Bệnh thận: Chủ quan là chết


thuyduong22

Member
122
1
18
Nam Định
Xu
0
Thận là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì những hoạt động bình thường và khỏe mạnh của hàng loạt các chức năng trong cơ thể.




Tuy vậy, cùng với những căn bệnh nguy hiểm khác như tiểu đường và cao huyết áp, tỷ lệ người mắc bệnh thận ngày càng gia tăng.

Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn có được cái nhìn toàn diện về căn bệnh có khả năng gây ra nhiều tổn thương này và biết cách phòng tránh chúng hiệu quả hơn.


Vai trò quan trọng của thận


Cơ thể con người có hai quả thận, mỗi quả có kích thước khoảng một nắm tay, nằm ở hai bên cạnh xương sống, chỗ thấp nhất của khung xương sườn. Cơ quan thiết yếu này đảm nhiệm một số chức năng quan trọng của cơ thể. Chức năng quan trọng nhất là chúng hoạt động như một hệ thống làm sạch, vệ sinh cơ thể, giúp lọc sạch những chất thải và lượng chất lỏng dư thừa trong cơ thể. Cơ quan này cũng giữ vai trò lọc sạch máu trước khi máu được đưa đi khắp cơ thể.

Thận sản xuất ra những hóc-môn giúp hỗ trợ hoạt động cho những cơ quan khác, điều chỉnh một số thứ như huyết áp và kích thích sự sản xuất các tế bào hồng cầu. Ngoài ra, chúng còn sản xuất ra một dạng vitamin D để giúp xương khỏe mạnh. Thận có khả năng kiểm soát các chất điện phân trong cơ thể, giữ cho chúng luôn ở mức cân bằng nhằm khuyến khích các cơ quan khác hoạt động khỏe mạnh hơn.

Nguyên nhân gây bệnh thận


Bệnh thận được hiểu là có sự xuất hiện của những yếu tố bất thường ở cơ quan này hoặc sự suy giảm chức năng của thận (bao gồm cả những rắc rối trong vấn đề lọc máu) trong vòng 3 tháng hoặc dài hơn.


Những tình trạng có thể gây tổn hại đến mô thận và gây ra bệnh thận

- Tiểu đường
- Cao huyết áp
- Xơ cứng động mạch
- Tình trạng viêm nhiễm ở thận (gọi là viêm thận)
- Bệnh thận đa u nang (khi kích thước và hình dạng của hai quả thận ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của chúng)
- Dùng quá liều một số loại thuốc


Dấu hiệu thận sa sút


Căn bệnh này có vài dạng khác nhau. Một số triệu chứng điển hình thường gặp là:
- Tiểu quá nhiều hoặc quá ít
- Phù ở tay và chân, mắt có bọng nước
- Kém ăn (ăn không ngon hoặc không thấy thèm ăn)
- Mệt mỏi
- Buồn nôn và ói mửa
- Khát
- Giảm cân
- Ngứa ngáy
- Da có màu vàng
- Nước tiểu có cặn hoặc có màu vàng sẫm như nước trà
Những cơn đau thường không liên quan đến bệnh thận mặc dù người bị bệnh thận cũng có thể bị đau ở vùng lưng dưới và háng.




Phương pháp điều trị


Nếu bạn đang phải chịu dựng bất kỳ triệu chứng nào như đã kể trên hoặc cảm thấy nghi ngờ về những bất ổn mà mình đang gặp phải, nên gặp bác sĩ ngay lập tức. Phương pháp phổ biến nhất để kiểm tra bệnh thận là thử nước tiểu (dĩ nhiên phải theo chỉ định của bác sĩ). Nếu đã được chuẩn đoán là mắc bệnh, bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị thích hợp.


Việc thận bị nhiễm trùng có thể được điều trị dễ dàng bằng thuốc hoặc những thay đổi trong chế độ ăn uống. Thí dụ: hạn chế muối và những thực phẩm giàu protein cho đến khi chức năng của thận phục hồi hoàn toàn.


Đối với những căn bệnh thận cấp tính khác - vốn xảy ra khá bất ngờ -, việc điều trị phải nhằm vào nguyên nhân gây bệnh. Chẳng hạn như nếu bạn bị huyết áp cao thì phải thay đổi lối sống nhằm hạ mức huyết áp.


Bệnh thận mãn tính có thể là kết quả của việc thận bị tổn hại trong thời gian dài. Trong trường hợp này, việc điều trị bằng cách ghép thận là cần thiết nhất.

Cách phòng ngừa

Bệnh thận có thể phòng ngừa được nhưng để phòng bệnh, bạn cần biết cách chăm sóc bản thân và xây dựng lối sống lành mạnh. Một vài biện pháp dưới đây sẽ giúp bảo vệ bạn trước sự tấn công của căn bệnh này:


1. Kiểm tra huyết áp thường xuyên. Mức huyết áp bình thường và ổn định sẽ giúp ích rất nhiều cho "sức khỏe" của hai quả thận.


2. Quan tâm đến nước tiểu của mình. Nếu nước tiểu bị đục, có mùi hoặc nổi bọt, bạn nên đi khám ngay. Đây chính là những dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường tiểu và nếu không được điều trị, thận có thể bị tổn hại.


3. Chăm vận động. Khi cơ thể vận động, máu sẽ lưu thông tốt hơn. Điều này giúp các chức năng của thận hoạt động bình thường đồng thời còn hạn chế được nguy cơ của nhiều bệnh khác như cao huyết áp hay tiểu đường, vốn có thể gây hại cho thận.


4. Uống nhiều nước. Nước giúp lọc sạch những tạp chất ra khỏi thận, cho phép chúng làm việc hiệu quả hơn. Giữ cho cơ thể luôn đủ nước cũng là một yêu cầu thiết yếu đối với các hoạt động của những cơ quan khác trong cơ thể.

AloBacsi.
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl