Lời khuyên “cho ăn khi cảm lạnh, để đói khi bị sốt” hiện nay đã được thay bằng các khuyến nghị rằng một đứa trẻ cần được cho ăn trong suốt thời gian bị bệnh, chứ không phải là hạn chế chúng.
Khi con bạn cảm thấy không được khỏe, bạn cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi theo. Mọi việc dường như tồi tệ hơn nếu khẩu vị và thói quen ăn uống của trẻ thay đổi khi chúng bị ốm. Các bậc cha mẹ có thể khá vất vả để cho các bé bị ốm ăn. Lời khuyên “cho ăn khi cảm lạnh, để đói khi bị sốt” hiện nay đã được thay bằng các khuyến nghị rằng một đứa trẻ cần được cho ăn trong suốt thời gian bị bệnh, chứ không phải là hạn chế chúng.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe, cách tốt nhất để cung cấp dinh dưỡng cho các bé bị ốm là các bữa ăn nhỏ, ăn nhẹ nhàng và có sự động viên. Dù cho bạn lo lắng như thế nào chăng nữa cũng không nên ép buộc bé ăn bởi đó là cách có thể gây phản tác dụng.
Các bà mẹ nên an ủi và làm dịu sự đau đớn cho bé bằng các loại thức ăn và đồ uống có tác dụng ngay từ bên trong như sau:
Soup gà
Soup gà là phương thuốc cổ điển cho chứng cảm lạnh và viêm họng. Nghiên cứu cho thấy soup gà có đặc tính kháng viêm, giảm sự di chuyển của bạch cầu trung tính - các tế bào miễn dịch kích thích sự tiết của dịch nhầy. Cả hai loại soup tự chế biến và đóng hộp - thậm chí chỉ là nước dùng cũng có hiệu quả. Nếu con bạn có cảm giác ngon miệng, hãy thử bổ sung cho bé vài lát bánh mì hoặc mì ống nấu chín.
Soup cà chua với sữa
Soup cà chua là một cách tuyệt vời để cho bé ăn mà trẻ không bị cảm giác cổ họng bị đau khi nuốt. Soup cà chua có hàm lượng axit cao nên cần được kết hợp với sữa. Đơn giản bạn chỉ cần pha loãng soup cà chua với sữa chứ không phải là nước. Bé nhà bạn sẽ thấy thích món đồ uống hỗn hợp ngon như kem này.
Nước táo
Khi bị lạnh bên ngoài, không có gì làm cho bé ấm lên tốt hơn một ly nước táo ấm áp. Bạn có thể cho thêm vài thanh quế vào ly nước để có mùi vị thơm ngon hơn.
Nước cốt gà đóng hộp
Bạn có thể lắc đều một lon nước cốt gà và hâm nóng cho bé. Hơi nóng sẽ giúp làm dịu cổ họng và con bạn sẽ nhận được một số chất dinh dưỡng từ nước cốt gà. Bạn thậm chí có thể thả một vài miếng bánh quy mặn vào cốc. Bé có thể sẽ cảm thấy thích thú với cách ăn này.
Nước chanh tươi ấm
Bạn có thể dùng máy ép trái cây để ép nước cốt chanh hoặc vắt bằng tay. Sau đó, trộn nước cốt chanh với đường thành một loại siro. Thêm nước ấm và khuấy đều để có một cốc nước chanh ấm. Loại thức uống này giúp làm dịu họng bị đau. Đây cũng được coi như là một nguồn vitamin C tự nhiên có ích.
Nước cam và nước gừng
Đây không phải là chọn một trong hai loại đồ uống mà là hỗn hợp của hai thứ trên - nước cam và nước gừng mỗi thứ một nửa. Lý do cho hỗn hợp này là nước gừng giúp giảm bớt độ axit và khả năng tạo bọt sủi như gas khi trộn với nước cam sẽ giúp bé thấy thú vị hơn.
Bánh quy
Bánh quy có thể không đứng đầu danh sách “đồ ăn nhẹ bổ dưỡng nhất” nhưng việc thêm một vài chiếc bánh quy từ bột yến mạch và nho khô vào khẩu phần ăn của trẻ hàng ngày cũng được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích. Đây là loại thực phẩm ngon và lành mạnh hơn so với hầu hết các tùy chọn về bánh ngọt khác.
