Người ta thấy rằng nếu như khi mổ, bác sĩ chỉ đụng chạm đến phần gây bệnh mà không “sờ” đến phần cơ thể không bị bệnh thì sau mổ người bệnh sẽ sung sướng vô cùng vì không còn chút nào đau đớn cả. Tất nhiên là không thể nào không “sờ” đến phần cơ thể không đau của Quí Vị được, người ta chỉ có thể giảm đi tối đa việc đụng chạm không cần thiết đó. Để tạo cho Quí Vị sự “sung sướng” sau mổ, người ta đã nghĩ ra rất nhiều kĩ thuật cũng như dụng cụ khác nhau. Các kĩ thuật như vậy được gọi là các kĩ thuật ít xâm lấn, và để cho “kêu” hơn, người ta còn gọi chúng là xâm lấn tối thiểu.Năm 1983, Kambin mổ thoát vị đĩa đệm cổ qua một cây kim chọc vào đĩa đệm dưới sự kiểm soát của XQuang và đến năm 1986, Schreiber và Suezawa cải tiến thêm bằng cách sau mỗi lần lấy đi một phần đĩa đệm lại đưa ống nội soi vào để xem. Sau đó có rất nhiều phương pháp mổ nội soi cho bệnh lí đau lưng và thoát vị đĩa đệm. Các phương pháp này đều dùng các ống soi có nguồn chiếu sáng và camera quan sát trực tiếp vùng mổ, sử dụng các dụng cụ chuyên biệt để lấy khối thoát vị hoặc chồi xương. Chúng có chung một lợi thế là ít xâm lấn, tăng mức độ an toàn cho người bệnh. Tuy nhiên, cho đến năm 1998, các kĩ thuật mổ nội soi cho bệnh lí đau thắt lưng và thoát vị đĩa đệm vẫn còn tồn tại một số nhược điểm, đặc biệt là không thể mổ triệt để được dẫn đến khả năng hết bệnh thấp, một số kĩ thuật còn có độ xâm lấn khá cao.Năm 1998, Yeung, một bác sĩ người Mỹ, báo cáo một phương pháp phẫu thuật nội soi mới cho bệnh lí đau thắt lưng và thoát vị đĩa đệm. Yeung phát minh một đường mổ mới và ứng dụng các tiến bộ khoa học như laser, điện cao tần… làm cho cuộc mổ trở nên dễ dàng, triệt để với kết quả tuyệt vời, đó là Nội soi YES.
Điểm đặc biệt của phát minh của Yeung là ống nội soi có nhiều kênh. Trong một ống nội soi chỉ có đường kính 5,2mm có tới 4 đường dẫn bên trong nó, một đường cho chiếu sáng và camera quan sát, hai đường để bơm nước vào và hút nước ra tạo một không gian có thể nhìn thấy được trong lòng đĩa đệm, đường còn lại để đưa các dụng cụ vào. Với một ống nhỏ như vậy, các bác sĩ có thể dễ dàng đi qua lỗ liên hợp để lấy khối thoát vị và nhần nhầy.
Nội soi YES được thực hiện trên bệnh nhân nằm sấp trên bàn mổ, đầu quay sang một bên nhìn vào màn hình đang quay cảnh mổ cho… bản thân mình. Những bệnh nhân “yếu bóng vía” không muốn xem mổ cho mình thì có thể thưởng thức một đoạn phim tình cảm ngắn (tất nhiên là không phải là Titanic vì thời gian “thưởng thức” chỉ khoảng từ 30 phút cho đến tối đa là 45 phút mà thôi). Kim được chích vào đĩa đệm qua da vừa để gây tê, vừa dẫn đường cho các dụng cụ khác. Da được rạch ngay chỗ chích kim khoảng 7mm, một cây thông được luồn vào và cuối cùng thì một đường hầm đã được mở thông từ ngoài vào tới đĩa đệm. Các dụng cụ tạo đường hầm của Yeung được thiết kế vừa tạo được một đường hầm, vừa có chỗ để làm việc lại vừa che chắn được cho rễ thần kinh chứ không thì sau mổ mấy ông luật sư ở Mỹ lại giàu to thêm. Ống nội soi được đưa vào qua đường hầm. Nhân nhầy và khối thoát vị được lấy đi bằng các dụng cụ gắp, cắt hoặc làm rã ra hoặc teo nhỏ đi bằng điện cao tần. Sau cùng thì toàn bộ rễ thần kinh và các cấu trúc khác được quan sát tỉ mỉ trước khi kết thúc.Ngoài cảm giác của đôi tay mà bác sĩ nào cũng cho là mình có rất tốt, rất đúng thì hình ảnh được chiếu ra cho tất cả mọi người xem sẽ xác nhận là rễ thần kinh và bao rễ thần kinh đã được giải phóng hoàn toàn, không còn gây đau cho người bệnh nữa. Sau đó thì tất cả các dụng cụ được rút ra, vết mổ được băng lại chứ không cần khâu. Toàn bộ quá trình thực hiện cho một đĩa đệm kéo dài khoảng 30 phút. Sau mổ người bệnh nằm nghỉ vài giờ là đã có thể đi lại được. Tuy nhiên, trong 24 giời đầu người bệnh nên nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh.
