Chàm, còn gọi là eczema, thường xuất hiện ở một vùng da nào đó trên cơ thể trẻ như: mặt (đặc biệt là hai má, cằm), vùng đầu (sau tai, gáy) hoặc vùng bẹn, nách... Trẻ bị chàm thường hay quấy khóc, kém ngủ, kém bú vì khó chịu, dưới đây là những điều cần làm để hạn chế bệnh cho trẻ.
Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến da của trẻ
Trước tiên, nên hạn chế tắm rửa, sử dụng dầu gội và sữa tắm cho trẻ sơ sinh dưới 10 ngày tuổi. Các nghiên cứu chứng minh rằng, việc tắm cho trẻ sơ sinh hàng ngày sẽ làm mất chất gây bảo vệ da của trẻ sơ sinh, gây khô da và tăng nguy cơ mắc bệnh chàm ở trẻ. Ngoài ra, cũng không nên dùng nước quá nóng khi tắm rửa cho trẻ, bởi vì nước nóng là nhân tố làm da trẻ bị mất nước.
Nên sử dụng dầu gội và sữa tắm cho trẻ vào một chậu tắm riêng biệt. Điều này tránh cho trẻ phải ngâm mình quá lâu trong chậu tắm có chứa xà phòng. Tốt nhất, sau khi thoa xà phòng, bạn nhanh chóng tráng người cho trẻ bằng nước ấm và đặt trẻ sang một chậu nước khác, trước khi tiến hành kì cọ người cho trẻ.
Chọn chất liệu quần áo cho trẻ bằng vải tự nhiên thay vì sợi hóa học. Tránh những bộ trang phục chất liệu sợi dặm, nhựa tổng hợp vì chúng dễ làm tổn thương làn da nhạy cảm của trẻ.
Chú ý đến chất liệu của chăn đệm dành cho trẻ để tránh hiện tượng dị ứng da ở trẻ; không nên lạm dụng kem dưỡng ẩm và tránh thay đổi đột ngột nhiệt độ phòng của trẻ.
Trẻ bị dị ứng dễ kèm theo triệu chứng tái phát của bệnh chàm.
Hạn chế nguy cơ tái phát do thực phẩm
Trẻ bị dị ứng dễ kèm theo triệu chứng tái phát của bệnh chàm. Một năm, trẻ có thể mắc bệnh chàm một vài lần hoặc tần suất tùy theo sự thay đổi thời tiết và thức ăn. Vì vậy, nếu trẻ bước vào tuổi ăn dặm, nên lưu ý những loại thức ăn dễ gây dị ứng cho trẻ bao gồm: sữa bò, trứng, bột mì, đậu nành, lạc, cá, tôm, cua… Riêng với sữa bò, chỉ nên sử dụng cho trẻ trên 1 tuổi. Với các loại thức ăn mới, nên cho trẻ làm quen trong một vài tuần để thử phản ứng cơ thể của trẻ. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu dị ứng với bất kỳ loại thực phẩm nào, nên tạm thời ngừng lại và chờ cho đến khi trẻ lớn hơn.
Nếu trẻ bị chàm, nên lưu ý để không làm xây xước vùng da bị chàm của trẻ. Nếu bị tổn thương, vùng da bị chàm dễ bị chảy máu, viêm nhiễm (lúc này gọi là chàm nhiễm trùng). Khi ấy, việc điều trị chàm nhiễm trùng sẽ khó khăn hơn và có thể để lại sẹo xấu cho cơ thể trẻ.
24h.com
Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến da của trẻ
Trước tiên, nên hạn chế tắm rửa, sử dụng dầu gội và sữa tắm cho trẻ sơ sinh dưới 10 ngày tuổi. Các nghiên cứu chứng minh rằng, việc tắm cho trẻ sơ sinh hàng ngày sẽ làm mất chất gây bảo vệ da của trẻ sơ sinh, gây khô da và tăng nguy cơ mắc bệnh chàm ở trẻ. Ngoài ra, cũng không nên dùng nước quá nóng khi tắm rửa cho trẻ, bởi vì nước nóng là nhân tố làm da trẻ bị mất nước.
Nên sử dụng dầu gội và sữa tắm cho trẻ vào một chậu tắm riêng biệt. Điều này tránh cho trẻ phải ngâm mình quá lâu trong chậu tắm có chứa xà phòng. Tốt nhất, sau khi thoa xà phòng, bạn nhanh chóng tráng người cho trẻ bằng nước ấm và đặt trẻ sang một chậu nước khác, trước khi tiến hành kì cọ người cho trẻ.
Chọn chất liệu quần áo cho trẻ bằng vải tự nhiên thay vì sợi hóa học. Tránh những bộ trang phục chất liệu sợi dặm, nhựa tổng hợp vì chúng dễ làm tổn thương làn da nhạy cảm của trẻ.
Chú ý đến chất liệu của chăn đệm dành cho trẻ để tránh hiện tượng dị ứng da ở trẻ; không nên lạm dụng kem dưỡng ẩm và tránh thay đổi đột ngột nhiệt độ phòng của trẻ.
Trẻ bị dị ứng dễ kèm theo triệu chứng tái phát của bệnh chàm.
Hạn chế nguy cơ tái phát do thực phẩm
Trẻ bị dị ứng dễ kèm theo triệu chứng tái phát của bệnh chàm. Một năm, trẻ có thể mắc bệnh chàm một vài lần hoặc tần suất tùy theo sự thay đổi thời tiết và thức ăn. Vì vậy, nếu trẻ bước vào tuổi ăn dặm, nên lưu ý những loại thức ăn dễ gây dị ứng cho trẻ bao gồm: sữa bò, trứng, bột mì, đậu nành, lạc, cá, tôm, cua… Riêng với sữa bò, chỉ nên sử dụng cho trẻ trên 1 tuổi. Với các loại thức ăn mới, nên cho trẻ làm quen trong một vài tuần để thử phản ứng cơ thể của trẻ. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu dị ứng với bất kỳ loại thực phẩm nào, nên tạm thời ngừng lại và chờ cho đến khi trẻ lớn hơn.
Nếu trẻ bị chàm, nên lưu ý để không làm xây xước vùng da bị chàm của trẻ. Nếu bị tổn thương, vùng da bị chàm dễ bị chảy máu, viêm nhiễm (lúc này gọi là chàm nhiễm trùng). Khi ấy, việc điều trị chàm nhiễm trùng sẽ khó khăn hơn và có thể để lại sẹo xấu cho cơ thể trẻ.
24h.com
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,570
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,120
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,534