Khi không chịu nổi cảm giác đau nhức một bên hông, bà Hà mới vội vàng đi khám. Sau một loạt xét nghiệm, chiếu chụp, bác sĩ cho biết: bà bị lao phổi.
Cán bộ y tế xã (áo blu trắng) trực tiếp theo dõi điều trị cho bệnh nhân Hà
Bà Hà là 1 trong 5 trường hợp mắc lao phát hiện từ đầu năm 2012 đến nay tại xã Tiền Phong. Không chỉ đặc biệt về tình huống phát hiện bệnh mà bà Hà và 1 bệnh nhân mắc lao trước bà ít lâu là chị em ruột.
Bước qua sân rộng nồng mùi phân gia cầm, gia súc, vào căn nhà 3 gian chỉ có chiếc tivi là tài sản đáng giá, giọng thều thào, tay run rẩy, bà Hà nhớ lại các triệu chứng trước khi phát hiện ra bệnh: “Tôi ho đã lâu nhưng chỉ nghĩ là do thời tiết thay đổi bởi ho hắng cả ngày nhưng chẳng có đờm”. Cán bộ y tế xã đi cùng phóng viên lập tức xác nhận rằng triệu chứng lao của bà Hà quả là không điển hình.
Tâp trung vào nghi vấn có sự lây nhiễm, bà Hà khẳng định 2 chị em bà ít gặp gỡ, có tiếp xúc cũng không lâu… do khác biệt về tính cách. Bà một mực cho rằng mình bị bệnh lao phổi là do bệnh tim, sợ ăn, khó ngủ và mất khả năng lao động từ hơn 20 năm nay.
Nhớ lại quá trình điều trị suốt 8 tháng qua, bà Hà cho biết con cái bà rất buồn và dù được con dâu trưởng, đang dạy trường mầm non, đón về chăm sóc; chi phí điều trị là do chương trình phòng chống lao quốc gia và bảo hiểm y tế chi trả nhưng bản thân bà vẫn rất lo lắng, suy nghĩ nhiều. Bà Hà nói rất nhanh và rất nhỏ rằng mình đã tự nguyện ăn bát đũa riêng. Bà cũng khẳng định không gần gũi với 2 cháu nội, đứa bé nhất 2 tuổi, đứa lớn 4 tuổi.
Bà cũng thổ lộ rằng trong suốt tháng thứ 2 của quá trình điều trị (giai đoạn điều trị tấn công), con cái thay phiên đưa mẹ ra trạm xá cách nhà chưa đến 1 cây số vào đúng 9h sáng mỗi ngày, bất kể ngày lễ, chủ nhất… để được tiêm thuốc. Khi qua giai đoạn này thì cán bộ y tế chuyên trách của xã đều đặn kiểm tra việc sử dụng thuốc phát về nhà 2 lần mỗi tháng có được sử dụng đúng và đủ.
Mừng cho người phụ nữ cao cỡ 1,6m và có cân nặng chỉ như đứa trẻ khoẻ mạnh lên 10 có kết quả xét nghiệm lần 3 âm tính nhưng chúng tôi cũng không khỏi băn khoăn khi bà chia sẻ rằng hông mình đang đau trở lại sau thời gian dứt thuốc điều trị lao không lâu.
Cho chúng tôi xem 4 bài tuyên truyền trong tập bản thảo A4 nặng cỡ 2kg lưu giữ khoảng vài chục chương trình khác nhau trong mục tiêu chăm sóc sức khoẻ ban đầu được phát vào dịp tháng 3 trên đài phát thanh xã, Trưởng trạm y tế xã Tiền Phong, ông Đào Xuân Thuỷ, cho rằng truyền thông đóng vai trò quan trọng nhất trong công tác phòng chống lao của xã. Bởi qua đây, mỗi tháng có 5-7 trường hợp nghi mắc bệnh lao được giới thiệu lên BV Ba Vì làm xét nghiệm.
Ông Thuỷ cũng kiến nghị ngoài việc đẩy mạnh truyền thông thì việc xây dựng 1 hệ thống cộng tác viên thôn bản với sự hỗ trợ về đào tạo chuyên môn cũng như kinh phí để công tác vận động, tiếp cận với những người nghi nhiễm lao và đang điều trị lao được hiệu quả hơn và khi đó, chắc chắn tỉ lệ phát hiện người mắc bệnh lao sẽ có sự thay đổi, chứ không phải là con số 4-5 người như hiện nay.
AloBacsi.
Cán bộ y tế xã (áo blu trắng) trực tiếp theo dõi điều trị cho bệnh nhân Hà
Bà Hà là 1 trong 5 trường hợp mắc lao phát hiện từ đầu năm 2012 đến nay tại xã Tiền Phong. Không chỉ đặc biệt về tình huống phát hiện bệnh mà bà Hà và 1 bệnh nhân mắc lao trước bà ít lâu là chị em ruột.
Bước qua sân rộng nồng mùi phân gia cầm, gia súc, vào căn nhà 3 gian chỉ có chiếc tivi là tài sản đáng giá, giọng thều thào, tay run rẩy, bà Hà nhớ lại các triệu chứng trước khi phát hiện ra bệnh: “Tôi ho đã lâu nhưng chỉ nghĩ là do thời tiết thay đổi bởi ho hắng cả ngày nhưng chẳng có đờm”. Cán bộ y tế xã đi cùng phóng viên lập tức xác nhận rằng triệu chứng lao của bà Hà quả là không điển hình.
Tâp trung vào nghi vấn có sự lây nhiễm, bà Hà khẳng định 2 chị em bà ít gặp gỡ, có tiếp xúc cũng không lâu… do khác biệt về tính cách. Bà một mực cho rằng mình bị bệnh lao phổi là do bệnh tim, sợ ăn, khó ngủ và mất khả năng lao động từ hơn 20 năm nay.
Nhớ lại quá trình điều trị suốt 8 tháng qua, bà Hà cho biết con cái bà rất buồn và dù được con dâu trưởng, đang dạy trường mầm non, đón về chăm sóc; chi phí điều trị là do chương trình phòng chống lao quốc gia và bảo hiểm y tế chi trả nhưng bản thân bà vẫn rất lo lắng, suy nghĩ nhiều. Bà Hà nói rất nhanh và rất nhỏ rằng mình đã tự nguyện ăn bát đũa riêng. Bà cũng khẳng định không gần gũi với 2 cháu nội, đứa bé nhất 2 tuổi, đứa lớn 4 tuổi.
Bà cũng thổ lộ rằng trong suốt tháng thứ 2 của quá trình điều trị (giai đoạn điều trị tấn công), con cái thay phiên đưa mẹ ra trạm xá cách nhà chưa đến 1 cây số vào đúng 9h sáng mỗi ngày, bất kể ngày lễ, chủ nhất… để được tiêm thuốc. Khi qua giai đoạn này thì cán bộ y tế chuyên trách của xã đều đặn kiểm tra việc sử dụng thuốc phát về nhà 2 lần mỗi tháng có được sử dụng đúng và đủ.
Mừng cho người phụ nữ cao cỡ 1,6m và có cân nặng chỉ như đứa trẻ khoẻ mạnh lên 10 có kết quả xét nghiệm lần 3 âm tính nhưng chúng tôi cũng không khỏi băn khoăn khi bà chia sẻ rằng hông mình đang đau trở lại sau thời gian dứt thuốc điều trị lao không lâu.
Ông Thuỷ cũng kiến nghị ngoài việc đẩy mạnh truyền thông thì việc xây dựng 1 hệ thống cộng tác viên thôn bản với sự hỗ trợ về đào tạo chuyên môn cũng như kinh phí để công tác vận động, tiếp cận với những người nghi nhiễm lao và đang điều trị lao được hiệu quả hơn và khi đó, chắc chắn tỉ lệ phát hiện người mắc bệnh lao sẽ có sự thay đổi, chứ không phải là con số 4-5 người như hiện nay.
AloBacsi.
Bài viết cùng chủ đề
- Đối phó với bệnh cúm
- 0
- 1,175