Bạn đang có bầu bé thứ hai, và sau một lần sinh mổ, bạn thực sự muốn trải nghiệm một ca sinh tự nhiên. Nhưng thành thực mà nói, đây có lẽ là mong muốn rất dũng cảm của bạn vì việc này khá rủi ro cho cả mẹ và con.
Trước khi quyết định, hãy tham khảo những yếu tố rủi ro và khả năng thành công của bạn:
[h=2]Loại sẹo tử cung từ lần sinh mổ trước[/h] Điều đầu tiên bạn cần biết là bạn được rạch tử cung như thế nào trong lần sinh mổ trước. Có hai kiểu vết rạch tử cung trong phẫu thuật mổ bắt con: vết rạch cổ điển từ trên xuống và vết rạch ngang. Bạn chỉ có thể biết điều này dựa trên thông tin y bạ của bạn trong lần nhập viện sinh con trước, vết rạch ngoài da trên bụng của bạn không nói lên điều gì cả. Vết rạch dọc theo kiểu cổ điển – ít phổ biến – làm tăng đáng kể nguy cơ bục tử cung, do vậy nếu bạn có vết rạch kiểu này, tốt nhất là bạn nên tiếp tục sinh mổ. Và nếu bạn không biết sẹo tử cung của mình thuộc loại nào, bạn cũng không nên liều lĩnh làm gì.
[h=2]Số lần sinh mổ trước đây[/h] Đơn cử theo hướng dẫn của Hiệp hội Sản Phụ khoa Canada, các bà mẹ qua hai lần sinh mổ trước đây có thể sinh thường ở lần thứ 3, nhưng trên thực tế, ít có bệnh viện hay cơ sở y tế nào chấp nhận điều này và họ thường không cho phép sản phụ sinh thường sau 2 ca sinh mổ trước đó.
[h=2]Quá trình sinh nở bắt đầu như thế nào[/h] Các loại thuốc truyền trong quá trình sinh nở thường dùng để kích thích co tử cung, gel bôi nội tiết hoặc thuốc nhét âm đạo để làm mềm và mở cổ tử cung đồng thời cũng làm tăng gấp đôi nguy cơ bục vết rạch tử cung từ ca sinh trước. Đó là lý do vì sao các cơ sở y tế thường sẽ để sản phụ chuyển dạ và sinh nở tự nhiên, ít can thiệp thuốc men nếu trước đó sản phụ đã từng sinh mổ.
[h=2]Khoảng cách giữa hai lần sinh[/h] Nếu lần sinh mổ trước cách lần sinh thường sau dưới 18 tháng, nguy cơ bục tử cung của bạn có thể tăng lên. Hầu hết các cơ sở y tế không chấp nhận cho sản phụ sinh thường trong trường hợp này.
[h=2]Lý do sinh mổ trước đây[/h] Lý do để quyết định sinh mổ trong lần sinh trước có thể ảnh hưởng đến cơ hội thành công nếu bạn chọn sinh thường ở lần sau, dù không lớn như mọi người vẫn nghĩ. Chẳng hạn, nếu bạn được chỉ định sinh mổ vì vấn đề gì đó thì rất có thể vấn đề đó sẽ lập lại, ví dụ như thai nhi không xoay đầu xuống và nằm ngôi mông. Lúc này, tỉ lệ sinh thường thành công của bạn vào khoảng 80%, và giảm xuống còn 60% nếu lần sinh trước bạn đã cố gắng sinh thường nhưng không thành và buộc phải chỉ định mổ bắt con.
[h=2]Đã từng sinh thường trước đây[/h] Nếu bạn đã từng sinh con đường âm đạo trước đây, bất kể là trước hay sau lần sinh mổ trước, khả năng sinh thường thành công của bạn tăng lên khoảng 90%.
[h=2]Các yếu tố khác[/h] Có bằng chứng cho thấy những phụ nữ dưới 35 tuổi hoặc phụ nữ không thừa cân có tỉ lệ sinh thường thành công sau sinh mổ cao hơn. Những phụ nữ này cũng thường mang những em bé có kích thước ước lượng nhỏ hơn. Dù vậy, việc chẩn đoán trọng lượng thai nhi là không tuyệt đối chính xác. Thêm nữa, cũng không ít trường hợp những phụ nữ nói rằng trước đây họ phải sinh mổ do em bé quá lớn không thể chui lọt qua đường sinh sau đó lại sinh nở tự nhiên thành công cả với em bé còn lớn hơn .