Phát minh của Yeung đã thực sự trở thành một cuộc cách mạng trong việc điều trị phẫu thuật cho bệnh lí thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Hiện nay có rất nhiều phương pháp mổ nội soi theo nguyên lí của Yeung đề ra, có nhiều cải tiến được áp dụng nhưng tất cả đều dựa trên những nguyên lí do Yeung đề ra và đều có thể được gọi là Nội soi YES. Tuy nhiên, vì nhiều lí do khác nhau mà một số hãng dụng cụ cố gắng tìm mọi cách để tách ra khỏi cái bóng của Yeung bằng những chiêu thức khác nhau, và một số người, trong đó có một số các bác sĩ, đã nhẹ dạ tin vào những chiêu thức quảng cáo của các hãng.Hiện nay, sau hơn 10 năm ra đời và phát triển,Nội soi YES đã có một số thay đổi so với ban đầu. Việc tiếp cận vào khối thoát vị đã có những thay đổi cơ bản, không chỉ còn độc nhất một đường vào như trước đây mà đã có thêm đường vào khác với một số cải tiến nhỏ về dụng cụ. Một đường vào mới là đường sau, đặc biệt hữu ích khi khối thoát vị đã vỡ và di lệch ra khỏi vị trí ban đầu, loại thoát vị mà đường vào qua lỗ liên hợp (là con đường kinh điển của Yeung) phải rất khó khăn mới giải quyết được.Sự phát triển của công nghệ khoan mài cao tốc đã làm thay đổi một nét cơ bản của kĩ thuật, đó là việc sử dụng laser trong phẫu thuật nội soi. Hiện nay laser đã không còn được sử dụng trong kĩ thuật này và việc lấy đi các chồi xương được thực hiện bằng hệ thống khoan mài cao tốc. Do tốc độ khoan được nâng lên, độ rung khi mài giảm nên sang chấn các mô xung quanh và sang chấn cho ống nội soi khi mài không còn mạnh nên laser ít được ưa chuộng như trước đây do khả năng hủy hoại mô của nó.Việc sử dụng sóng radio cao tần cũng đã có ý nghĩa thay đổi hơn so với trước đây. Trước đây, các xung của sóng radio tác động làm tan rã các cấu trúc nhân nhầy nhưng hiện nay công việc lấy phần nhân nhầy chủ yếu được thực hiện bởi các dụng cụ chuyên biệt. Do có sự cải tiến của ống nội soi, kênh dụng cụ (đường ống để đưa các dụng cụ vào chỗ mổ thông qua ống nội soi) đã được mở rộng, các dụng cụ cũng được cải tiến nhiều nên việc lấy đi phần nhân nhầy xơ hóa chủ yếu được thực hiện bằng các dụng cụ gắp, cắt… Ngoài mục đích cầm máu, sóng radio cao tần hiện được dùng để làm tan rã các chỗ dính của rễ thần kinh với môi trường xung quanh và chủ yếu là để tăng khả năng tái tạo mô sau mổ, tăng tốc độ liền vết thương.
Hiện nay, các phương pháp phẫu thuật nội soi cho thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng theo nguyên lí của Yeung đã phát triển rộng khắp trên thế giới. Tại Việt nam phẫu thuật Nội soi YES được áp dụng lần đầu tiên vào ngày 19 tháng 10 năm 2007 tại Trung tâm EXSON, sau đó có một số trung tâm thực hiện kĩ thuật này nhưng do những khó khăn khác nhau mà công việc này không được tiến hành thường qui tại các trung tâm đó. Ở Trung tâm EXSON, hiện nay nội soi YES đã trở thành phẫu thuật thường qui, thay thế gần như hoàn toàn cho việc mổ hở điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.Trong một tương lai không xa, nội soi YES sẽ là phương pháp phẫu thuật phổ biến để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng, thay thế dần cho mổ hở.