Sỏi thận là bệnh lý rất thường gặp trong niệu khoa. Thông thường sỏi thận rất ít gây triệu chứng, đa số được tình cờ phát hiện qua siêu âm. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh nhân phát hiện sỏi thận ở giai đoạn trễ dẫn đến thận ứ nước, nhiễm trùng cấp tính hoặc mạn tính ảnh hưởng đến chức năng thận. Đối với những bệnh nhân có sỏi thận dưới 7 mm, không có triệu chứng lâm sàng, hệ tiết niệu và cơ thể bình thường thì chỉ cần theo dõi sự di chuyển của sỏi, hướng dẫn bệnh nhân uống nhiều nước sao cho lượng nước tiểu phải đạt được 2.000 ml/24 giờ và dùng các thuốc chống co thắt, chống phù nề… Chỉ định can thiệp ngoại khoa khi sỏi có kích thước > 7 mm.
Hiện nay có các can thiệp ngoại khoa điều trị sỏi thận như sau:
Mổ mở lấy sỏi
Mổ mở là phương pháp chính trong điều trị sỏi thận trước khi có các phương pháp nói trên. Ngày nay, mổ mở lấy sỏi ngày càng ít được lựa chọn và hiện nay tỷ lệ mổ mở lấy sỏi ở các nước phát triển chỉ chiếm khoảng 5%. Tuy nhiên tại Việt Nam, tỷ lệ này cao hơn do bệnh nhân thường đến muộn với sỏi phức tạp hoặc đã có biến chứng. Chỉ định mổ mở lấy sỏi thường áp dụng cho những trường hợp bệnh nhân có sỏi san hô phức tạp, sỏi đi kèm bất thường giải phẫu của hệ tiết niệu hoặc sỏi kèm theo nhiễm trùng nặng như thận ứ mủ, thận mất chức năng… Ưu điểm của phương pháp là tỷ lệ sạch sỏi sau mổ khá cao, có thể giải quyết các bất thường khác đi kèm. Tuy nhiên, sau mổ bệnh nhân thường đau nhiều hơn, thời gian phục hồi và nằm viện thường kéo dài hơn các phương pháp khác.
Tán sỏi thận nội soi ngược dòng với máy soi mềm
Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của nội soi can thiệp theo đường tự nhiên và với cải tiến các phương tiện kỹ thuật hiện đại, sỏi thận có thể được điều trị qua ngả tự nhiên bằng máy soi mềm. Phương pháp này được chỉ định cho những trường hợp sỏi thận kích thước dưới 20 mm. Bệnh nhân được gây mê toàn thân, phẫu thuật viên sử dụng một máy soi niệu quản mềm đưa từ lỗ niệu đạo ngoài lên đến thận. Khi tiếp cận được sỏi, viên sỏi sẽ được tán thành nhiều mảnh nhỏ bằng tia laser và lấy ra ngoài theo máy soi.
Thời gian thực hiện thủ thuật thường 1 – 2 giờ tùy theo kích thước và độ cứng của viên sỏi. Bệnh nhân không chịu một vết mổ nào và có thể xuất viện sau 24 giờ. Tỷ lệ thành công khoảng 90%. Các tai biến của thủ thuật thấp khoảng 1% bao gồm nhiễm trùng, hẹp niệu quản..
Tán sỏi ngoài cơ thể dùng sóng chấn động
Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể được ứng dụng từ những năm đầu của 1980. Là phương pháp điều trị ít xâm lấn, sử dụng sóng chấn động từ một máy phát ở bên ngoài cơ thể để tác động làm hòn sỏi vỡ thành những mảnh nhỏ (lý tưởng là dưới 1 mm) mà có thể đi ra ngoài cơ thể qua đường tiết niệu trong mấy ngày sau. Áp dụng cho tán sỏi thận hay sỏi niệu quản đoạn gần thận, thích hợp cho các sỏi từ 4 – 20 mm. Tỷ lệ thành công khoảng 70 – 90%, tuy nhiên trong trường hợp có nhiều viên sỏi thì tỷ lệ thành công chỉ khoảng 50%. Ngoài ra, tỷ lệ thành công của tán sỏi ngoài cơ thể còn phụ thuộc nhiều vào vị trí của sỏi và thành phần cấu tạo sỏi. Tai biến thường gặp nhất của tán sỏi ngoài cơ thể là tắc nghẽn niệu quản do mảnh vụn của sỏi. Tỷ lệ tụ máu thận sau tán sỏi khoảng 60%, nhiễm trùng niệu 5% và tăng huyết áp 0,7%.
Lấy sỏi qua da
Phẫu thuật lấy sỏi qua da được Ferntrom và Johansson thực hiện và công bố lần đầu tiên năm 1976. Hiện nay phẫu thuật này đã thay thế phần lớn phẫu thuật mổ mở lấy sỏi. Lấy sỏi qua da được chỉ định cho những trường hợp sau: sỏi thận kích thước trên 20 mm, sỏi san hô, sỏi của thận móng ngựa, sỏi kèm hẹp cổ đài thận… Đây cũng là phương pháp điều trị ít xâm lấn, dưới hướng dẫn của X-quang hoặc siêu âm, qua một đường rạch da khoảng 1 cm, phẫu thuật viên tạo một đường hầm và đặt một máy soi từ ngoài da vào đến bên trong thận, tiếp cận hòn sỏi và tán vụn thành nhiều mảnh nhỏ, và lấy ra qua đường hầm này. Tỷ lệ sạch sỏi hoàn toàn sau mổ khoảng 80 – 90%. Các tai biến thường gặp là chảy máu xảy ra khoảng 5 – 15%, tuy nhiên tỷ lệ chảy máu nặng cần can thiệp lại dưới 1%, các tai biến khác bao gồm nhiễm trùng 1 – 3%, thủng tạng trong bụng 1%.
