Dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người, nhất là trẻ em. Dinh dưỡng góp phần cải thiện sự phát triển về thể chất và trí não cho trẻ, đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, do đó chế độ dinh dưỡng cho trẻ lúc bệnh cần được phụ huynh chú ý nhiều hơn nhằm giúp trẻ vượt qua cơn bệnh mau chóng và giúp phụ huynh giảm bớt những nỗi lo lắng khi con trẻ mắc bệnh.
5 nguyên tắc cơ bản về chế độ dinh dưỡng cho trẻ lúc bệnh
- Cho trẻ uống thêm “nhiều nước” vì khi trẻ bệnh cơ thể rất dễ bị mất nước như trẻ bị tiêu chảy, trẻ bị sốt cao trong bệnh sốt xuất huyết, bệnh sốt phát ban, bệnh cúm...nhiều trẻ được bổ sung đủ nước sẽ mau lành bệnh và qua được cơn nguy hiểm. Trẻ có thể uống bất cứ loại nước nào mà trẻ thích như nước sôi nguội, nước dừa tươi, nước trái cây tươi ép, nước canh, nước cháo hoặc nước biển khô (Oresol).
- Nên cho trẻ ăn như bình thường, nếu ăn được nhiều hơn thì càng tốt vì khi trẻ bệnh trẻ sẽ cần nhiều năng lượng cho cơ thể để mau chóng lành bệnh. Thức ăn chế biến cho trẻ trong lúc bị bệnh cần đảm bảo đặc tính lỏng, mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa nhưng vẫn đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho trẻ (thức ăn đủ 4 nhóm cơ bản), loại thức ăn thường cho trẻ ăn lúc bệnh như cháo dinh dưỡng, súp nóng, sữa uống các loại dành cho trẻ.
- Tuyệt đối không nên “ép trẻ ăn” vì sẽ làm cho trẻ sợ ăn uống, tốt nhất nên khuyến khích trẻ ăn theo nhu cầu của mình trong lúc bệnh. Những trẻ quá khó khăn khi ăn uống, nhất là trẻ nhỏ phụ huynh nên cho trẻ ăn từng chút một theo cách “chia nhỏ bữa ăn” để giúp trẻ có thể nhận đủ lượng thức ăn, nước uống khi trẻ bệnh.
- Trẻ còn bú sữa mẹ nên cho trẻ bú càng nhiều càng tốt vì sữa mẹ ngoài giá trị dinh dưỡng còn chứa rất nhiều kháng thể giúp trẻ chống chọi tốt với bệnh tật. Trẻ bú sữa bình phụ huynh nên chú ý vệ sinh bình sữa và núm vú để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
- Tạo điều kiện thuận lợi để trẻ có thể ăn uống, bú mẹ dễ dàng hơn như trẻ bị tắt mũi hoặc nghẹt mũi phụ huynh nên làm thông mũi họng cho trẻ, trẻ bị ho nhiều dễ nôn ói khi ăn, uống phụ huynh nên sử dụng những loại thuốc ho có nguồn gốc thảo mộc – thảo dược an toàn để giảm ho cho trẻ, trẻ bị loét miệng gây đau đớn phụ huynh có thể sử dụng thuốc rơ miệng theo chỉ định của bác sĩ để trẻ có thể ăn uống được…
Những thói quen phụ huynh nên tránh trong việc chăm sóc dinh dưỡng trẻ bệnh
- Kiêng cữ cho trẻ “thái quá” trong lúc trẻ bệnh như khi trẻ bị tiêu chảy chỉ cho trẻ ăn “cháo muối” vì nghĩ sẽ làm trẻ mau hết bệnh, điều này hoàn toàn chưa hợp lý vì trẻ thiếu chất dinh dưỡng sẽ làm sức khỏe bị suy sụp, trẻ sẽ lâu hết bệnh hơn. Nhiều phụ huynh khi trẻ bị ho lại kiêng không cho trẻ ăn tôm, cua, cá, ghẹ…vì sợ trẻ bị ho nhiều hơn điều này hoàn toàn chưa được khoa học công nhận, cách tốt nhất phụ huynh vẫn có thể cho trẻ ăn với lượng ít hơn ngày thường để đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ.
- Cho trẻ ăn uống “thiên lệch” theo suy nghị của cha mẹ vì phụ huynh nghĩ đơn giản món ăn này bố, thức ăn đó sẽ tốt cho trẻ bệnh nên bắt trẻ ăn nhiều ngày liên tục sẽ khiến trẻ rất “ngán ngẩm” với bữa ăn, lâu ngày trẻ sẽ bị biếng ăn, không tốt cho sức khỏe của trẻ.
Pha thuốc vào thức ăn, nước uống của trẻ để giúp trẻ uống thuốc được dễ dàng hơn, nhất là những trẻ “sợ uống thuốc”, điều này hoàn toàn không đúng vì pha thuốc vào thức ăn nước uống sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của thuốc, nhiều loại thuốc có dược chất quá đắng sẻ làm cho trẻ bỏ ăn, bỏ uống khiến phụ huynh sẽ càng lo lắng hơn. Cách tốt nhất để giúp trẻ uống thuốc dễ dàng hơn phụ huynh nên báo cho bác sĩ điều trị nên kê toa cho trẻ những loại thuốc dễ uống, có mùi vị thơm ngon và phù hợp theo lứa tuổi của trẻ.
