Từ vụ việc nhiều học sinh ngộ độc thuốc trị ho Recotus cho thấy tình trạng giới trẻ lạm dụng các loại thuốc chữa bệnh có chất gây nghiện đang rất đáng báo động.
Uống thuốc để hưng phấn
Thời gian gần đây, giới học sinh ở TP.HCM và nhiều tỉnh, thành thường rỉ tai nhau uống Recotus sẽ tạo hưng phấn, minh mẫn. Thậm chí, nhiều em còn uống tăng liều để được "ốm" với các triệu chứng mệt mỏi, ảo giác để cô giáo cho nghỉ ở phòng y tế. Nguyễn Văn Tích - học sinh THPT ở Từ Liêm (Hà Nội) cho biết, một số bạn của em còn thích cảm giác "phê" khi uống Recotus nên cứ buồn lại uống chơi.
Loại thuốc Recotus hiện được bán tự do ở hiệu thuốc
Theo GS Hoàng Tích Huyền - nguyên Chủ nhiệm bộ môn Dược lý Trường ĐH Y Hà Nội, Recotus là loại thuốc dùng để chữa các triệu chứng ho do cảm cúm, viêm phổi, viêm phế quản... Thuốc có thể gây buồn ngủ và chống chỉ định với trẻ dưới 6 tuổi, người bị bệnh gan, suy hô hấp, người có tiền sử mắc bệnh hen suyễn hay nhạy cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc. Tuy nhiên, trong thuốc Recotus có chứa Dextromethorphan HBr 30 mg, là dẫn xuất của morphin.
"Liều dùng của Recotus là 2 viên/lần, không quá 4 viên/ngày và tối đa là 7 ngày nếu được bác sĩ chỉ định dùng để chữa ho. Nếu không có bệnh, tự ý dùng quá liều thì hậu quả rất nghiêm trọng. Ngoài ra, Recotus có thể gây nghiện như bất cứ loại thuốc gây nghiện nào" - GS Huyền cho biết.
Theo báo cáo của Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), năm 2011 cũng đã ghi nhận hiện tượng lạm dụng thuốc Recotus trong học sinh ở TP.HCM. Ghi nhận của phóng viên NTNN, tại bất cứ hiệu thuốc nào ở Hà Nội, người dân cũng có thể mua Recotus không hạn chế số lượng, không cần đơn thuốc với giá từ 10.000-12.000 đồng/vỉ (10 viên). Người bán cũng không hề cảnh báo người mua về các tác dụng phụ của thuốc.
Nhiều loại thuốc gây nghiện
Theo GS Huyền, ngoài thuốc Recotus, trên thị trường còn rất nhiều thuốc chữa bệnh có morphin, có thể gây nghiện. Thậm chí, nhiều con nghiện đã dùng thuốc chữa bệnh thay cho ma túy. Ông Huyền liệt kê: Nhóm thuốc chữa hen, gây tê (dạng xịt), thuốc giảm đau, kích thần (chữa trầm cảm), thuốc chữa ho, cảm cúm, thuốc an thần, thuốc chữa bệnh tăng động giảm chú ý cho trẻ... Ngoài ra, còn có loại thuốc trôi nổi gây rối loạn tâm thần LSD mà nhiều người đang dùng như thuốc kích dục. "Nếu dùng các thuốc này quá liều để gây nghiện thì có thể bị "phê" thuốc đến độ hoang tưởng, mất kiểm soát hành vi..." - GS Huyền cho biết.
"Nếu cứ tiếp tục để thị trường dược phẩm trôi nổi, ai thích mua gì thì mua, dùng bao nhiêu thì dùng là tiếp tay cho những con nghiện kiểu mới".
Trước đó, trung tuần tháng 8/2012, tại huyện Tuy Phong (tỉnh Bình Thuận), một thanh niên trẻ "phê thuốc" đã dùng dao chém điên cuồng khiến 1 người tử vong và 19 người bị trọng thương. Trước đó, thanh niên này đã lên cơn nghiện, không có ma túy, anh ta đã mua 1 vỉ Recotus để uống.
PGS- TS Trần Hữu Bình - Trưởng phòng Điều trị nghiện chất (Viện Sức khỏe tâm thần T.Ư) cho biết, tình trạng nghiện chất đang có xu hướng trẻ hóa. Nghiên cứu ban đầu của TS Bình và cộng sự trên 171 đối tượng nghiện chất đang cai nghiện ở viện cho thấy, gần 28% số bệnh nhân ở độ tuổi 18-25, 48,8% ở tuổi từ 26-35... Ngành nghề của các đối tượng này cũng rất đa dạng, trong đó có đến 17,4% là học sinh, sinh viên và có đến 3,3% là giáo viên.
