Thời tiết thay đổi, con tôi thường xuyên bị ho, khò khè, khó thở và tức ngực. Bác sĩ chẩn đoán cháu bị hen phế quản. Xin hỏi, bệnh này có nguy hiểm không và cách xử lý khi mắc bệnh? (Thu Trang, Cầu Giấy, Hà Nội)
Trả lời:
Những triệu chứng mà bạn vừa kể xuất hiện đột ngột hoặc xảy ra sau một yếu tố kích thích chính là hen phế quản. Theo tổ chức Phòng chống hen toàn cầu (GINA), bệnh hen hoàn toàn có thể kiểm soát được. Cách xử trí hay nhất đối với cơn hen phế quản là không để nó xảy ra. Muốn như vậy, bệnh nhân cần tránh các yếu tố khởi phát cơn hen, sử dụng thuốc điều trị duy trì theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa hô hấp, chủng ngừa cúm mỗi năm một lần và tái khám định kỳ theo chỉ định. Kiểm soát hen hiệu quả sẽ giúp người bệnh sinh hoạt, học tập và làm việc bình thường.
Tuy nhiên, nếu đã bị lên cơn hen thì phải biết cách xử lý kịp thời để hạn chế tối đa việc phải nhập viện thậm chí tử vong. Những dấu hiệu báo trước một cơn hen phế quản sắp xuất hiện là ngứa họng, ngứa mũi, hắt hơi, ho, chảy nước mắt, nước mũi… Sau đó, cơn hen xuất hiện với các triệu chứng: khò khè, ho liên tục, thở rất nhanh. Ngay khi xuất hiện các dấu hiệu đầu tiên, việc cần làm là tránh xa (nếu có thể được) những yếu tố làm cơn hen xuất hiện như phấn hoa, lông thú, mùi khói thuốc lá, hóa chất... Sau đó, sử dụng thuốc tùy theo mức độ cơn hen. Nếu cơn hen phế quản nhẹ hoặc vừa thì dùng thuốc dãn phế quản tác dụng nhanh (phổ biến nhất là Salbutamol dạng hít, xịt) và xịt họng 1-2 nhát. Tiếp theo, nới lỏng quần áo và ngồi yên theo dõi xem người bệnh có dễ thở hơn không. 20 phút sau, nếu triệu chứng khó thở vẫn không giảm thì xịt thuốc lần 2 (2 nhát/lần). 20 phút vẫn không giảm thì xử trí như cơn hen phế quản nặng, tức là gọi điện ngay cho bác sĩ hoặc đến bệnh viện, trong khi đó vẫn tiếp tục xịt 2 liều thuốc dãn phế quản và uống 1 liều thuốc corticoid.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Vân Tuyên
(Theo Hà Nội mới)
Trả lời:
Những triệu chứng mà bạn vừa kể xuất hiện đột ngột hoặc xảy ra sau một yếu tố kích thích chính là hen phế quản. Theo tổ chức Phòng chống hen toàn cầu (GINA), bệnh hen hoàn toàn có thể kiểm soát được. Cách xử trí hay nhất đối với cơn hen phế quản là không để nó xảy ra. Muốn như vậy, bệnh nhân cần tránh các yếu tố khởi phát cơn hen, sử dụng thuốc điều trị duy trì theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa hô hấp, chủng ngừa cúm mỗi năm một lần và tái khám định kỳ theo chỉ định. Kiểm soát hen hiệu quả sẽ giúp người bệnh sinh hoạt, học tập và làm việc bình thường.
Tuy nhiên, nếu đã bị lên cơn hen thì phải biết cách xử lý kịp thời để hạn chế tối đa việc phải nhập viện thậm chí tử vong. Những dấu hiệu báo trước một cơn hen phế quản sắp xuất hiện là ngứa họng, ngứa mũi, hắt hơi, ho, chảy nước mắt, nước mũi… Sau đó, cơn hen xuất hiện với các triệu chứng: khò khè, ho liên tục, thở rất nhanh. Ngay khi xuất hiện các dấu hiệu đầu tiên, việc cần làm là tránh xa (nếu có thể được) những yếu tố làm cơn hen xuất hiện như phấn hoa, lông thú, mùi khói thuốc lá, hóa chất... Sau đó, sử dụng thuốc tùy theo mức độ cơn hen. Nếu cơn hen phế quản nhẹ hoặc vừa thì dùng thuốc dãn phế quản tác dụng nhanh (phổ biến nhất là Salbutamol dạng hít, xịt) và xịt họng 1-2 nhát. Tiếp theo, nới lỏng quần áo và ngồi yên theo dõi xem người bệnh có dễ thở hơn không. 20 phút sau, nếu triệu chứng khó thở vẫn không giảm thì xịt thuốc lần 2 (2 nhát/lần). 20 phút vẫn không giảm thì xử trí như cơn hen phế quản nặng, tức là gọi điện ngay cho bác sĩ hoặc đến bệnh viện, trong khi đó vẫn tiếp tục xịt 2 liều thuốc dãn phế quản và uống 1 liều thuốc corticoid.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Vân Tuyên
(Theo Hà Nội mới)
Bài viết cùng chủ đề
- Đối phó với bệnh cúm
- 0
- 1,175