Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (CODP) là thuật ngữ dùng chỉ tình trạng đường thông khí hệ hô hấp bị tắc nghẽn, gây khó thở. COPD là tình trạng giới hạn thông khí ở phổi không thể hồi phục hoàn toàn. Luồng lưu thông khí bị tắc nghẽn, lượng khí cặn trong phổi gia tăng làm bệnh nhân khó thở. Khi bị COPD, thành của đường dẫn khí dày lên, phù nề nên hẹp lại, không khí khó đi vào phổi; các phế nang bị phá hủy, làm tăng tình trạng ứ khí và giảm khả năng trao đổi khí ở phổi.
Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng: ho, có đàm, khó thở,…Khi đến giai đoạn muộn, vách của các phế quản bị xơ hóa, tạo sẹo, các phế nang bị phá hủy, gây nghẽn đường thở, dẫn đến suy hô hấp và tử vong sớm. Bệnh tiến triển kéo dài trong nhiều năm và cuối cùng gây tử vong. Các chuyên gia trong lĩnh vực gọi căn bệnh này là “Kẻ giết người thầm lặng” hay “sát thủ vô hình”.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện nay COPD là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ 4 trên thế giới và dự đoán nó sẽ đứng hàng thứ 3 vào năm 2020. Đáng lo ngại là nếu như đến năm 2010, trong khi các bệnh đứng ở top 5 về tỉ lệ tử vong có xu hướng giảm dần thì COPD lại có chiều hướng gia tăng. Mỗi năm, căn bệnh này đã cướp đi mạng sống của hơn 3 triệu người trên toàn thế giới.
Cũng theo báo cáo WHO, COPD tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển do thói quen hút thuốc vẫn còn rất phổ biến, riêng Tại Việt Nam, đây là bệnh có tần xuất ngày càng tăng. Nguyên nhân là do tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề trong khi tập quán hút thuốc lá không giảm. Theo một nghiên cứu mà Bộ Y tế thực hiện ở Hà Nội, gần 7% số người trên 40 tuổi bị COPD.
80-90 % bệnh nhân COPD là người nghiện thuốc lá
10% những người hút thuốc lá có triệu chứng lâm sàng phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và 80-90 % bệnh nhân COPD là người nghiện thuốc lá, theo báo cáo của Chương trình Khởi động toàn cầu về COPD (GOLD) .
Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh COPD bên cạnh các tác nhân khác như: ô nhiễm không khí, môi trường làm việc ô nhiễm, hoá chất độc hại, khói bếp… Người hút thuốc có nguy cơ tử vong do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao gấp 10 lần so với người không hút thuốc. Những người hút thuốc lá thụ động cũng có nguy cơ mắc bệnh COPD.
Báo cáo của GOLD cũng cho thấy nam giới trên 40 hút thuốc lá có nguy cơ mắc COPD rất cao. Một điều đáng quan tâm là trong những năm gần đây, tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh này cũng đang có chiều hướng gia tăng do ngày càng có nhiều phụ nữ hút thuốc lá.
“Do bản chất là một loại bệnh tắc nghẽn đường thở mạn tính phục hồi không hoàn toàn, cách điều trị hữu hiệu nhất hiện nay đối với COPD vẫn là cai thuốc lá”, PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan cho biết tại hội thảo về COPD ngày 16-11 vừa qua.
Để làm chậm quá trình tổn thương phổi, bệnh nhân COPD cần xây dựng chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng, luyện tập phù hợp, tham gia vào các hoạt động xã hội… Bên cạnh đó, nên duy trì một môi trường sống trong lành, giữ không khí trong nhà sạch, thoáng, tránh khói và các loại khí khó thở. Đi bộ, tập thể dục và ăn uống đầy đủ dinh dưỡng nhằm xây dựng một lối sống điều độ cũng là những yếu tố hạn chế sự phát triển của bệnh rất hiệu quả.
