Chế độ ăn uống đối với bệnh nhân viêm đại tràng


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ - Viêm đại tràng có nhiều kiểu và để điều trị căn bệnh này, mỗi kiểu bệnh lại đòi hỏi một chế độ dinh dưỡng khác nhau. Sau đây là tuyển tập những câu hỏi thường gặp về chế độ ăn uống khi mắc bệnh viêm đại tràng.

Chế độ ăn cho người bệnh viêm đại tràng


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Tôi bị viêm đại tràng khẩu phần ăn và thuốc uống như thế nào là hợp lý?

Cám ơn bác sĩ!

Bác sĩ Bùi Quang Hưng


Chào bạn.

Viêm đại tràng là một bệnh tiêu hóa thường gặp. Bệnh khởi phát từ một đợt viêm đường tiêu hóa cấp tính do nhiễm khuẩn qua ăn uống nhưng không được chữa trị triệt để dẫn tới hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc. Viêm đại tràng sau nhiều lần tái phát, bệnh chuyển sang viêm đại tràng mạn tính. Ngoài ra, viêm đại tràng còn có thể do yếu tố tâm lý thần kinh như xúc động, lo lắng, stress… làm tác động tới sự điều tiết của hệ thống thần kinh thực vật, gây tăng tiết các chất làm loét ruột. Bệnh viêm đại tràng mạn tính có triệu chứng: rối loạn tiêu hóa, trướng bụng, đau bụng, phân rối loạn (khi lỏng, khi nát, khi táo), không thoải mái sau khi đại tiện và có cảm giác mót đi nữa…

Cần một chế độ ăn hợp lý:

1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng trong việc chữa trị căn bệnh viêm đại tràng. Cần một chế độ ăn đầy đủ các thành phần dinh dưỡng: chất đạm (protein): 1g/kg/1ngày. Năng lượng: 30-35 kcal/kg mỗi ngày tuỳ theo từng bệnh nhân. Chất béo: ăn hạn chế, không quá 15 g/ngày. Đủ nước, muối khoáng và các vitamin.

2. Khi bị táo bón: giảm chất béo, tăng chất xơ (đặc biệt là dưới dạng hòa tan như pectin, insulin, oligofructose…). Ăn làm nhiều bữa nhỏ, khoảng hơn 2 tiếng lại ăn một bữa.

3. Khi bị tiêu chảy: tránh hẳn chất xơ dạng không tan như cellulose để thành ruột khỏi bị cọ xát. Không ăn rau sống, trái cây khô, trái cây đóng hộp. Nếu ăn trái cây tươi thì phải gọt bỏ vỏ.

4. Tránh chất kích thích: những thực phẩm có chất kích thích thần kinh như cà phê, sôcôla, trà… đều phải kiêng. Khi chế biến thức ăn nên hấp hoặc luộc, hạn chế các món xào, rán, sốt.

5. Nên dùng các thực phẩm: gạo, khoai tây, thịt nạc, cá nạc, sữa đậu nành, sữa không thấy lactose, các loại rau xanh nhiều lá như rau ngót, rau muống, rau cải.

6. Không nên ăn các thực phẩm như: trứng, sữa, nem rán, thịt mỡ, đậu đen, hành sống, rượu, bia, cà phê, nước ngọt có ga vì các loại thực phẩm này gây đầy hơi, trướng bụng. Cũng không nên ăn các thực phẩm có nhiều lactose như sữa, nhiều đường như quả ngọt, mật ong, nhiều Sorbitol (có trong bánh kẹo ngọt) vì bệnh nhân có triệu chứng kém hấp thu các loại đường này, do đó ăn vào sẽ gây trướng bụng, đầy hơi và tiêu chảy.

Chúc bạn khỏe!

Viêm đại tràng co thắt nên ăn kiêng gì?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Xin chào bác sĩ!

Con đang bị đại tràng co thắt, trong năm bị khoảng 3-4 lần, cho con hỏi mình có cần ăn kiêng hay không? Hay là cần dùng thuốc gì?

Cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Đặng Phương Liên


Chào bạn!

