Cẩn trọng với chứng hậu sản


Bác sĩ Phượng

Well-Known Member
1,996
73
48
Xu
0
Thời kỳ từ 4- 6 tuần lễ sau khi sinh, gọi là hậu sản. Thời kỳ hậu sản, người phụ nữ thường gặp phải vấn đề về thể chất lẫn tinh thần.


Mặc dù người mẹ có thể vô cùng hạnh phúc khi có sinh ra một thiên thần nhưng lại rất dễ mắc phải chứng hậu sản, chính là sự suy sụp tinh thần sau sinh.


Chứng này thường xảy ra ở khoảng 15-20% các bà mẹ. Còn những bà mẹ cứ cố gắng chịu đựng thì sẽ cảm thấy rất cô đơn.


Triệu chứng:


Chứng bệnh này có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong năm đầu tiên sinh em bé. Sau khi sinh con, các mẹ thường rất mệt mỏi, cơ thể yếu đuối, cộng với việc suốt nhiều tháng trời chỉ quanh quẩn trong bốn bức tường với đủ thứ việc vặt vãnh, không tên; nhất là khi em bé không khỏe mạnh, mẹ thiếu sữa…; người mẹ sẽ trở nên cực kỳ nhạy cảm, dễ bị tổn thương, tủi thân, buồn phiền với những chuyện mà trước kia các mẹ xem là chẳng có gì.


Nếu triệu chứng này kéo dài quá 2 tuần, hoặc nếu có các triệu chứng dưới đây, thì người mẹ nên tìm đến chuyên viên tâm lý hoặc tâm thần để được giúp đỡ:


* Tinh thần suy sụp, không thấy niềm vui hay sự thích thú trong cuộc sống hằng ngày.


* Ăn không thấy ngon, hoặc không muốn ăn gì cả.


* Sau khi sinh được vài tháng mà vẫn cảm thấy uể oải, kiệt sức.


* Khóc lóc, bực bội, lo lắng, hoang mang, cảm thấy bất ổn.


* Đột nhiên thấy sợ hãi, không dám ở nhà một mình.


* Không muốn đi ra ngoài, hoặc không muốn gặp gỡ ai.




Hậu sản có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong năm đầu tiên sinh em bé.
(Ảnh minh họa)

Nguyên nhân?


Có con là một niềm hạnh phúc lớn, nhưng đồng thời vấn đề sinh con cũng gây ra những căng thẳng về mặt tinh thần và thể chất. Làm mẹ là một vai trò vất vả, đầy trách nhiệm và thường bị mất ngủ. Vấn đề làm mẹ càng khó khăn hơn đối với các phụ nữ nuôi con một mình hay những cặp vợ chồng không có thân nhân ở gần để giúp đỡ, nương tựa. Ngoài ra, vì điều kiện tài chánh, nhiều khi buộc cả hai vợ chồng đều phải đi làm mới đủ sống. Chứng suy sụp sau khi sinh không có nghĩa là bà mẹ là "người xấu" hay bị "trời phạt".


Làm thế nào đây?


* Tránh những thay đổi lớn trong thời gian gần ngày sinh (ví dụ: dọn nhà, sửa nhà, thay đổi việc làm).


* Chuẩn bị việc sinh đẻ bằng cách tham gia khóa hướng dẫn trước khi sinh.


* Chuẩn bị tinh thần người chồng để chồng giúp vợ chăm sóc con.


* Sắp xếp nhờ thân nhân, bạn bè giúp đỡ sau khi sinh con.


* Nếu đã từng bị suy sụp tinh thần rồi, thì nên báo cho bác sĩ biết khi đi thăm thai.


Và quan trọng nhất là bạn phải tự biết "giải thoát" cho mình bằng cách: đừng ngại nhờ vả "anh ấy" giúp việc nhà; đừng cố cáng đáng một mình tất cả công việc để rồi lại khóc thầm một mình. Dù việc nuôi con rất bận rộn nhưng hãy cố gắng sắp xếp cho mình một khoảng thời gian riêng để làm những việc mình thích: chăm sóc da mặt, đọc sách, nghe nhạc, xem phim dù chỉ vài tiếng đồng hồ 1 tuần. Hãy chia sẻ "nỗi lòng" với ai đó sẽ giúp bạn xả stress rất nhiều.