Trước khi quyết định, hãy tham khảo những yếu tố rủi ro và khả năng thành công của bạn:
[h=2]Loại sẹo tử cung từ lần sinh mổ trước[/h] Điều đầu tiên bạn cần biết là bạn được rạch tử cung như thế nào trong lần sinh mổ trước. Có hai kiểu vết rạch tử cung trong phẫu thuật mổ bắt con: vết rạch cổ điển từ trên xuống và vết rạch ngang. Bạn chỉ có thể biết điều này dựa trên thông tin y bạ của bạn trong lần nhập viện sinh con trước, vết rạch ngoài da trên bụng của bạn không nói lên điều gì cả. Vết rạch dọc theo kiểu cổ điển – ít phổ biến – làm tăng đáng kể nguy cơ bục tử cung, do vậy nếu bạn có vết rạch kiểu này, tốt nhất là bạn nên tiếp tục sinh mổ. Và nếu bạn không biết sẹo tử cung của mình thuộc loại nào, bạn cũng không nên liều lĩnh làm gì.
[h=2]Số lần sinh mổ trước đây[/h] Đơn cử theo hướng dẫn của Hiệp hội Sản Phụ khoa Canada, các bà mẹ qua hai lần sinh mổ trước đây có thể sinh thường ở lần thứ 3, nhưng trên thực tế, ít có bệnh viện hay cơ sở y tế nào chấp nhận điều này và họ thường không cho phép sản phụ sinh thường sau 2 ca sinh mổ trước đó.
[h=2]Quá trình sinh nở bắt đầu như thế nào[/h] Các loại thuốc truyền trong quá trình sinh nở thường dùng để kích thích co tử cung, gel bôi nội tiết hoặc thuốc nhét âm đạo để làm mềm và mở cổ tử cung đồng thời cũng làm tăng gấp đôi nguy cơ bục vết rạch tử cung từ ca sinh trước. Đó là lý do vì sao các cơ sở y tế thường sẽ để sản phụ chuyển dạ và sinh nở tự nhiên, ít can thiệp thuốc men nếu trước đó sản phụ đã từng sinh mổ.
Sinh nở tự nhiên và không dùng thuốc men trợ giúp có tỷ lệ vượt cạn suôn sẻ cao hơn đối với sản phụ đã từng có sẹo mổ tử cung. (Ảnh minh họa)
Sinh nở tự nhiên và không dùng thuốc men trợ giúp có tỷ lệ vượt cạn suôn sẻ cao hơn đối với sản phụ đã từng có sẹo mổ tử cung. Trong thực tế, nếu các cơn co thắt bắt đầu trước thời gian dự kiến, và bạn bước vào giai đoạn chuyển dạ tích cực trong lúc đến bệnh viện thì không chỉ cơ hội sinh con thành công cao hơn mà nguy cơ bục tử cung cũng đã qua.[h=2]Khoảng cách giữa hai lần sinh[/h] Nếu lần sinh mổ trước cách lần sinh thường sau dưới 18 tháng, nguy cơ bục tử cung của bạn có thể tăng lên. Hầu hết các cơ sở y tế không chấp nhận cho sản phụ sinh thường trong trường hợp này.
[h=2]Lý do sinh mổ trước đây[/h] Lý do để quyết định sinh mổ trong lần sinh trước có thể ảnh hưởng đến cơ hội thành công nếu bạn chọn sinh thường ở lần sau, dù không lớn như mọi người vẫn nghĩ. Chẳng hạn, nếu bạn được chỉ định sinh mổ vì vấn đề gì đó thì rất có thể vấn đề đó sẽ lập lại, ví dụ như thai nhi không xoay đầu xuống và nằm ngôi mông. Lúc này, tỉ lệ sinh thường thành công của bạn vào khoảng 80%, và giảm xuống còn 60% nếu lần sinh trước bạn đã cố gắng sinh thường nhưng không thành và buộc phải chỉ định mổ bắt con.
[h=2]Đã từng sinh thường trước đây[/h] Nếu bạn đã từng sinh con đường âm đạo trước đây, bất kể là trước hay sau lần sinh mổ trước, khả năng sinh thường thành công của bạn tăng lên khoảng 90%.
[h=2]Các yếu tố khác[/h] Có bằng chứng cho thấy những phụ nữ dưới 35 tuổi hoặc phụ nữ không thừa cân có tỉ lệ sinh thường thành công sau sinh mổ cao hơn. Những phụ nữ này cũng thường mang những em bé có kích thước ước lượng nhỏ hơn. Dù vậy, việc chẩn đoán trọng lượng thai nhi là không tuyệt đối chính xác. Thêm nữa, cũng không ít trường hợp những phụ nữ nói rằng trước đây họ phải sinh mổ do em bé quá lớn không thể chui lọt qua đường sinh sau đó lại sinh nở tự nhiên thành công cả với em bé còn lớn hơn .
Meo.vn (Theo Eva)