8 điều cần tránh ở bệnh nhân COPD
1. Khói thuốc lá.
2. Tránh các chất ô nhiễm, khói thải, nước thải và những mùi mạnh như nước hoa…
3. Thay đổi không khí đột ngột ( từ lạnh sang nóng và ngược lại)
4. Tránh tiếp xúc với những người bị nhiễm trùng hô hấp.
5. Ẩm thấp.
6. Quá nóng hoặc quá lạnh, ra gió.
7. Xúc cảm: quá buồn, quá vui hoặc bực tức, căng thẳng.
8. Những hóa chất tẩy rửa nhà cửa.
6 lời khuyên cho bệnh nhân COPD
1. Hãy đến bác sĩ sớm, ngay khi bạn có dấu hiệu nghi ngờ đầu tiên: ho, khạc đàm, khó thở khi vận động nặng.
2. Ngưng hút thuốc lá
- Đây là việc quan trọng đầu tiên nên làm nếu bạn là người hút thuốc lá. Hãy yêu cầu bác sĩ giúp đỡ, cho lời khuyên. Tránh xa nơi có nhiều người hút thuốc hoặc những vật dụng khiến liên tưởng đến thuốc lá.
- Dùng thuốc cai thuốc lá nếu cần.
3. Giữ không khí trong nhà thật sạch, thoáng.- Tránh khói và các loại khí gây khó thở.
4. Luyện tập, giữ cho thân thể khỏe mạnh
- Tập thở theo hướng dẫn của bác sĩ, đi bộ và tập thể dục đều đặn.
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.
5. Nếu bạn bị COPD mức độ nặng
- Hãy sống lạc quan và hoạt động tối đa trong điều kiện sức khỏe cho phép
- Làm việc thường ngày một cách chậm rãi, đơn giản.
- Chọn chỗ ngồi để có thể nghỉ ngơi thoải mái khi cần.
6. Hãy đến bệnh viện ngay nếu tình trạng của bạn xấu đi
- Cần chuẩn bị sẵn địa chỉ, số điện thoại bạn có thể đến ngay được.
- Chuẩn bị danh sách thuốc bạn hay dùng.
- Đi cấp cứu ngay nếu bạn có những dấu hiệu nguy hiểm sau: nói chuyện – đi lại khó khăn, môi hay móng tay tím tái; nhịp tim mạch rất nhanh hay không đều; thuốc thường dùng không còn tác dụng đủ lâu hay mất tác dụng – thở vẫn gấp và khó.
Theo_TuoiTre
Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng: ho, có đàm, khó thở,…Khi đến giai đoạn muộn, vách của các phế quản bị xơ hóa, tạo sẹo, các phế nang bị phá hủy, gây nghẽn đường thở, dẫn đến suy hô hấp và tử vong sớm. Bệnh tiến triển kéo dài trong nhiều năm và cuối cùng gây tử vong. Các chuyên gia trong lĩnh vực gọi căn bệnh này là “Kẻ giết người thầm lặng” hay “sát thủ vô hình”.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện nay COPD là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ 4 trên thế giới và dự đoán nó sẽ đứng hàng thứ 3 vào năm 2020. Đáng lo ngại là nếu như đến năm 2010, trong khi các bệnh đứng ở top 5 về tỉ lệ tử vong có xu hướng giảm dần thì COPD lại có chiều hướng gia tăng. Mỗi năm, căn bệnh này đã cướp đi mạng sống của hơn 3 triệu người trên toàn thế giới.
Cũng theo báo cáo WHO, COPD tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển do thói quen hút thuốc vẫn còn rất phổ biến, riêng Tại Việt Nam, đây là bệnh có tần xuất ngày càng tăng. Nguyên nhân là do tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề trong khi tập quán hút thuốc lá không giảm. Theo một nghiên cứu mà Bộ Y tế thực hiện ở Hà Nội, gần 7% số người trên 40 tuổi bị COPD.
80-90 % bệnh nhân COPD là người nghiện thuốc lá
10% những người hút thuốc lá có triệu chứng lâm sàng phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và 80-90 % bệnh nhân COPD là người nghiện thuốc lá, theo báo cáo của Chương trình Khởi động toàn cầu về COPD (GOLD) .
Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh COPD bên cạnh các tác nhân khác như: ô nhiễm không khí, môi trường làm việc ô nhiễm, hoá chất độc hại, khói bếp… Người hút thuốc có nguy cơ tử vong do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao gấp 10 lần so với người không hút thuốc. Những người hút thuốc lá thụ động cũng có nguy cơ mắc bệnh COPD.
Báo cáo của GOLD cũng cho thấy nam giới trên 40 hút thuốc lá có nguy cơ mắc COPD rất cao. Một điều đáng quan tâm là trong những năm gần đây, tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh này cũng đang có chiều hướng gia tăng do ngày càng có nhiều phụ nữ hút thuốc lá.
“Do bản chất là một loại bệnh tắc nghẽn đường thở mạn tính phục hồi không hoàn toàn, cách điều trị hữu hiệu nhất hiện nay đối với COPD vẫn là cai thuốc lá”, PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan cho biết tại hội thảo về COPD ngày 16-11 vừa qua.
Để làm chậm quá trình tổn thương phổi, bệnh nhân COPD cần xây dựng chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng, luyện tập phù hợp, tham gia vào các hoạt động xã hội… Bên cạnh đó, nên duy trì một môi trường sống trong lành, giữ không khí trong nhà sạch, thoáng, tránh khói và các loại khí khó thở. Đi bộ, tập thể dục và ăn uống đầy đủ dinh dưỡng nhằm xây dựng một lối sống điều độ cũng là những yếu tố hạn chế sự phát triển của bệnh rất hiệu quả.
8 điều cần tránh ở bệnh nhân COPD
1. Khói thuốc lá.
2. Tránh các chất ô nhiễm, khói thải, nước thải và những mùi mạnh như nước hoa…
3. Thay đổi không khí đột ngột ( từ lạnh sang nóng và ngược lại)
4. Tránh tiếp xúc với những người bị nhiễm trùng hô hấp.
5. Ẩm thấp.
6. Quá nóng hoặc quá lạnh, ra gió.
7. Xúc cảm: quá buồn, quá vui hoặc bực tức, căng thẳng.
8. Những hóa chất tẩy rửa nhà cửa.
6 lời khuyên cho bệnh nhân COPD
1. Hãy đến bác sĩ sớm, ngay khi bạn có dấu hiệu nghi ngờ đầu tiên: ho, khạc đàm, khó thở khi vận động nặng.
2. Ngưng hút thuốc lá
- Đây là việc quan trọng đầu tiên nên làm nếu bạn là người hút thuốc lá. Hãy yêu cầu bác sĩ giúp đỡ, cho lời khuyên. Tránh xa nơi có nhiều người hút thuốc hoặc những vật dụng khiến liên tưởng đến thuốc lá.
- Dùng thuốc cai thuốc lá nếu cần.
3. Giữ không khí trong nhà thật sạch, thoáng.- Tránh khói và các loại khí gây khó thở.
4. Luyện tập, giữ cho thân thể khỏe mạnh
- Tập thở theo hướng dẫn của bác sĩ, đi bộ và tập thể dục đều đặn.
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.
5. Nếu bạn bị COPD mức độ nặng
- Hãy sống lạc quan và hoạt động tối đa trong điều kiện sức khỏe cho phép
- Làm việc thường ngày một cách chậm rãi, đơn giản.
- Chọn chỗ ngồi để có thể nghỉ ngơi thoải mái khi cần.
6. Hãy đến bệnh viện ngay nếu tình trạng của bạn xấu đi
- Cần chuẩn bị sẵn địa chỉ, số điện thoại bạn có thể đến ngay được.
- Chuẩn bị danh sách thuốc bạn hay dùng.
- Đi cấp cứu ngay nếu bạn có những dấu hiệu nguy hiểm sau: nói chuyện – đi lại khó khăn, môi hay móng tay tím tái; nhịp tim mạch rất nhanh hay không đều; thuốc thường dùng không còn tác dụng đủ lâu hay mất tác dụng – thở vẫn gấp và khó.
Theo_TuoiTre
Bài viết cùng chủ đề
- Đối phó với bệnh cúm
- 0
- 1,166