Cháu Bách đang được điều trị tích cực tại bệnh viện. Ảnh: T.L.
Cháu Bách bệnh cảm, người nhà mua thuốc về dùng khiến cậu bé 8 tuổi bị dị ứng, phù nề, lở loét toàn thân.
Bệnh viện Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận cấp cứu cháu Bách, 8 tuổi trú tại xã Thanh Đồng, huyện Thanh Chương trong tình trạng phù nề, sốt nhẹ, toàn bộ da bong vảy, lở loét, chảy nước như bỏng vôi.
Trước đó, cháu Bách bị cảm, sốt và mẹ cháu đã mua thuốc paracetamol về cho con uống. Sau uống, Bách có biểu hiện đỏ môi và sau đó 2 tiếng thì nổi các phỏng nước ở tay và chân. 2 ngày sau cháu được đưa đến bệnh viện tuyến huyện điều trị.
Tại đây, các bác sĩ nghi ngờ cháu mắc bệnh tay chân miệng, rồi thủy đậu. Sau nhiều ngày theo dõi và điều trị theo phác đồ này, tình trạng bệnh vẫn không thuyên chuyển nên phải chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.
Các bác sĩ khoa truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Nghệ An khám và chẩn đoán cháu bị dị ứng thuốc Paracetamol do cơ địa, hay còn gọi là hội chứng Steven Jhonson hiếm gặp. Đây ca bệnh phức tạp nên bệnh viện phải trưng cầu ý kiến các chuyên gia đầu ngành, phối hợp với tổ chức HAIVN (một chương trình của Đại học Y Harvard tại Việt Nam) để tìm hướng điều trị thích hợp cho cháu Bách.
Hiện Bách vẫn được theo dõi, điều trị đặc biệt. Tình trạng lở loét, phù nề vẫn nghiêm trọng, nguy cơ nhiễm trùng toàn thân rất cao.
Các bác sĩ cho biết, dị ứng paracetamol phụ thuộc cơ địa người bệnh (có người bị, có người không) và không riêng gì trẻ em, người lớn cũng có thể mắc. Trong trường hợp có những bất thường sau khi sử dụng thuốc như môi đỏ, khó thở, chóng mặt, mệt mỏi, lo lắng, bồn chồn, da xanh xao... cần phải ngừng sử dụng thuốc ngay lập tức và đưa bệnh nhân đến ngay bệnh viện để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh các hậu quả đáng tiếc.
Nguyên Khoa
Cháu Bách bệnh cảm, người nhà mua thuốc về dùng khiến cậu bé 8 tuổi bị dị ứng, phù nề, lở loét toàn thân.
Bệnh viện Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận cấp cứu cháu Bách, 8 tuổi trú tại xã Thanh Đồng, huyện Thanh Chương trong tình trạng phù nề, sốt nhẹ, toàn bộ da bong vảy, lở loét, chảy nước như bỏng vôi.
Trước đó, cháu Bách bị cảm, sốt và mẹ cháu đã mua thuốc paracetamol về cho con uống. Sau uống, Bách có biểu hiện đỏ môi và sau đó 2 tiếng thì nổi các phỏng nước ở tay và chân. 2 ngày sau cháu được đưa đến bệnh viện tuyến huyện điều trị.
Tại đây, các bác sĩ nghi ngờ cháu mắc bệnh tay chân miệng, rồi thủy đậu. Sau nhiều ngày theo dõi và điều trị theo phác đồ này, tình trạng bệnh vẫn không thuyên chuyển nên phải chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.
Các bác sĩ khoa truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Nghệ An khám và chẩn đoán cháu bị dị ứng thuốc Paracetamol do cơ địa, hay còn gọi là hội chứng Steven Jhonson hiếm gặp. Đây ca bệnh phức tạp nên bệnh viện phải trưng cầu ý kiến các chuyên gia đầu ngành, phối hợp với tổ chức HAIVN (một chương trình của Đại học Y Harvard tại Việt Nam) để tìm hướng điều trị thích hợp cho cháu Bách.
Hiện Bách vẫn được theo dõi, điều trị đặc biệt. Tình trạng lở loét, phù nề vẫn nghiêm trọng, nguy cơ nhiễm trùng toàn thân rất cao.
Các bác sĩ cho biết, dị ứng paracetamol phụ thuộc cơ địa người bệnh (có người bị, có người không) và không riêng gì trẻ em, người lớn cũng có thể mắc. Trong trường hợp có những bất thường sau khi sử dụng thuốc như môi đỏ, khó thở, chóng mặt, mệt mỏi, lo lắng, bồn chồn, da xanh xao... cần phải ngừng sử dụng thuốc ngay lập tức và đưa bệnh nhân đến ngay bệnh viện để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh các hậu quả đáng tiếc.
Nguyên Khoa