(VTV)
Khi con bạn cảm thấy không được khỏe, bạn cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi theo. Mọi việc dường như tồi tệ hơn nếu khẩu vị và thói quen ăn uống của trẻ thay đổi khi chúng bị ốm. Các bậc cha mẹ có thể khá vất vả để cho các bé bị ốm ăn. Lời khuyên “cho ăn khi cảm lạnh, để đói khi bị sốt” hiện nay đã được thay bằng các khuyến nghị rằng một đứa trẻ cần được cho ăn trong suốt thời gian bị bệnh, chứ không phải là hạn chế chúng.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe, cách tốt nhất để cung cấp dinh dưỡng cho các bé bị ốm là các bữa ăn nhỏ, ăn nhẹ nhàng và có sự động viên. Dù cho bạn lo lắng như thế nào chăng nữa cũng không nên ép buộc bé ăn bởi đó là cách có thể gây phản tác dụng.
Các bà mẹ nên an ủi và làm dịu sự đau đớn cho bé bằng các loại thức ăn và đồ uống có tác dụng ngay từ bên trong như sau:
Soup gà
Soup gà là phương thuốc cổ điển cho chứng cảm lạnh và viêm họng. Nghiên cứu cho thấy soup gà có đặc tính kháng viêm, giảm sự di chuyển của bạch cầu trung tính - các tế bào miễn dịch kích thích sự tiết của dịch nhầy. Cả hai loại soup tự chế biến và đóng hộp - thậm chí chỉ là nước dùng cũng có hiệu quả. Nếu con bạn có cảm giác ngon miệng, hãy thử bổ sung cho bé vài lát bánh mì hoặc mì ống nấu chín.
Soup cà chua với sữa
Soup cà chua là một cách tuyệt vời để cho bé ăn mà trẻ không bị cảm giác cổ họng bị đau khi nuốt. Soup cà chua có hàm lượng axit cao nên cần được kết hợp với sữa. Đơn giản bạn chỉ cần pha loãng soup cà chua với sữa chứ không phải là nước. Bé nhà bạn sẽ thấy thích món đồ uống hỗn hợp ngon như kem này.
Nước táo
Khi bị lạnh bên ngoài, không có gì làm cho bé ấm lên tốt hơn một ly nước táo ấm áp. Bạn có thể cho thêm vài thanh quế vào ly nước để có mùi vị thơm ngon hơn.
Nước cốt gà đóng hộp
Bạn có thể lắc đều một lon nước cốt gà và hâm nóng cho bé. Hơi nóng sẽ giúp làm dịu cổ họng và con bạn sẽ nhận được một số chất dinh dưỡng từ nước cốt gà. Bạn thậm chí có thể thả một vài miếng bánh quy mặn vào cốc. Bé có thể sẽ cảm thấy thích thú với cách ăn này.
Nước chanh tươi ấm
Bạn có thể dùng máy ép trái cây để ép nước cốt chanh hoặc vắt bằng tay. Sau đó, trộn nước cốt chanh với đường thành một loại siro. Thêm nước ấm và khuấy đều để có một cốc nước chanh ấm. Loại thức uống này giúp làm dịu họng bị đau. Đây cũng được coi như là một nguồn vitamin C tự nhiên có ích.
Nước cam và nước gừng
Đây không phải là chọn một trong hai loại đồ uống mà là hỗn hợp của hai thứ trên - nước cam và nước gừng mỗi thứ một nửa. Lý do cho hỗn hợp này là nước gừng giúp giảm bớt độ axit và khả năng tạo bọt sủi như gas khi trộn với nước cam sẽ giúp bé thấy thú vị hơn.
Bánh quy
Bánh quy có thể không đứng đầu danh sách “đồ ăn nhẹ bổ dưỡng nhất” nhưng việc thêm một vài chiếc bánh quy từ bột yến mạch và nho khô vào khẩu phần ăn của trẻ hàng ngày cũng được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích. Đây là loại thực phẩm ngon và lành mạnh hơn so với hầu hết các tùy chọn về bánh ngọt khác.
(VTV)