CMV nằm bất động trong cơ thể một thời gian dài, chờ tới khi hệ miễn dịch suy yếu, chúng mới bắt đầu “tác oai tác quái” và gây nên bệnh đái tháo đường.
Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Trung tâm Y khoa Trường ĐH Leiden và Trường ĐH Y Tubingen ở Đức cho thấy, tình trạng nhiễm cytomegalovirus (CMV) là một trong những yếu tố nguy cơ gây nên bệnh đái tháo đường típ 2 ở người cao tuổi.
Các yếu tố nguy cơ như béo phì, thiếu hoạt động thể chất và lão hóa được biết đến có liên quan đến việc cơ thể kháng insulin - một trong những dấu hiệu đầu tiên cảnh báo bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết, chỉ có khoảng 1/3 những người có dấu hiệu cơ thể kháng insulin phát triển bệnh đái tháo đường típ 2.
Nghiên cứu cho thấy, những người bị bệnh đái tháo đường típ 2 thường tăng mức các chỉ dấu sinh học gây viêm trong cơ thể, như tăng mức protein phản ứng C (CRP) và số lượng các bạch cầu tăng động.
CRP, được tổng hợp bởi gan, được xem là một dấu hiệu chỉ ra tình trạng viêm của cơ thể khi hệ miễn dịch phản ứng với các loại virus hoặc một căn bệnh nào đó, các nhà nghiên cứu giải thích.
Các bệnh nhiễm trùng mãn tính, bao gồm cả CMV, có thể tạo áp lực lên hệ miễn dịch, và khi các nhà nghiên cứu Trường ĐH Tubingen Leiden so sánh sự điều chỉnh glucose và kháng thể trước CMV trong hơn 500 người tham gia trong cuộc nghiên cứu, họ cho biết CMV có liên quan với bệnh đái tháo đường típ 2 .
Các nhà nghiên cứu tin rằng, CMV có thể tác động trực tiếp lên các tế bào tuyến tụy hoặc gián tiếp bằng cách kích thích hệ miễn dịch tấn công các tế bào tuyến tụy, làm tăng nguy cơ bị bệnh đái tháo đường.
AloBacsi.
Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Trung tâm Y khoa Trường ĐH Leiden và Trường ĐH Y Tubingen ở Đức cho thấy, tình trạng nhiễm cytomegalovirus (CMV) là một trong những yếu tố nguy cơ gây nên bệnh đái tháo đường típ 2 ở người cao tuổi.
Các yếu tố nguy cơ như béo phì, thiếu hoạt động thể chất và lão hóa được biết đến có liên quan đến việc cơ thể kháng insulin - một trong những dấu hiệu đầu tiên cảnh báo bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết, chỉ có khoảng 1/3 những người có dấu hiệu cơ thể kháng insulin phát triển bệnh đái tháo đường típ 2.
Nghiên cứu cho thấy, những người bị bệnh đái tháo đường típ 2 thường tăng mức các chỉ dấu sinh học gây viêm trong cơ thể, như tăng mức protein phản ứng C (CRP) và số lượng các bạch cầu tăng động.
CRP, được tổng hợp bởi gan, được xem là một dấu hiệu chỉ ra tình trạng viêm của cơ thể khi hệ miễn dịch phản ứng với các loại virus hoặc một căn bệnh nào đó, các nhà nghiên cứu giải thích.
Các bệnh nhiễm trùng mãn tính, bao gồm cả CMV, có thể tạo áp lực lên hệ miễn dịch, và khi các nhà nghiên cứu Trường ĐH Tubingen Leiden so sánh sự điều chỉnh glucose và kháng thể trước CMV trong hơn 500 người tham gia trong cuộc nghiên cứu, họ cho biết CMV có liên quan với bệnh đái tháo đường típ 2 .
Các nhà nghiên cứu tin rằng, CMV có thể tác động trực tiếp lên các tế bào tuyến tụy hoặc gián tiếp bằng cách kích thích hệ miễn dịch tấn công các tế bào tuyến tụy, làm tăng nguy cơ bị bệnh đái tháo đường.
AloBacsi.
Bài viết cùng chủ đề
- Đổ mồ hôi quá mức
- 0
- 1,528