Trầm cảm sau sinh là một trong những căn bệnh âm thầm của xã hội hiện đại, đang bắt đầu có chiều hướng gia tăng ở các nước châu Á, trong đó có Việt Nam.
Trầm cảm sau sinh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, mà có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cả mẹ và con vì những hành động vô thức do bệnh gây nên.
Theo TS.BS Lê Thị Thu Hà (BV Từ Dũ), hiện vẫn chưa xác định rõ ràng nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh (TCSS). Sự thay đổi về nồng độ nội tiết ở người phụ nữ sau khi sinh vẫn được cho là nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, những yếu tố khác như: sinh con không như ý muốn; tình trạng hôn nhân không tốt đẹp; khó khăn về kinh tế, nghề nghiệp không ổn định hoặc chưa chuẩn bị tốt cho việc mang thai và sinh con; sau sinh, người mẹ gặp nhiều trở ngại trong việc chăm sóc bé, đặc biệt khi người mẹ ở lứa tuổi vị thành niên hoặc không có người thân hỗ trợ, chăm sóc giai đoạn sau sinh cũng trở thành gánh nặng dẫn đến TCSS.
Các sản phụ mắc bệnh TCSS thường có những biểu hiện như: mệt mỏi, mất ngủ, kém ăn, không tập trung, cảm xúc thay đổi nhanh chóng, thoắt vui thoắt buồn, khóc vô cớ, cười không rõ nguyên nhân, luôn có cảm giác bồn chồn lo lắng, dễ cáu gắt, không quan tâm chăm sóc con, không muốn quan hệ tình dục, mang cảm giác bị bỏ rơi… Lúc này, cần đến các chuyên khoa thần kinh để khám nhằm có biện pháp điều trị sớm và hợp lý.
Ở mức độ nhẹ, người bệnh chỉ khiến cuộc sống, sinh hoạt trong gia đình kém vui, chồng và con không được chăm sóc tốt. Nhưng, với những trường hợp bệnh nặng hơn, người bị TCSS thường bị ức chế bởi ý nghĩ hay hành vi tự tử (41,2%). Một số người rối loạn tâm thần, luôn có cảm giác bị hại nên tìm cách trả thù hay đối phó với mọi người xung quanh. Có bà mẹ còn nghĩ con mình bị ma quỉ nhập nên tìm cách trừ tà, gây nguy hiểm cho tính mạng của bé. Ngay cả những người thân khác trong gia đình cũng bị tác động, có khi bà mẹ dùng hung khí làm hại người thân trong nhà chỉ vì hoang tưởng bị hại…
Đặc biệt, trong giai đoạn này, nếu người mẹ đang được chỉ định dùng thuốc chống trầm cảm thì nên ngưng cho con bú và thay bằng loại sữa bổ sung khác để đảm bảo an toàn cho sự phát triển của bé. TCSS tuy không phải là bệnh nghiêm trọng, nhưng nếu không có được điều trị sớm, đúng phương pháp và tích cực sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe tinh thần và thể chất của người mẹ, người cha, đặc biệt là của đứa trẻ. Trẻ nhỏ có mẹ mắc chứng trầm cảm sẽ bị ảnh hưởng tính cách khi trưởng thành như: rụt rè, nhút nhát trước đám đông, rối loạn ngôn ngữ, nhận thức chậm, hành động, tiếp thu yếu hơn các bạn cùng trang lứa…
Để tránh cho người mẹ sau sinh không bị trầm cảm, thai phụ và người thân cần chuẩn bị tốt cho việc chào đời của trẻ. Người mẹ nên tham gia những lớp học dành cho ông bố, bà mẹ để tìm hiểu về việc sinh đẻ và cùng nhau chọn nơi sinh. Thai phụ chỉ nên làm những việc nhẹ nhàng, ngủ sớm và đủ giấc, tránh những công việc quá căng thẳng, stress; lên kế hoạch chăm sóc bé yêu chào đời: chuẩn bị vật dụng, quần áo, tã, cách cho bé bú, cách ru bé ngủ; chuẩn bị chu đáo tiền bạc cho việc sinh nở và nuôi con; người thân, nhất là người chồng nên quan tâm chia sẻ, đồng cảm và mang lại niềm vui cho thai phụ, tạo cho họ sự thoải mái nhất về tinh thần.
Meyeucon
Trầm cảm sau sinh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, mà có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cả mẹ và con vì những hành động vô thức do bệnh gây nên.
Theo TS.BS Lê Thị Thu Hà (BV Từ Dũ), hiện vẫn chưa xác định rõ ràng nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh (TCSS). Sự thay đổi về nồng độ nội tiết ở người phụ nữ sau khi sinh vẫn được cho là nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, những yếu tố khác như: sinh con không như ý muốn; tình trạng hôn nhân không tốt đẹp; khó khăn về kinh tế, nghề nghiệp không ổn định hoặc chưa chuẩn bị tốt cho việc mang thai và sinh con; sau sinh, người mẹ gặp nhiều trở ngại trong việc chăm sóc bé, đặc biệt khi người mẹ ở lứa tuổi vị thành niên hoặc không có người thân hỗ trợ, chăm sóc giai đoạn sau sinh cũng trở thành gánh nặng dẫn đến TCSS.
Các sản phụ mắc bệnh TCSS thường có những biểu hiện như: mệt mỏi, mất ngủ, kém ăn, không tập trung, cảm xúc thay đổi nhanh chóng, thoắt vui thoắt buồn, khóc vô cớ, cười không rõ nguyên nhân, luôn có cảm giác bồn chồn lo lắng, dễ cáu gắt, không quan tâm chăm sóc con, không muốn quan hệ tình dục, mang cảm giác bị bỏ rơi… Lúc này, cần đến các chuyên khoa thần kinh để khám nhằm có biện pháp điều trị sớm và hợp lý.
Đặc biệt, trong giai đoạn này, nếu người mẹ đang được chỉ định dùng thuốc chống trầm cảm thì nên ngưng cho con bú và thay bằng loại sữa bổ sung khác để đảm bảo an toàn cho sự phát triển của bé. TCSS tuy không phải là bệnh nghiêm trọng, nhưng nếu không có được điều trị sớm, đúng phương pháp và tích cực sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe tinh thần và thể chất của người mẹ, người cha, đặc biệt là của đứa trẻ. Trẻ nhỏ có mẹ mắc chứng trầm cảm sẽ bị ảnh hưởng tính cách khi trưởng thành như: rụt rè, nhút nhát trước đám đông, rối loạn ngôn ngữ, nhận thức chậm, hành động, tiếp thu yếu hơn các bạn cùng trang lứa…
Để tránh cho người mẹ sau sinh không bị trầm cảm, thai phụ và người thân cần chuẩn bị tốt cho việc chào đời của trẻ. Người mẹ nên tham gia những lớp học dành cho ông bố, bà mẹ để tìm hiểu về việc sinh đẻ và cùng nhau chọn nơi sinh. Thai phụ chỉ nên làm những việc nhẹ nhàng, ngủ sớm và đủ giấc, tránh những công việc quá căng thẳng, stress; lên kế hoạch chăm sóc bé yêu chào đời: chuẩn bị vật dụng, quần áo, tã, cách cho bé bú, cách ru bé ngủ; chuẩn bị chu đáo tiền bạc cho việc sinh nở và nuôi con; người thân, nhất là người chồng nên quan tâm chia sẻ, đồng cảm và mang lại niềm vui cho thai phụ, tạo cho họ sự thoải mái nhất về tinh thần.
Meyeucon