Vitamin B3 còn gọi là Niacin, cần thiết đối với hoạt động của hệ thần kinh và sự sản sinh hormon sinh dục.
Vitamin B3 có nhiều trong thịt nạc, trứng, cá, ngũ cốc...
Vitamin B3 được cơ thể sản xuất từ axit amin tryptophan. Cũng như vitamin B1 và B2, Niacin cần thiết cho việc giải phóng năng lượng từ thức ăn và việc sử dụng oxy ở các tế bào. Nó giúp não, thần kinh, hệ tiêu hoá và da hoạt động tốt. Niacin còn giúp cân bằng nước đường và cholesterol trong máu, tăng tuần hoàn máu và giảm huyết áp, vì vậy vitamin B3 có tác dụng phòng ngừa các bệnh về tim mạch. Vitamin B3 có hai dạng là axit nicotinic và nicotinamid.
Khi cơ thể thiếu hụt vitamin B3 thường xuất hiện các triệu chứng gồm: Giảm trí nhớ, hay quên; có cảm giác hồi hộp hoặc trầm cảm; nhức đầu liên miên; cơ thể mệt mỏi, đuối sức; thường mắc tiêu chảy; mắc bệnh eczema...
Bổ sung vitamin B3 không chỉ tốt cho sự phát triển của hormon sinh dục mà còn có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu khi dùng ở liều cao (dưới sự theo dõi của thầy thuốc); làm giảm huyết áp và tăng cường lưu thông máu nên giúp tim mạch luôn ở tình trạng tốt và ổn định; giúp cơ quan tiêu hoá hoạt động tốt và ngăn ngừa tiêu chảy; tăng cường khả năng vận động của các khớp, làm giảm viêm tấy khớp và đặc biệt là người người có mức Niacin thấp dễ mắc trầm cảm và tự ti. Vì vậy, tăng cường bổ sung vitamin B3 là liệu pháp được sử dụng để ngăn ngừa chữa trị chứng trầm cảm tự ti.
Vitamin B3 có nhiều trong các loại thực phẩm như thịt nạc, ngũ cốc nguyên hạt (chưa qua chế biến), men bia, pho mát, cá, trứng. Cần lưu ý nếu thực phẩm bảo quản lâu ngày hoặc nấu quá chín thì hàm lượng Niacin bị giảm đáng kể. Người lớn mỗi ngày được bổ sung 18mg vitamin B3 là đáp ứng đủ nhu cầu, tuy nhiên có thể bổ sung tối đa tới 100mg mỗi ngày trong trường hợp vận động nhiều, phụ nữ uống thuốc tránh thai hoặc đang trong tình trạng bị căng thẳng. Khi sử dụng vitamin B3 nên phối hợp với loại vitamin B khác để tăng cường tác dụng.
Đối với người nghiện rượu, sự bổ sung vitamin B3 có thể làm giảm cảm giác thèm rượu và giúp cho họ có giấc ngủ bình thường.
Chú ý: Không nên lạm dụng, bổ sung quá 100mg vitamin B3 mỗi ngày có thể gây rối loạn gan, gây nóng mặt và nhức đầu. Đặc biệt, phụ nữ có thai, người mắc tiểu đường, rối loạn gan, viêm loét dạ dày không nên dùng vitamin B2 ở liều cao.
AloBacsi.
Vitamin B3 có nhiều trong thịt nạc, trứng, cá, ngũ cốc...
Vitamin B3 được cơ thể sản xuất từ axit amin tryptophan. Cũng như vitamin B1 và B2, Niacin cần thiết cho việc giải phóng năng lượng từ thức ăn và việc sử dụng oxy ở các tế bào. Nó giúp não, thần kinh, hệ tiêu hoá và da hoạt động tốt. Niacin còn giúp cân bằng nước đường và cholesterol trong máu, tăng tuần hoàn máu và giảm huyết áp, vì vậy vitamin B3 có tác dụng phòng ngừa các bệnh về tim mạch. Vitamin B3 có hai dạng là axit nicotinic và nicotinamid.
Khi cơ thể thiếu hụt vitamin B3 thường xuất hiện các triệu chứng gồm: Giảm trí nhớ, hay quên; có cảm giác hồi hộp hoặc trầm cảm; nhức đầu liên miên; cơ thể mệt mỏi, đuối sức; thường mắc tiêu chảy; mắc bệnh eczema...
Bổ sung vitamin B3 không chỉ tốt cho sự phát triển của hormon sinh dục mà còn có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu khi dùng ở liều cao (dưới sự theo dõi của thầy thuốc); làm giảm huyết áp và tăng cường lưu thông máu nên giúp tim mạch luôn ở tình trạng tốt và ổn định; giúp cơ quan tiêu hoá hoạt động tốt và ngăn ngừa tiêu chảy; tăng cường khả năng vận động của các khớp, làm giảm viêm tấy khớp và đặc biệt là người người có mức Niacin thấp dễ mắc trầm cảm và tự ti. Vì vậy, tăng cường bổ sung vitamin B3 là liệu pháp được sử dụng để ngăn ngừa chữa trị chứng trầm cảm tự ti.
Vitamin B3 có nhiều trong các loại thực phẩm như thịt nạc, ngũ cốc nguyên hạt (chưa qua chế biến), men bia, pho mát, cá, trứng. Cần lưu ý nếu thực phẩm bảo quản lâu ngày hoặc nấu quá chín thì hàm lượng Niacin bị giảm đáng kể. Người lớn mỗi ngày được bổ sung 18mg vitamin B3 là đáp ứng đủ nhu cầu, tuy nhiên có thể bổ sung tối đa tới 100mg mỗi ngày trong trường hợp vận động nhiều, phụ nữ uống thuốc tránh thai hoặc đang trong tình trạng bị căng thẳng. Khi sử dụng vitamin B3 nên phối hợp với loại vitamin B khác để tăng cường tác dụng.
Đối với người nghiện rượu, sự bổ sung vitamin B3 có thể làm giảm cảm giác thèm rượu và giúp cho họ có giấc ngủ bình thường.
Chú ý: Không nên lạm dụng, bổ sung quá 100mg vitamin B3 mỗi ngày có thể gây rối loạn gan, gây nóng mặt và nhức đầu. Đặc biệt, phụ nữ có thai, người mắc tiểu đường, rối loạn gan, viêm loét dạ dày không nên dùng vitamin B2 ở liều cao.
AloBacsi.