AloBacsi.
 

thunhua

New Member
9
0
1
54
Xu
0
Bệnh sản hậu nghĩa là gì ? Những chứng bệnh phát sinh ra sau khi mới sinh đẻ trong vòng 100 ngày, nếu ngoài thời kỳ 100 ngày không gọi là bệnh sản hậu nữa. Chứ không phải như nhiều người đã lầm tưởng rằng hễ đàn bà đã có sinh đẻ rồi dù có mấy năm mấy tháng, mà có bệnh cũng gọi là sản hậu, tưởng như thế là lầm. Nên nhớ rằng: Lúc mới sinh đẻ trong vòng 10 ngày, chẳng nên uống thuốc bổ sớm quá, vì ác lộ huyết xấu ra chưa hết, nếu dùng thuốc bổ sớm nó cầm ứ huyết xấu trong buồng tử cung sau này sẽ biến sinh ra các bệnh khác. Nếu sinh đẻ trên 10 ngày: Dù có cảm gió hay cảm lạnh cũng phải suy xét kỹ nếu bệnh khí hư thì dùng thuốc bổ khí làm gốc, huyết hư dùng thuốc bổ huyết làm gốc, chỉ thêm vài vị thuốc cảm thôi, chứ không nên dùng toàn thuốc cảm và công phạt thái quá. Nên nhớ. Trong vòng 100 ngày(Thời kỳ sản hậu), rủi có phát bệnh nguy cấp phải mau tìm thầy có kinh nghiệm: Kể rõ các triệu chứng bệnh cho thầy mà cầu thuốc về uống gấp, không nên chần chừ mời Thầy đi xem mạch. Tại vì những chứng bệnh sản hậu đối với các thầy thuốc có kinh nghiệm như đã có sắp đặt sẵn cái chương trình rồi ; hễ kể kỹ chứng bệnh thì thầy hiểu ngay chứ không cần xem mạch như người ta hiểu lầm, nhưng cũng tuỳ trường hợp bệnh hưởn hay bệnh gấp. Để ngăn ngừa bệnh sản hậu: Sau khi sinh đẻ 3 ngày uống luôn 3 ngày 3 thang thì đặng khoẻ mạnh; khỏi sinh ra bệnh sản Hậu, Nghĩa là nó : Tiêu hoá máu xấu, mà biến sinh máu tốt trong tử cung và nó mau làm lành những cái tế bào bị đứt trong tử cung trong lúc sinh đẻ. Thang mà Tôi nhắc đến là: SANH HOÁ THANG -Tục gọi là thuốc sổ lòng. Đương qui 35g; Xuyên khung 12g; Chích cam thảo 6g; Đào nhơn 8g; Bào càng khương 4g; Gừng sống 3 lát. Sắc 2 chén rưỡi còn 8 phân, khi uống chế vào thuốc một ít rượu trắng. Nếu có gì chưa hiểu hãy liên lạc: Bài thuốc trên đây đã chữa trị nhiều năm và suy xét rất kỹ lưỡng. An tâm mà dùng phương này. http://blog.yahoo.com/_EQRJOCWTWEQVPOGHV63P7ZHTYU/articles/262225
 

Bác sỹ trực tuyến

Super Moderator
1,025
41
48
Xu
0
Một số bệnh thường gặp thời kỳ hậu sản

Việc sinh em bé đối với phụ nữ là niềm hạnh phúc lớn lao. Thế nhưng, cùng với niềm vui được làm mẹ, họ cũng đối mặt với nguy cơ mắc bệnh hậu sản như viêm nhiễm sau sinh, trầm cảm.


Nhiễm khuẩn hậu sản


Hậu sản là khoảng thời gian từ 4 – 6 tuần sau sinh, lúc cơ thể người phụ nữ còn yếu và có những thay đổi lớn sau những vất vả của quá trình mang thai và sinh nở. Vì vậy, người mẹ dễ mắc phải các bệnh hậu sản nếu không được chăm sóc tốt.


TS. Lê Hoài Chương, Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, nhiễm khuẩn hậu sản là một trong những tai biến sản khoa thường gặp và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong mẹ trong các tai biến sản khoa.


Nhiễm khuẩn hậu sản là các nhiễm khuẩn xuất phát từ bộ phận sinh dục và thâm nhập vào cơ thể phụ nữ bằng cách ngược dòng âm đạo hoặc cổ tử cung, hoặc qua các tổn thương của cơ quan sinh dục trong khi sinh.


Nhiễm khuẩn hậu sản thường gặp là nhiễm khuẩn tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo, tử cung, viêm nội mạc tử cung, viêm phúc mạc khu trú…


Ban đầu, sản phụ có thể chỉ là sốt nhẹ hơn 38 độ C, đau tấy, sưng mủ chỗ bị viêm, sản dịch hôi, mệt mỏi, ăn uống kém. Nếu nặng, sản phụ có thể sốt rất cao, rét run, choáng hạ huyết áp…




Các bác sĩ sản khoa khuyên sản phụ nên giữ sạch vùng kín, hậu môn bằng cách rửa nhẹ nhàng bằng nước sạch và xà phòng 3 – 4 lần một ngày và dùng băng vệ sinh hoặc vải màn sạch để thấm sản dịch, không nên thụt rửa sâu hoặc đặt bất kỳ vật gì trong âm đạo để tránh nhiễm trùng.


Bác sĩ cũng lưu ý, trong thời kỳ hậu sản, nếu vẫn còn sản dịch thì phụ nữ không nên quan hệ tình dục để tránh nhiễm trùng.


Ngoài ra, khoảng từ 7 đến 10 ngày sau khi sinh, sản phụ nên đi khám lại để chắc chắn đã hồi phục sức khỏe và phát hiện những biến chứng nếu có. Trong trường hợp có cơn đau tử cung dữ dội, hoặc sản dịch có màu đỏ tươi, ra không ngừng, sản phụ cần ngay lập tức tới gặp bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời và phù hợp.


Trầm cảm


Khoảng 15 – 20% sản phụ mắc hội chứng trầm cảm sau sinh. Nếu không được phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến những hệ lụy không tốt đối với sức khỏe. Khi bị bệnh, người mẹ có thể rơi vào trạng thái vui, buồn lẫn lộn, dễ xúc động, dễ cáu giận, hay có cảm giác bồn chồn, ăn uống không thấy ngon miệng.


Nếu tình trạng trên kéo dài trên 2 tuần, nên đưa sản phụ đến gặp bác sĩ tâm lý hoặc tâm thần để có biện pháp điều trị thích hợp.


Vì vậy, ngay từ khi mang thai, bà bầu nên có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý để tránh tình trạng thiếu máu, suy dinh dưỡng, đặc biệt cần phát hiện và điều trị triệt để các trường hợp nhiễm khuẩn sinh dục trước đẻ.


Sau sinh, người thân cần quan tâm chia sẻ và giúp đỡ sản phụ chăm sóc bé để mẹ có đủ sữa cho con bú đồng thời nhanh chóng lấy lại vóc dáng. Ăn uống quá kiêng khem không phù hợp với phụ nữ nuôi con mọn.


Ngoài ra, sản phụ nên vận động hằng ngày bằng cách đi lại nhẹ nhàng trong vòng 16 – 20 phút để phục hồi sức khỏe nhanh hơn.


(Afamily)
 
N

nguyễn thị vịnh

Khách
chữa bệnh hậu sản

CHỮA BỆNH HẬU SẢN
Chữa trong vòng 2 ngày, đảm bảo khỏi 100% sau 1 tuần.
Liên hệ: lương y Nguyễn Thị Vịnh 0979 186 905
Đ/C: SN 163 tổ 8 khu Núi Miếu – Phong Châu – Phù Ninh – Phú Thọ
 
H

haihoan

Khách
Mình sinh lần 2 mà gầy quá, bản thân tuwf trước giờ vẫn gầy , ai cũng bảo sinh con rồi béo lên ngay nhưng m sinh 2 đứa rồi mà gầy quá, có thuốc gì cho tăng kg không ạ. Gầy quá vừa yếu vừa xấu.

Đt của mình 0972194417
 


Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl