Tránh bị đái tháo đường thai kỳ khi mang thai to


hacobi1102

Well-Known Member
1,217
26
48
Xu
120
Đái tháo đường (ĐTĐ) thai kỳ là bệnh ĐTĐ được chẩn đoán trong thời kỳ mang thai.
Trước khi mang thai người mẹ không bị ĐTĐ, khác với người ĐTĐ mang thai là người mẹ đã bị ĐTĐ trước khi có thai. Người mẹ khi mang thai do sự tăng của các hormon trong cơ thể: Hormon của rau thai, progesteron, prolactin... làm tăng kháng insulin . Cùng với nhu cầu chuyển hóa tăng lên của cơ thể nên người phụ nữ có thai thường có hiện tượng tăng insulin máu.
Dinh dưỡng của bào thai hoàn toàn phụ thuộc vào sự cung cấp chất dinh dưỡng như glucose, axit amin... của người mẹ qua rau thai. Bình thường đảo tụy langerhans phát triển và hoàn thiện vào khoảng tuần thứ 10 - 11, bắt đầu tiết insulin vào tuần thứ 11 - 15 của thai kỳ .
Ảnh hưởng của người mẹ ĐTĐ thai kỳ không chỉ giới hạn đối với trẻ sau khi sinh mà còn có thể ảnh hưởng đến trẻ em lâu dài.
Việc thai nhi to hơn bình thường là do tăng quá mức vận chuyển glucose từ mẹ sang thai nhi trong khi đó insulin của người mẹ không qua rau thai. Lượng glucose này kích thích tụy của thai nhi bài tiết insulin, làm tăng nhu cầu năng lượng của thai nhi, kích thích thai nhi phát triển.
Mặt khác, do tăng tiết insulin cao hơn bình thường sẽ dẫn đến quá sản tế bào beta của tụy thai nhi. Cả hai tình trạng này dẫn đến tỷ lệ thai chết lưu tăng lên so với người bình thường và nguy cơ hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh cao ( hạ đường huyết ở trẻ mới sinh). ĐTĐ thai kỳ thường gặp hơn ở những phụ nữ nhiều tuổi (trên 25 tuổi), thừa cân, béo phì.
Tiền sử đẻ con to trên 4kg (đối với người Việt Nam có thể từ 3,6kg trở lên) là yếu tố nguy bị ĐTĐ. Như đã phân tích, người mẹ bị ĐTĐ thai kỳ do đặc điểm thay đổi chuyển hóa nên con sinh ra thường có cân nặng cao.
Ảnh hưởng của người mẹ ĐTĐ thai kỳ không chỉ giới hạn đối với trẻ sau khi sinh mà còn có thể ảnh hưởng đến trẻ em lâu dài. Khi trưởng thành những trẻ em này dễ phát triển kháng insulin , thừa cân, béo phì, tăng nguy cơ dị dạng bẩm sinh, suy hô hấp , nặng hơn gây rối loạn chuyển hóa sơ sinh: Hạ đường huyết, đa hồng cầu...
Đối với mẹ sẽ nặng thêm các bệnh lý võng mạc, bệnh lý mạch vành và nhiễm trùng tiết niệu; Tăng nguy cơ nhiễm độc thai nhén. Người mẹ có nguy cơ bị ĐTĐ tuýp 2 trong tương lai. Vì vậy, khi mang thai nên có chế độ ăn uống hợp lý, người mẹ cần kiểm tra sức khoẻ định kỳ, xét nghiệm nhằm phát hiện sớm ĐTĐ (nếu có). Thông thường người ta làm test sàng lọc phát hiện ĐTĐ thai kỳ ở người phụ nữ mang thai tuần thứ 24 - 28. Đây là test tăng đường huyết tiến hành cho phụ nữ có thai .
ThS.BS Phan Hướng Dương
( Bệnh viện Nội tiết TƯ)
Meo.vn (Theo Bee)​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl