Bệnh nhân bẻ nhỏ viên thuốc để uống vì nhiều lý do. Tuy nhiên, việc bẻ nhỏ thuốc này làm nảy sinh một số vấn đề, chẳng hạn không đúng liều lượng, làm thuốc bị “xuống cấp” do tiếp xúc không khí, một số thuốc bị thay đổi tốc độ hòa tan...
Việc chia nhỏ viên thuốc thường do bác sĩ yêu cầu khi muốn bệnh nhân dùng thuốc ở liều lượng mà viên thuốc làm sẵn không có, hoặc muốn bệnh nhân tăng từ từ cũng như giảm từ từ liều lượng. Cũng có thể bác sĩ muốn thăm dò phản ứng của bệnh nhân đối với thuốc nên phải dùng ở liều lượng thấp nhất có thể. Song dù nhà thuốc có bán những dụng cụ cắt thuốc dành cho bệnh nhân có chế độ trị liệu đặc biệt, việc cắt thuốc vẫn không đúng do tay của người bệnh, thị lực kém và tinh thần yếu (thường xảy ra ở người cao tuổi).
Những yếu tố ảnh hưởng đến liều lượng sau khi bẻ thuốc sẽ phụ thuộc chính viên thuốc ấy, cũng như phụ thuộc vào kỹ năng của người bẻ thuốc!
Nên chia thuốc bằng dụng cụ cắt thuốc thay vì dùng tay
Do thuốc
Việc bẻ thuốc không đều sẽ làm tăng hoặc giảm liều lượng thuốc cần uống. Đối với những thuốc có chỉ số trị liệu hẹp sẽ gây hậu quả nghiêm trọng, chẳng hạn như thuốc warfarin hay digoxin. Đối với những thuốc có khung trị liệu rộng thì sự “chập chờn” về liều lượng gây hậu quả ít nghiêm trọng hơn.
Một khi viên thuốc được tháo ra khỏi vỉ dễ giảm chất lượng, bệnh nhân có thể gặp những tác dụng phụ trong quá trình phân hủy thuốc gây ra. Chưa kể khi viên thuốc bị bẻ, sự phân ly thuốc và sự hấp thu thuốc trong cơ thể cũng thay đổi, nhất là những loại viên bao hoặc viên có tác động kéo dài. Một số viên thuốc được nhà sản xuất làm sẵn rãnh nhằm thuận tiện cho việc chia viên thuốc, nhưng sự bẻ đôi chưa hẳn đồng đều. Viên thuốc được bẻ sẽ không ổn định dù chỉ trong khoảng thời gian ngắn.
Việc bảo quản phần còn lại của viên thuốc cũng rất quan trọng. Có bệnh nhân bỏ nửa viên đã bẻ vào chung lọ thuốc có thể “lây” sự xuống cấp cho những viên thuốc khác do xảy ra các phản ứng hóa học, có bệnh nhân bỏ vào một lọ thuốc trống khác lại rất nguy hiểm vì dễ nhầm thuốc!
Do người chia thuốc
Người bệnh có thể dùng tay để bẻ đôi viên thuốc nhưng cũng có người dùng dao cắt thuốc trên thớt, có bệnh nhân dùng hẳn dụng cụ cắt thuốc mua từ nhà thuốc. Nếu cắt không đúng cách hoặc bẻ không đúng cách thì hai mẩu thuốc sẽ không bằng nhau, hay một trong hai hoặc cả hai mẩu bị bể đi một phần nhỏ. Chia thuốc làm tư càng khó khăn vì dễ làm thất thoát thuốc hơn, gây sự biến đổi lớn về lượng thuốc cần được đưa vào cơ thể.
Những bệnh nhân cao tuổi hoặc người có bệnh như thấp khớp, Parkinson, đặc biệt ở bệnh nhân được điều trị với một chế độ trị liệu đòi hỏi phải tăng liều thuốc từ từ hoặc phải bẻ nhỏ nhiều hơn một loại thuốc, thì việc cắt thuốc lại càng khó,
Trước khi quyết định chia nhỏ viên thuốc nên kiểm tra thông tin xem thuốc có thích hợp cho việc bẻ hay không. Chỉ nên bẻ những viên có rãnh và bệnh nhân cần được theo dõi, tư vấn kỹ. Để tăng độ chính xác của viên thuốc cần chia nên sử dụng dụng cụ cắt thuốc.