Viêm đại tràng co thắt hay còn gọi là viêm đại tràng kích thích, hội chứng ruột kích thích là một loại bệnh lý đặc trưng bởi các rối loạn chức năng của ống tiêu hóa với triệu chứng chủ yếu ở đại tràng, tái phát nhiều lần mà không tìm được các thương tổn về giải phẫu, cấu trúc, sinh hóa ở ruột. Mặc dù lí do gây bệnh chưa được biết rõ, nhưng một số yếu tố được cho là làm khởi phát của nệnh như sau nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, stress, thức ăn không thích hợp, thức ăn ít chất xơ, rối loạn thần kinh điều hòa nhu động đại tràng…

Biểu hiện của bệnh bao gồm đau quặn bụng, sôi bụng, đại tiện nhiều lần phân lỏng hoặc táo, phân nát, nhiều bọt, phân nhầy máu mũi, cảm giác mót rặt liên tục, trướng bụng đầy hơi, ợ chua do trào ngược dạ dày thực quản. Bạn có chẩn đoán bị đại tràng co thắt, bạn không cho biết đã được chữa trị ra sao, kết quả đáp ứng chữa trị thế nà, nên rất khó giải đáp cụ thể. Khi bạn đã đi khám và có chẩn đoán thì cần tuân thủ theo đúng chỉ định chữa trị của bác sĩ. Trong tình huống chưa đỡ, bạn cần đi khám lại để bác sĩ kiểm tra và có hướng chữa trị mới phù hợp, hiệu quả hơn. Bên cạnh việc chữa trị thuốc, bạn cần chú ý loại trừ các yếu tố nguy cơ gây bệnh bằng cách tránh căng thẳng, điều chỉnh chế độ ăn. Bạn không nên ăn các thức ăn khó tiêu, dễ sinh hơi (như khoai, sắn…), hoa quả có nhiều đường (xoài, mít…), đồ uống nhiều đường và có gas, rượu, cà phê, gia vị chua cay, thức ăn chế biến sẵn hoặc thức ăn để lâu, nhiều dầu mỡ… Một số người có kinh nghiệm tránh một số thức ăn như trứng, sữa, tôm, cá, cua, rau sống, các mọn nộm (gỏi)…

Chúc bạn vui, khỏe!

Tiêu chảy kéo dài nhất là khi ăn đồ cay nóng có phải viêm đại tràng không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Cháu năm nay 19 tuổi, cháu bị tình trạng tiêu chảy gần 2 tháng nhất là khi ăn đồ cay nóng thì dữ dội hơn. Cháu có xem qua một số triệu chứng của viêm đại tràng cháu thấy rất giống nên cháu có dùng thử Đại tràng Tâm Bình thì thấy không bị tiêu chảy nữa. Vậy cháu có bị viêm đại tràng không ạ?

Cháu cám ơn!

Bác sĩ Đinh Văn Tài


Chào cháu!

Tình trạng tiêu chảy có thể do rất nhiều lí do gây ra, có thể do tác nhân bên ngoài (ngộ độc thực phẩm, nước uống, hóa chất,…), nhưng cũng có thể do rối loạn, tổn thương tại ruột (hội chứng ruột kích thích, viêm nhiễm ruột, khối u cục ở ruột,…), rối loạn bệnh lý cơ thể (rối loạn chuyển hóa, rối loạn nội tiết, rối loạn thần kinh thực vật,…),…

Trường hợp của cháu, có tình trạng tiêu chảy kéo dài 2 tháng, nặng hơn khi ăn đồ cay nóng thì chưa thể khẳng định do lí do gì. Việc cháu tự ý dùng thuốc là cách khắc phục chưa thích hợp, có thể chỉ giảm biểu hiện tạm thời. Do vậy, để xác định rõ lí do và chữa trị triệt để tình trạng bệnh thì cháu nên tới cơ sở y tế chuyên khoa Nội Tiêu hóa để khám. Bên cạnh đó, cháu nên lưu ý tới an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh các thực phẩm nóng, đồ uống có gas, có cồn.

Thân mến!

Viêm đại tràng mạn tính nên ăn uống như thế nào?


Câu hỏi bởi: Đồng Trung

Thưa bác sĩ.

Tôi bị viêm đại tràng mãn tính, ngoài việc dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, tôi nên ăn uống như thế nào?

Cảm ơn bác sĩ tư vấn.

Chào bạn!

Viêm đại tràng mãn tính là bệnh lành tính nhưng thường xuyên tái phát ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, gây trở ngại cho sinh hoạt và công việc thường ngày. Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, việc thay đổi chế độ dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng trong điều trị. Những ngày không đau, người bệnh nên ăn uống tẩm bổ để tăng sức đề kháng và nâng cao thể trạng. Khi bị táo bón thì tăng cường chất xơ, giảm chất béo, chia làm nhiều bữa nhỏ. Bị tiêu chảy thì ăn mềm, dễ tiêu, không ăn rau sống, trái cây đóng hộp, trái cây khô, không dùng các chất kích thích như cà phê, sôcôla, trà, hạn chế mỡ, các sản phẩm từ sữa; tránh các thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid (Aspirin, Ibuprofen, Fendel). Bệnh viêm đại tràng mãn có thể nặng lên nếu người bệnh bị stress hay trầm cảm, bạn nên sống thoải mái, tập thể dục, tập dưỡng sinh mỗi ngày.

Thân mến!

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl