét nghiệm tầm soát, và khi đã có bằng chứng chính xác của nhiễm giun, trẻ sẽ được điều trị dưới sự theo dõi của bác sĩ.
Dùng thuốc tẩy giun phải đúng cách
Hiện nay trên thị trường có ba loại thuốc tẩy giun. Mebedazole tiêu diệt giun bằng cách gây thoái hoá cấu trúc ruột giun, làm rối loạn chức năng tiêu hoá của giun. Thuốc có dạng viên nén 500mg, viên nén 100mg, viên nén vị ngọt trái cây hoặc hỗn dịch uống hương socola. Với thuốc có hàm lượng 500mg, chỉ cần cho bé uống một liều duy nhất; loại hàm lượng 100mg cho uống 2 viên mỗi ngày vào buổi sáng và tối, uống trong 3 ngày liên tiếp.
Albendazole diệt trứng, ấu trùng và giun trưởng thành bằng cách làm giun mất năng lượng, bị bất động và tiêu diệt từ từ. Sau đó, xác giun sẽ được thải ra ngoài qua nhu động ruột. Thuốc có dạng viên nén 200mg và 400mg. Khi dùng loại này, cho uống một lần duy nhất 1 viên 400mg; viên 200mg thì uống 2 viên cùng lúc.
Pyrantel làm tê liệt thần kinh giun, giun sẽ bị thải ra ngoài qua phân. Thuốc dạng viên nén 125mg và 250mg, liều dùng là 10mg cho mỗi kilogram cân nặng, uống một liều duy nhất. Pyrantel có thể gây tăng nhẹ men gan nên thường không sử dụng cho bệnh nhân có rối loạn chức năng gan. Khi uống thuốc tẩy giun, trẻ không cần nhịn đói hay ăn kiêng, cũng không dùng thuốc xổ. Một số phản ứng phụ có thể gặp là đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy thoáng qua, các triệu chứng này thường nhẹ và sẽ tự khỏi. Cũng có thể bị dị ứng, phát ban, ngứa, nổi mề đay, nên đưa bé đi khám để được tư vấn cách xử lý phù hợp.
AloBacsi.
Bác sĩ Như Huỳnh, BV Nhi Đồng 1 cho biết, thuốc tẩy giun là loại thuốc dễ sử dụng và tương đối an toàn, nhưng cần lưu ý chỉ tẩy giun định kỳ khi trẻ 2 tuổi trở lên. Trẻ dưới 2 tuổi, nếu phát hiện hoặc nghi ngờ nhiễm giun thì nên đưa đi khám để làm xét nghiệm tầm soát, và khi đã có bằng chứng chính xác của nhiễm giun, trẻ sẽ được điều trị dưới sự theo dõi của bác sĩ.
Dùng thuốc tẩy giun phải đúng cách
Hiện nay trên thị trường có ba loại thuốc tẩy giun. Mebedazole tiêu diệt giun bằng cách gây thoái hoá cấu trúc ruột giun, làm rối loạn chức năng tiêu hoá của giun. Thuốc có dạng viên nén 500mg, viên nén 100mg, viên nén vị ngọt trái cây hoặc hỗn dịch uống hương socola. Với thuốc có hàm lượng 500mg, chỉ cần cho bé uống một liều duy nhất; loại hàm lượng 100mg cho uống 2 viên mỗi ngày vào buổi sáng và tối, uống trong 3 ngày liên tiếp.
Albendazole diệt trứng, ấu trùng và giun trưởng thành bằng cách làm giun mất năng lượng, bị bất động và tiêu diệt từ từ. Sau đó, xác giun sẽ được thải ra ngoài qua nhu động ruột. Thuốc có dạng viên nén 200mg và 400mg. Khi dùng loại này, cho uống một lần duy nhất 1 viên 400mg; viên 200mg thì uống 2 viên cùng lúc.
Pyrantel làm tê liệt thần kinh giun, giun sẽ bị thải ra ngoài qua phân. Thuốc dạng viên nén 125mg và 250mg, liều dùng là 10mg cho mỗi kilogram cân nặng, uống một liều duy nhất. Pyrantel có thể gây tăng nhẹ men gan nên thường không sử dụng cho bệnh nhân có rối loạn chức năng gan. Khi uống thuốc tẩy giun, trẻ không cần nhịn đói hay ăn kiêng, cũng không dùng thuốc xổ. Một số phản ứng phụ có thể gặp là đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy thoáng qua, các triệu chứng này thường nhẹ và sẽ tự khỏi. Cũng có thể bị dị ứng, phát ban, ngứa, nổi mề đay, nên đưa bé đi khám để được tư vấn cách xử lý phù hợp.
AloBacsi.