(ThS, BS Đinh Thạc - Bệnh viện Nhi đồng 1)
5 nguyên tắc cơ bản về chế độ dinh dưỡng cho trẻ lúc bệnh
- Cho trẻ uống thêm “nhiều nước” vì khi trẻ bệnh cơ thể rất dễ bị mất nước như trẻ bị tiêu chảy, trẻ bị sốt cao trong bệnh sốt xuất huyết, bệnh sốt phát ban, bệnh cúm...nhiều trẻ được bổ sung đủ nước sẽ mau lành bệnh và qua được cơn nguy hiểm. Trẻ có thể uống bất cứ loại nước nào mà trẻ thích như nước sôi nguội, nước dừa tươi, nước trái cây tươi ép, nước canh, nước cháo hoặc nước biển khô (Oresol).
- Nên cho trẻ ăn như bình thường, nếu ăn được nhiều hơn thì càng tốt vì khi trẻ bệnh trẻ sẽ cần nhiều năng lượng cho cơ thể để mau chóng lành bệnh. Thức ăn chế biến cho trẻ trong lúc bị bệnh cần đảm bảo đặc tính lỏng, mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa nhưng vẫn đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho trẻ (thức ăn đủ 4 nhóm cơ bản), loại thức ăn thường cho trẻ ăn lúc bệnh như cháo dinh dưỡng, súp nóng, sữa uống các loại dành cho trẻ.
- Tuyệt đối không nên “ép trẻ ăn” vì sẽ làm cho trẻ sợ ăn uống, tốt nhất nên khuyến khích trẻ ăn theo nhu cầu của mình trong lúc bệnh. Những trẻ quá khó khăn khi ăn uống, nhất là trẻ nhỏ phụ huynh nên cho trẻ ăn từng chút một theo cách “chia nhỏ bữa ăn” để giúp trẻ có thể nhận đủ lượng thức ăn, nước uống khi trẻ bệnh.
- Trẻ còn bú sữa mẹ nên cho trẻ bú càng nhiều càng tốt vì sữa mẹ ngoài giá trị dinh dưỡng còn chứa rất nhiều kháng thể giúp trẻ chống chọi tốt với bệnh tật. Trẻ bú sữa bình phụ huynh nên chú ý vệ sinh bình sữa và núm vú để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
- Tạo điều kiện thuận lợi để trẻ có thể ăn uống, bú mẹ dễ dàng hơn như trẻ bị tắt mũi hoặc nghẹt mũi phụ huynh nên làm thông mũi họng cho trẻ, trẻ bị ho nhiều dễ nôn ói khi ăn, uống phụ huynh nên sử dụng những loại thuốc ho có nguồn gốc thảo mộc – thảo dược an toàn để giảm ho cho trẻ, trẻ bị loét miệng gây đau đớn phụ huynh có thể sử dụng thuốc rơ miệng theo chỉ định của bác sĩ để trẻ có thể ăn uống được…
Những thói quen phụ huynh nên tránh trong việc chăm sóc dinh dưỡng trẻ bệnh
- Kiêng cữ cho trẻ “thái quá” trong lúc trẻ bệnh như khi trẻ bị tiêu chảy chỉ cho trẻ ăn “cháo muối” vì nghĩ sẽ làm trẻ mau hết bệnh, điều này hoàn toàn chưa hợp lý vì trẻ thiếu chất dinh dưỡng sẽ làm sức khỏe bị suy sụp, trẻ sẽ lâu hết bệnh hơn. Nhiều phụ huynh khi trẻ bị ho lại kiêng không cho trẻ ăn tôm, cua, cá, ghẹ…vì sợ trẻ bị ho nhiều hơn điều này hoàn toàn chưa được khoa học công nhận, cách tốt nhất phụ huynh vẫn có thể cho trẻ ăn với lượng ít hơn ngày thường để đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ.
- Cho trẻ ăn uống “thiên lệch” theo suy nghị của cha mẹ vì phụ huynh nghĩ đơn giản món ăn này bố, thức ăn đó sẽ tốt cho trẻ bệnh nên bắt trẻ ăn nhiều ngày liên tục sẽ khiến trẻ rất “ngán ngẩm” với bữa ăn, lâu ngày trẻ sẽ bị biếng ăn, không tốt cho sức khỏe của trẻ.
Pha thuốc vào thức ăn, nước uống của trẻ để giúp trẻ uống thuốc được dễ dàng hơn, nhất là những trẻ “sợ uống thuốc”, điều này hoàn toàn không đúng vì pha thuốc vào thức ăn nước uống sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của thuốc, nhiều loại thuốc có dược chất quá đắng sẻ làm cho trẻ bỏ ăn, bỏ uống khiến phụ huynh sẽ càng lo lắng hơn. Cách tốt nhất để giúp trẻ uống thuốc dễ dàng hơn phụ huynh nên báo cho bác sĩ điều trị nên kê toa cho trẻ những loại thuốc dễ uống, có mùi vị thơm ngon và phù hợp theo lứa tuổi của trẻ.
(ThS, BS Đinh Thạc - Bệnh viện Nhi đồng 1)