BS Vân Anh
Hiện nay có các can thiệp ngoại khoa điều trị sỏi thận như sau:
Mổ mở lấy sỏi
Mổ mở là phương pháp chính trong điều trị sỏi thận trước khi có các phương pháp nói trên. Ngày nay, mổ mở lấy sỏi ngày càng ít được lựa chọn và hiện nay tỷ lệ mổ mở lấy sỏi ở các nước phát triển chỉ chiếm khoảng 5%. Tuy nhiên tại Việt Nam, tỷ lệ này cao hơn do bệnh nhân thường đến muộn với sỏi phức tạp hoặc đã có biến chứng. Chỉ định mổ mở lấy sỏi thường áp dụng cho những trường hợp bệnh nhân có sỏi san hô phức tạp, sỏi đi kèm bất thường giải phẫu của hệ tiết niệu hoặc sỏi kèm theo nhiễm trùng nặng như thận ứ mủ, thận mất chức năng… Ưu điểm của phương pháp là tỷ lệ sạch sỏi sau mổ khá cao, có thể giải quyết các bất thường khác đi kèm. Tuy nhiên, sau mổ bệnh nhân thường đau nhiều hơn, thời gian phục hồi và nằm viện thường kéo dài hơn các phương pháp khác.
Tán sỏi thận nội soi ngược dòng với máy soi mềm
Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của nội soi can thiệp theo đường tự nhiên và với cải tiến các phương tiện kỹ thuật hiện đại, sỏi thận có thể được điều trị qua ngả tự nhiên bằng máy soi mềm. Phương pháp này được chỉ định cho những trường hợp sỏi thận kích thước dưới 20 mm. Bệnh nhân được gây mê toàn thân, phẫu thuật viên sử dụng một máy soi niệu quản mềm đưa từ lỗ niệu đạo ngoài lên đến thận. Khi tiếp cận được sỏi, viên sỏi sẽ được tán thành nhiều mảnh nhỏ bằng tia laser và lấy ra ngoài theo máy soi.
Thời gian thực hiện thủ thuật thường 1 – 2 giờ tùy theo kích thước và độ cứng của viên sỏi. Bệnh nhân không chịu một vết mổ nào và có thể xuất viện sau 24 giờ. Tỷ lệ thành công khoảng 90%. Các tai biến của thủ thuật thấp khoảng 1% bao gồm nhiễm trùng, hẹp niệu quản..
Tán sỏi ngoài cơ thể dùng sóng chấn động
Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể được ứng dụng từ những năm đầu của 1980. Là phương pháp điều trị ít xâm lấn, sử dụng sóng chấn động từ một máy phát ở bên ngoài cơ thể để tác động làm hòn sỏi vỡ thành những mảnh nhỏ (lý tưởng là dưới 1 mm) mà có thể đi ra ngoài cơ thể qua đường tiết niệu trong mấy ngày sau. Áp dụng cho tán sỏi thận hay sỏi niệu quản đoạn gần thận, thích hợp cho các sỏi từ 4 – 20 mm. Tỷ lệ thành công khoảng 70 – 90%, tuy nhiên trong trường hợp có nhiều viên sỏi thì tỷ lệ thành công chỉ khoảng 50%. Ngoài ra, tỷ lệ thành công của tán sỏi ngoài cơ thể còn phụ thuộc nhiều vào vị trí của sỏi và thành phần cấu tạo sỏi. Tai biến thường gặp nhất của tán sỏi ngoài cơ thể là tắc nghẽn niệu quản do mảnh vụn của sỏi. Tỷ lệ tụ máu thận sau tán sỏi khoảng 60%, nhiễm trùng niệu 5% và tăng huyết áp 0,7%.
Lấy sỏi qua da
Phẫu thuật lấy sỏi qua da được Ferntrom và Johansson thực hiện và công bố lần đầu tiên năm 1976. Hiện nay phẫu thuật này đã thay thế phần lớn phẫu thuật mổ mở lấy sỏi. Lấy sỏi qua da được chỉ định cho những trường hợp sau: sỏi thận kích thước trên 20 mm, sỏi san hô, sỏi của thận móng ngựa, sỏi kèm hẹp cổ đài thận… Đây cũng là phương pháp điều trị ít xâm lấn, dưới hướng dẫn của X-quang hoặc siêu âm, qua một đường rạch da khoảng 1 cm, phẫu thuật viên tạo một đường hầm và đặt một máy soi từ ngoài da vào đến bên trong thận, tiếp cận hòn sỏi và tán vụn thành nhiều mảnh nhỏ, và lấy ra qua đường hầm này. Tỷ lệ sạch sỏi hoàn toàn sau mổ khoảng 80 – 90%. Các tai biến thường gặp là chảy máu xảy ra khoảng 5 – 15%, tuy nhiên tỷ lệ chảy máu nặng cần can thiệp lại dưới 1%, các tai biến khác bao gồm nhiễm trùng 1 – 3%, thủng tạng trong bụng 1%.
BS Vân Anh