2h.com
Việc chia nhỏ viên thuốc thường do bác sĩ yêu cầu khi muốn bệnh nhân dùng thuốc ở liều lượng mà viên thuốc làm sẵn không có, hoặc muốn bệnh nhân tăng từ từ cũng như giảm từ từ liều lượng. Cũng có thể bác sĩ muốn thăm dò phản ứng của bệnh nhân đối với thuốc nên phải dùng ở liều lượng thấp nhất có thể. Song dù nhà thuốc có bán những dụng cụ cắt thuốc dành cho bệnh nhân có chế độ trị liệu đặc biệt, việc cắt thuốc vẫn không đúng do tay của người bệnh, thị lực kém và tinh thần yếu (thường xảy ra ở người cao tuổi).
Những yếu tố ảnh hưởng đến liều lượng sau khi bẻ thuốc sẽ phụ thuộc chính viên thuốc ấy, cũng như phụ thuộc vào kỹ năng của người bẻ thuốc!
Nên chia thuốc bằng dụng cụ cắt thuốc thay vì dùng tay
Do thuốc
Việc bẻ thuốc không đều sẽ làm tăng hoặc giảm liều lượng thuốc cần uống. Đối với những thuốc có chỉ số trị liệu hẹp sẽ gây hậu quả nghiêm trọng, chẳng hạn như thuốc warfarin hay digoxin. Đối với những thuốc có khung trị liệu rộng thì sự “chập chờn” về liều lượng gây hậu quả ít nghiêm trọng hơn.
Một khi viên thuốc được tháo ra khỏi vỉ dễ giảm chất lượng, bệnh nhân có thể gặp những tác dụng phụ trong quá trình phân hủy thuốc gây ra. Chưa kể khi viên thuốc bị bẻ, sự phân ly thuốc và sự hấp thu thuốc trong cơ thể cũng thay đổi, nhất là những loại viên bao hoặc viên có tác động kéo dài. Một số viên thuốc được nhà sản xuất làm sẵn rãnh nhằm thuận tiện cho việc chia viên thuốc, nhưng sự bẻ đôi chưa hẳn đồng đều. Viên thuốc được bẻ sẽ không ổn định dù chỉ trong khoảng thời gian ngắn.
Việc bảo quản phần còn lại của viên thuốc cũng rất quan trọng. Có bệnh nhân bỏ nửa viên đã bẻ vào chung lọ thuốc có thể “lây” sự xuống cấp cho những viên thuốc khác do xảy ra các phản ứng hóa học, có bệnh nhân bỏ vào một lọ thuốc trống khác lại rất nguy hiểm vì dễ nhầm thuốc!
Do người chia thuốc
Người bệnh có thể dùng tay để bẻ đôi viên thuốc nhưng cũng có người dùng dao cắt thuốc trên thớt, có bệnh nhân dùng hẳn dụng cụ cắt thuốc mua từ nhà thuốc. Nếu cắt không đúng cách hoặc bẻ không đúng cách thì hai mẩu thuốc sẽ không bằng nhau, hay một trong hai hoặc cả hai mẩu bị bể đi một phần nhỏ. Chia thuốc làm tư càng khó khăn vì dễ làm thất thoát thuốc hơn, gây sự biến đổi lớn về lượng thuốc cần được đưa vào cơ thể.
Những bệnh nhân cao tuổi hoặc người có bệnh như thấp khớp, Parkinson, đặc biệt ở bệnh nhân được điều trị với một chế độ trị liệu đòi hỏi phải tăng liều thuốc từ từ hoặc phải bẻ nhỏ nhiều hơn một loại thuốc, thì việc cắt thuốc lại càng khó,
Trước khi quyết định chia nhỏ viên thuốc nên kiểm tra thông tin xem thuốc có thích hợp cho việc bẻ hay không. Chỉ nên bẻ những viên có rãnh và bệnh nhân cần được theo dõi, tư vấn kỹ. Để tăng độ chính xác của viên thuốc cần chia nên sử dụng dụng cụ cắt thuốc.
2h.com