Đối với những phụ nữ sắp hoặc mới sinh con, việc cho con bú sữa mẹ luôn là nỗi lo lớn vì nhiều nguyên nhân. Chị Hà Anh, 26 tuổi tâm sự: “Khi mới bắt đầu cho con bú, mình đã khá vất vả để cho bé bú, đặc biệt trong những ngày đầu khi mình vẫn còn đau đớn sau cuộc vượt cạn.”
Khi lúng túng trong việc cho con bú, bà mẹ thường lo không có đủ sữa.
Chị Hà Anh sau khi sinh còn mệt mỏi nên sợ rằng sữa của mình không tốt. Tuy nhiên, quan niệm “sữa mẹ chất lượng kém” là không tồn tại. Khoa học đã chứng minh, ngay cả những người mẹ suy dinh dưỡng cũng sản xuất đủ sữa giàu dinh dưỡng cho con bú. Đó là lý do bạn không cần phải cho bé ăn hay uống bất kỳ thứ gì khác trong 6 tháng đầu đời ngoài sữa mẹ.
Cho con bú sữa mẹ không chỉ là bản năng của những người mẹ mà còn đòi hỏi người mẹ phải học hỏi và được hỗ trợ để biết cách cho con bú. Đồng thời người mẹ cần có tâm lý thoải mái khi cho con bú. Cho con bú sai cách, mẹ và bé có thể sẽ cùng cảm thấy căng thẳng, dẫn tới tình trạng bỏ bú ở trẻ và căng sữa, thậm chí tắc tuyến sữa ở người mẹ.
Chị Hà Anh không phải là trường hợp duy nhất. Các bà mẹ chưa có kinh nghiệm thường bị những lời nói của người xung quanh và kinh nghiệm truyền miệng dân gian làm ảnh hưởng tâm lý. Sợ không có đủ sữa mẹ cho con bú, họ thường cho con uống sữa ngoài và uống thêm nước. Theo thống kê của Viên dinh dưỡng quốc gia, hiện cả nước chỉ có 19,4% trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu. Điều đó đồng nghĩa với hơn 80% số trẻ phải đối đầu với nguy cơ bệnh tật và gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của bé.
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khẳng định rằng sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng lý tưởng vừa giúp bé phát triển thông minh khỏe mạnh, vừa giúp mẹ nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau khi sinh, ngăn ngừa một số nguy cơ bệnh tật. Ngoài ra, cho con bú sữa mẹ cũng hình thành sự gắn kết tình cảm mẹ con từ sớm, góp phần phát triển trí tuệ cho trẻ.
Vì vậy, bạn hãy tin tưởng rằng, khi cho con bú sữa mẹ, chính bạn đã mang đến cho con mình liều vắc xin hiệu quả nhất. Hãy vững tin và kiên nhẫn với chính mình và với bé để con bạn được hưởng nguồn dưỡng chất tốt nhất. Chị Hà Anh cũng đã chia sẻ: “Khi mình cứ tiếp tục cho con bú, mình đã học được cách cho bú thoải mái nhất cho mẹ và bé, mình càng cho bú, sữa càng tiết ra nhiều hơn”.
Tư thế bú mẹ
Bạn hãy thư giãn, ngồi hoặc nằm trong một tư thế thoải mái và lưng được tựa vững (có thể kê gối, chăn..)
Thân bé áp sát vào mẹ.
Tay và cánh tay bạn phải đỡ toàn thân trẻ (không chỉ đỡ đầu và vai bé)
Đầu và thân bé nằm trên một đường thẳng (không cong vẹo, nhưng đầu hơi ngẩng về sau)
Mặt bé đối diện với vú mẹ, không nằm ngang ngực hoặc bụng mẹ và bé có thể nhìn thấy mặt mẹ.
Các bước giúp trẻ ngậm bắt vú đúng
Đưa mũi của bé lên ngang hàng với đầu vú.
Lấy ngón tay hoặc đầu vú gõ nhẹ vào môi bé để bé há miệng ra.
Khi bé đã mở miệng, đưa đầu vú vào trong miệng bé và kéo bé lại thật sát vào lòng mình, bụng bé áp sát vào bụng mình.
Đảm bảo bé ngậm ngậm sâu vào quầng vú, có thể bao phủ gần hết quầng vú chứ không chỉ ngậm núm vú.
Khi bé ngậm bắt vú đúng
1. Miệng bé mở rộng.
2. Quầng vú phía trên miệng bé còn nhiều hơn phía dưới.
3. Môi dưới hướng ra ngoài.
4. Cằm bé chạm vào vú mẹ.
Trong khi cho bé bú, nếu cần thiết có thể dùng ngón trỏ ấn nhẹ bầu vú để mũi bé không bị che kín, để bé có thể thở một cách dễ dàng. Khi bé đã bú xong, không nên rút ngay núm vú ra khỏi miệng bé mà cần làm giảm lực hút bằng cách đặt một ngón tay của mẹ vào góc miệng của bé, sau đó từ từ rút vú ra.
Một số khó khăn khi cho con bú:
- Khi cho con bú thấy đau: Bạn hãy cho con bú ở tư thế đúng và cho bé ngậm bắt vú, bú đúng cách.
- Khi bạn bị đau, nứt núm vú:
+ Tiếp tục cho bé bú mẹ
+ Vắt vài giọt sữa xoa lên núm vú. Không rửa vú bằng xà phòng, không bôi kem lên núm vú trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
- Nếu vú bị cương tức:
+ Tiếp tục cho bé bú thường xuyên
+ Giúp bé ngậm bắt vú, bú đúng cách để tránh vú bị căng sữa quá
+ Vắt bớt sữa để giảm áp lực
+ Đắp khăn lạnh lên vú, mát xa nhe bầu vú giúp cho sữa lưu thông.
Nếu vú bạn rất đau, sưng, cứng, hoặc nóng, da đỏ, bạn bị sốt thì cần đi khám bác sĩ ngay.
(Viện Dinh dưỡng)
Khi lúng túng trong việc cho con bú, bà mẹ thường lo không có đủ sữa.
Chị Hà Anh sau khi sinh còn mệt mỏi nên sợ rằng sữa của mình không tốt. Tuy nhiên, quan niệm “sữa mẹ chất lượng kém” là không tồn tại. Khoa học đã chứng minh, ngay cả những người mẹ suy dinh dưỡng cũng sản xuất đủ sữa giàu dinh dưỡng cho con bú. Đó là lý do bạn không cần phải cho bé ăn hay uống bất kỳ thứ gì khác trong 6 tháng đầu đời ngoài sữa mẹ.
Cho con bú sữa mẹ không chỉ là bản năng của những người mẹ mà còn đòi hỏi người mẹ phải học hỏi và được hỗ trợ để biết cách cho con bú. Đồng thời người mẹ cần có tâm lý thoải mái khi cho con bú. Cho con bú sai cách, mẹ và bé có thể sẽ cùng cảm thấy căng thẳng, dẫn tới tình trạng bỏ bú ở trẻ và căng sữa, thậm chí tắc tuyến sữa ở người mẹ.
Chị Hà Anh không phải là trường hợp duy nhất. Các bà mẹ chưa có kinh nghiệm thường bị những lời nói của người xung quanh và kinh nghiệm truyền miệng dân gian làm ảnh hưởng tâm lý. Sợ không có đủ sữa mẹ cho con bú, họ thường cho con uống sữa ngoài và uống thêm nước. Theo thống kê của Viên dinh dưỡng quốc gia, hiện cả nước chỉ có 19,4% trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu. Điều đó đồng nghĩa với hơn 80% số trẻ phải đối đầu với nguy cơ bệnh tật và gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của bé.
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khẳng định rằng sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng lý tưởng vừa giúp bé phát triển thông minh khỏe mạnh, vừa giúp mẹ nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau khi sinh, ngăn ngừa một số nguy cơ bệnh tật. Ngoài ra, cho con bú sữa mẹ cũng hình thành sự gắn kết tình cảm mẹ con từ sớm, góp phần phát triển trí tuệ cho trẻ.
Vì vậy, bạn hãy tin tưởng rằng, khi cho con bú sữa mẹ, chính bạn đã mang đến cho con mình liều vắc xin hiệu quả nhất. Hãy vững tin và kiên nhẫn với chính mình và với bé để con bạn được hưởng nguồn dưỡng chất tốt nhất. Chị Hà Anh cũng đã chia sẻ: “Khi mình cứ tiếp tục cho con bú, mình đã học được cách cho bú thoải mái nhất cho mẹ và bé, mình càng cho bú, sữa càng tiết ra nhiều hơn”.
Tư thế bú mẹ
Bạn hãy thư giãn, ngồi hoặc nằm trong một tư thế thoải mái và lưng được tựa vững (có thể kê gối, chăn..)
Thân bé áp sát vào mẹ.
Tay và cánh tay bạn phải đỡ toàn thân trẻ (không chỉ đỡ đầu và vai bé)
Đầu và thân bé nằm trên một đường thẳng (không cong vẹo, nhưng đầu hơi ngẩng về sau)
Mặt bé đối diện với vú mẹ, không nằm ngang ngực hoặc bụng mẹ và bé có thể nhìn thấy mặt mẹ.
Các bước giúp trẻ ngậm bắt vú đúng
Đưa mũi của bé lên ngang hàng với đầu vú.
Lấy ngón tay hoặc đầu vú gõ nhẹ vào môi bé để bé há miệng ra.
Khi bé đã mở miệng, đưa đầu vú vào trong miệng bé và kéo bé lại thật sát vào lòng mình, bụng bé áp sát vào bụng mình.
Đảm bảo bé ngậm ngậm sâu vào quầng vú, có thể bao phủ gần hết quầng vú chứ không chỉ ngậm núm vú.
Khi bé ngậm bắt vú đúng
1. Miệng bé mở rộng.
2. Quầng vú phía trên miệng bé còn nhiều hơn phía dưới.
3. Môi dưới hướng ra ngoài.
4. Cằm bé chạm vào vú mẹ.
Trong khi cho bé bú, nếu cần thiết có thể dùng ngón trỏ ấn nhẹ bầu vú để mũi bé không bị che kín, để bé có thể thở một cách dễ dàng. Khi bé đã bú xong, không nên rút ngay núm vú ra khỏi miệng bé mà cần làm giảm lực hút bằng cách đặt một ngón tay của mẹ vào góc miệng của bé, sau đó từ từ rút vú ra.
Một số khó khăn khi cho con bú:
- Khi cho con bú thấy đau: Bạn hãy cho con bú ở tư thế đúng và cho bé ngậm bắt vú, bú đúng cách.
- Khi bạn bị đau, nứt núm vú:
+ Tiếp tục cho bé bú mẹ
+ Vắt vài giọt sữa xoa lên núm vú. Không rửa vú bằng xà phòng, không bôi kem lên núm vú trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
- Nếu vú bị cương tức:
+ Tiếp tục cho bé bú thường xuyên
+ Giúp bé ngậm bắt vú, bú đúng cách để tránh vú bị căng sữa quá
+ Vắt bớt sữa để giảm áp lực
+ Đắp khăn lạnh lên vú, mát xa nhe bầu vú giúp cho sữa lưu thông.
Nếu vú bạn rất đau, sưng, cứng, hoặc nóng, da đỏ, bạn bị sốt thì cần đi khám bác sĩ ngay.
(Viện Dinh dưỡng)