Tỷ lệ người suy tĩnh mạch chân ngày càng tăng cao, đa số bệnh nhân đều không biết mình mắc bệnh, không điều trị kịp thời nên thường tiến triển nặng, rất khó chữa.
5 tháng nay, chân của chị Thanh Hà, nhân viên thu ngân nhà hàng tại quận 5, TP HCM, có biểu hiện hay bị chuột rút, nhức mỏi về đêm và gần sáng. Nghĩ là mình thiếu canxi nên chị Hà tự ra tiệm thuốc tây mua canxi về uống bổ sung. Chẳng những chân không có dấu hiệu bớt nhức mỏi mà ngày càng trở nặng. Đến khi các mạch máu nổi li ti ở chân, chị mới đi khám và phát hiện mình bị suy tĩnh mạch chân.
Bệnh suy giãn tĩnh mạch làm chân xấu đi, gây đau nhức, rất bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày. Ảnh: ST
Cũng bị suy tĩnh mạch chân, bà Kim, 57 tuổi ở Đồng Nai lại tưởng mình bị bệnh viêm khớp của tuổi già. Thời gian đầu, bà áp dụng các bài thuốc dân gian, châm cứu, đắp các loại thuốc chữa xương khớp mà mọi người mách bảo. Bệnh không những không thuyên giảm mà da chân dần dần có biểu hiện bị chàm. Bà tiếp tục đi khám và điều trị da liễu. Sau một thời gian điều trị không hiệu quả, chân sưng phù, các tĩnh mạch nổi ngoằn ngoèo, bà mới vào TP HCM để thăm khám.
Bà đang chuẩn bị để được phẫu thuật suy giảm giãn tĩnh mạch. "Nếu phát hiện và đi khám sớm hơn thì tôi không phải chịu đau nhiều, tốn công, tốn tiền điều trị nhiều như bây giờ", bà Kim cho biết.
Theo Ths.BS Lê Phi Long, Trưởng phân khoa Lồng ngực - Mạch máu, BV Đại học Y Dược, tình trạng bệnh nhân không nhận biết được bệnh của mình, hay có những lầm tưởng với các bệnh xương khớp khác là khá phổ biến. Khi họ đến bệnh viện khám thì bệnh đã tiến triển nặng, phải tốn thời gian điều trị lâu dài và tốn kém.
Bác sĩ Long đúc kết một số triệu chứng sớm để nhận biết suy tĩnh mạch như sau:
- Nhức mỏi, sưng chân, nặng chân, có cảm giác bị bứt rứt sau giờ làm việc.
- Hay bị ê ẩm vào ban đêm, giống như kiến bò.
- Chân thường có hiện tượng chuột rút trước khi đi ngủ.
- Bệnh thường trở nặng vào chiều tối, sau một ngày làm việc hoặc vào lúc sáng sớm sau khi ngủ dậy.
Một số dấu hiệu:
- Mạch máu mạng nhện.
- Mạch máu nổi ngoằn ngoèo.
- Mạch máu phình to, lở loét.
- Rối loạn biến dưỡng da, có biểu hiện chàm da, chân phình to.
Những người có nguy cơ mắc bệnh:
- Người làm việc phải đứng quá lâu hoặc ngồi quá lâu, ít đi lại như nhân viên văn phòng, nhân viên thu ngân, bán hàng, giáo viên, nhân viên y tế, cảnh sát…
- Phụ nữ có thai có nguy cơ suy tĩnh mạch sau sinh từ 3 đến 5 năm. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn nam giới do ảnh hưởng của nội tiết nữ, quá trình thai nghén, sinh nở tác động lên tĩnh mạch.
- Trong gia đình có người mắc bệnh. Những người có quan hệ huyết thống cũng dễ có nguy cơ mắc bệnh.
- Người béo phí, ít vận động, tập luyện có nguy cơ mắc bệnh cao.
- Người càng lớn tuổi thi có nguy cơ mắc bệnh càng cao.
Một số thói quen dễ dẫn đến bệnh suy tĩnh mạch:
- Hút thuốc.
- Ít vận động.
- Mặc quần áo quá chật.
- Mang giầy cao gót.
- Chế độ ăn uống ít chất xơ, không đủ dưỡng chất và uống quá ít nước.
Theo Bác sĩ Long, bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch cần được phát hiện bệnh và điều trị càng sớm càng tốt. Nếu được phát hiện và có những phác đồ điều trị phù hợp ngay từ ban đầu thì việc chữa bệnh rất đơn giản. Khi phát hiện trễ, tĩnh mạch đã bị loét, chảy nước, có thể diễn tiến đến tình trạng giãn to toàn bộ hệ tĩnh mạch, ứ trệ tuần hoàn, gây viêm loét, nhiễm trùng rất khó điều trị, phải điều trị nội khoa, tiến hành phẫu thuật, sử dụng sóng cao tần, điều trị bằng laser…
Ngoài ra, cần có chế độ ăn uống và tập luyện, vận động phù hợp. Nên ăn nhiều trái cây, rau xanh, hạn chế các thức ăn có nhiều mỡ, thường xuyên đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội..
AloBacsi.
5 tháng nay, chân của chị Thanh Hà, nhân viên thu ngân nhà hàng tại quận 5, TP HCM, có biểu hiện hay bị chuột rút, nhức mỏi về đêm và gần sáng. Nghĩ là mình thiếu canxi nên chị Hà tự ra tiệm thuốc tây mua canxi về uống bổ sung. Chẳng những chân không có dấu hiệu bớt nhức mỏi mà ngày càng trở nặng. Đến khi các mạch máu nổi li ti ở chân, chị mới đi khám và phát hiện mình bị suy tĩnh mạch chân.
Bệnh suy giãn tĩnh mạch làm chân xấu đi, gây đau nhức, rất bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày. Ảnh: ST
Bà đang chuẩn bị để được phẫu thuật suy giảm giãn tĩnh mạch. "Nếu phát hiện và đi khám sớm hơn thì tôi không phải chịu đau nhiều, tốn công, tốn tiền điều trị nhiều như bây giờ", bà Kim cho biết.
Theo Ths.BS Lê Phi Long, Trưởng phân khoa Lồng ngực - Mạch máu, BV Đại học Y Dược, tình trạng bệnh nhân không nhận biết được bệnh của mình, hay có những lầm tưởng với các bệnh xương khớp khác là khá phổ biến. Khi họ đến bệnh viện khám thì bệnh đã tiến triển nặng, phải tốn thời gian điều trị lâu dài và tốn kém.
Bác sĩ Long đúc kết một số triệu chứng sớm để nhận biết suy tĩnh mạch như sau:
- Nhức mỏi, sưng chân, nặng chân, có cảm giác bị bứt rứt sau giờ làm việc.
- Hay bị ê ẩm vào ban đêm, giống như kiến bò.
- Chân thường có hiện tượng chuột rút trước khi đi ngủ.
- Bệnh thường trở nặng vào chiều tối, sau một ngày làm việc hoặc vào lúc sáng sớm sau khi ngủ dậy.
Một số dấu hiệu:
- Mạch máu mạng nhện.
- Mạch máu nổi ngoằn ngoèo.
- Mạch máu phình to, lở loét.
- Rối loạn biến dưỡng da, có biểu hiện chàm da, chân phình to.
Những người có nguy cơ mắc bệnh:
- Người làm việc phải đứng quá lâu hoặc ngồi quá lâu, ít đi lại như nhân viên văn phòng, nhân viên thu ngân, bán hàng, giáo viên, nhân viên y tế, cảnh sát…
- Phụ nữ có thai có nguy cơ suy tĩnh mạch sau sinh từ 3 đến 5 năm. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn nam giới do ảnh hưởng của nội tiết nữ, quá trình thai nghén, sinh nở tác động lên tĩnh mạch.
- Trong gia đình có người mắc bệnh. Những người có quan hệ huyết thống cũng dễ có nguy cơ mắc bệnh.
- Người béo phí, ít vận động, tập luyện có nguy cơ mắc bệnh cao.
- Người càng lớn tuổi thi có nguy cơ mắc bệnh càng cao.
Một số thói quen dễ dẫn đến bệnh suy tĩnh mạch:
- Hút thuốc.
- Ít vận động.
- Mặc quần áo quá chật.
- Mang giầy cao gót.
- Chế độ ăn uống ít chất xơ, không đủ dưỡng chất và uống quá ít nước.
Theo Bác sĩ Long, bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch cần được phát hiện bệnh và điều trị càng sớm càng tốt. Nếu được phát hiện và có những phác đồ điều trị phù hợp ngay từ ban đầu thì việc chữa bệnh rất đơn giản. Khi phát hiện trễ, tĩnh mạch đã bị loét, chảy nước, có thể diễn tiến đến tình trạng giãn to toàn bộ hệ tĩnh mạch, ứ trệ tuần hoàn, gây viêm loét, nhiễm trùng rất khó điều trị, phải điều trị nội khoa, tiến hành phẫu thuật, sử dụng sóng cao tần, điều trị bằng laser…
Ngoài ra, cần có chế độ ăn uống và tập luyện, vận động phù hợp. Nên ăn nhiều trái cây, rau xanh, hạn chế các thức ăn có nhiều mỡ, thường xuyên đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội..
AloBacsi.
Bài viết cùng chủ đề
- Điều trị suy tim
- 1
- 900