Khảo sát của Viện Sức khỏe tâm thần T.Ư, có nhiều thanh niên 18-25 tuổi nhưng "thâm niên" nghiện chất đã trên 7 năm. Không ít người trong số họ trong cơn "đói thuốc" đã mua các thuốc chữa bệnh có chất an thần, sử dụng với liều cao để thay ma túy. "Điều này rất nguy hiểm, vì khi dùng liều cao, người nghiện dễ sốc thuốc, rối loạn hành vi, kích động và thích bạo lực" - TS Bình cho biết.
AloBacsi.
Uống thuốc để hưng phấn
Thời gian gần đây, giới học sinh ở TP.HCM và nhiều tỉnh, thành thường rỉ tai nhau uống Recotus sẽ tạo hưng phấn, minh mẫn. Thậm chí, nhiều em còn uống tăng liều để được "ốm" với các triệu chứng mệt mỏi, ảo giác để cô giáo cho nghỉ ở phòng y tế. Nguyễn Văn Tích - học sinh THPT ở Từ Liêm (Hà Nội) cho biết, một số bạn của em còn thích cảm giác "phê" khi uống Recotus nên cứ buồn lại uống chơi.
Loại thuốc Recotus hiện được bán tự do ở hiệu thuốc
"Liều dùng của Recotus là 2 viên/lần, không quá 4 viên/ngày và tối đa là 7 ngày nếu được bác sĩ chỉ định dùng để chữa ho. Nếu không có bệnh, tự ý dùng quá liều thì hậu quả rất nghiêm trọng. Ngoài ra, Recotus có thể gây nghiện như bất cứ loại thuốc gây nghiện nào" - GS Huyền cho biết.
Theo báo cáo của Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), năm 2011 cũng đã ghi nhận hiện tượng lạm dụng thuốc Recotus trong học sinh ở TP.HCM. Ghi nhận của phóng viên NTNN, tại bất cứ hiệu thuốc nào ở Hà Nội, người dân cũng có thể mua Recotus không hạn chế số lượng, không cần đơn thuốc với giá từ 10.000-12.000 đồng/vỉ (10 viên). Người bán cũng không hề cảnh báo người mua về các tác dụng phụ của thuốc.
Nhiều loại thuốc gây nghiện
Theo GS Huyền, ngoài thuốc Recotus, trên thị trường còn rất nhiều thuốc chữa bệnh có morphin, có thể gây nghiện. Thậm chí, nhiều con nghiện đã dùng thuốc chữa bệnh thay cho ma túy. Ông Huyền liệt kê: Nhóm thuốc chữa hen, gây tê (dạng xịt), thuốc giảm đau, kích thần (chữa trầm cảm), thuốc chữa ho, cảm cúm, thuốc an thần, thuốc chữa bệnh tăng động giảm chú ý cho trẻ... Ngoài ra, còn có loại thuốc trôi nổi gây rối loạn tâm thần LSD mà nhiều người đang dùng như thuốc kích dục. "Nếu dùng các thuốc này quá liều để gây nghiện thì có thể bị "phê" thuốc đến độ hoang tưởng, mất kiểm soát hành vi..." - GS Huyền cho biết.
"Nếu cứ tiếp tục để thị trường dược phẩm trôi nổi, ai thích mua gì thì mua, dùng bao nhiêu thì dùng là tiếp tay cho những con nghiện kiểu mới".
Trước đó, trung tuần tháng 8/2012, tại huyện Tuy Phong (tỉnh Bình Thuận), một thanh niên trẻ "phê thuốc" đã dùng dao chém điên cuồng khiến 1 người tử vong và 19 người bị trọng thương. Trước đó, thanh niên này đã lên cơn nghiện, không có ma túy, anh ta đã mua 1 vỉ Recotus để uống.
PGS- TS Trần Hữu Bình - Trưởng phòng Điều trị nghiện chất (Viện Sức khỏe tâm thần T.Ư) cho biết, tình trạng nghiện chất đang có xu hướng trẻ hóa. Nghiên cứu ban đầu của TS Bình và cộng sự trên 171 đối tượng nghiện chất đang cai nghiện ở viện cho thấy, gần 28% số bệnh nhân ở độ tuổi 18-25, 48,8% ở tuổi từ 26-35... Ngành nghề của các đối tượng này cũng rất đa dạng, trong đó có đến 17,4% là học sinh, sinh viên và có đến 3,3% là giáo viên.
Khảo sát của Viện Sức khỏe tâm thần T.Ư, có nhiều thanh niên 18-25 tuổi nhưng "thâm niên" nghiện chất đã trên 7 năm. Không ít người trong số họ trong cơn "đói thuốc" đã mua các thuốc chữa bệnh có chất an thần, sử dụng với liều cao để thay ma túy. "Điều này rất nguy hiểm, vì khi dùng liều cao, người nghiện dễ sốc thuốc, rối loạn hành vi, kích động và thích bạo lực" - TS Bình cho biết.
AloBacsi.