Số bé bị hội chứng đầu bẹt (còn gọi là plagiocephaly) đang tăng lên.
Các chuyên gia y tế khuyên nên đặt bé nằm ngửa khi ngủ để giảm nguy cơ tử vong đột ngột ở bé sơ sinh (SIDS). Nhưng nằm ngửa cũng tăng nguy cơ bẹt hộp sọ ở bé. Vài lời khuyên sau đây sẽ giúp bạn tránh được hội chứng đầu bẹt cho con:
- Khi cho bé ti mẹ, nên đổi bên thường xuyên để không gây sức ép lên đầu bé do phải bú mẹ liên tục ở một vị trí.
- Nếu bé đủ lớn, cần tăng thời gian nằm sấp cho con.
- Thay đổi cách nằm của bé trong cũi (nôi, giường) mỗi tuần. Điều này khuyến khích bé nhìn xung quanh, hơn là bé chỉ giữ nguyên đầu ở một vị trí duy nhất.
- Ôm (bế) bé thay vì chỉ cho bé nằm suốt ngày.
- Đừng đặt bé nằm quá lâu trong xe đẩy vì nó có thể dẫn tới các vấn đề về phát triển khác.
Nguyên nhân gây bẹt đầu từ trong bụng mẹ
Mặc dù khá hiếm nhưng bé có thể bị bẹt đầu ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ: do các bé bị ép lại với nhau (đa thai); bé sinh non (xương trong hộp sọ chưa có thời gian để phát triển hoàn chỉnh); trương lực cơ kém; thiểu ối (không đủ nước ối khiến đầu bé bị móp, méo)...
Tuy nhiên, phần lớn trường hợp bẹt đầu được chẩn đoán là khi bé đã được 2 tháng. Tức là hộp sọ bị thay đổi do các tác động bên ngoài.
Nguồn:mannon.com
Các chuyên gia y tế khuyên nên đặt bé nằm ngửa khi ngủ để giảm nguy cơ tử vong đột ngột ở bé sơ sinh (SIDS). Nhưng nằm ngửa cũng tăng nguy cơ bẹt hộp sọ ở bé. Vài lời khuyên sau đây sẽ giúp bạn tránh được hội chứng đầu bẹt cho con:
- Khi cho bé ti mẹ, nên đổi bên thường xuyên để không gây sức ép lên đầu bé do phải bú mẹ liên tục ở một vị trí.
- Nếu bé đủ lớn, cần tăng thời gian nằm sấp cho con.
- Thay đổi cách nằm của bé trong cũi (nôi, giường) mỗi tuần. Điều này khuyến khích bé nhìn xung quanh, hơn là bé chỉ giữ nguyên đầu ở một vị trí duy nhất.
- Ôm (bế) bé thay vì chỉ cho bé nằm suốt ngày.
- Đừng đặt bé nằm quá lâu trong xe đẩy vì nó có thể dẫn tới các vấn đề về phát triển khác.
Nguyên nhân gây bẹt đầu từ trong bụng mẹ
Mặc dù khá hiếm nhưng bé có thể bị bẹt đầu ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ: do các bé bị ép lại với nhau (đa thai); bé sinh non (xương trong hộp sọ chưa có thời gian để phát triển hoàn chỉnh); trương lực cơ kém; thiểu ối (không đủ nước ối khiến đầu bé bị móp, méo)...
Tuy nhiên, phần lớn trường hợp bẹt đầu được chẩn đoán là khi bé đã được 2 tháng. Tức là hộp sọ bị thay đổi do các tác động bên ngoài.
Nguồn:mannon.com