Theo một nghiên cứu mới đây tại Anh, gan có thể được “bảo quản sống” ngoài cơ thể trong 1 thời gian dài hơn rồi mới được cấy ghép vào cơ thể người cần ghép tạng.
Phương pháp này được phát triển tại Đại học Oxford và hiện đang được thử nghiệm tại trung tâm cấy ghép gan Bệnh viện đại học Nhà Vua. Nó có thể bảo vệ gan hoạt động bên ngoài cơ thể trong 24 giờ bằng cách cung cấp nhiệt độ môi trường tự nhiên phù hợp với nhiệt độ cơ thể, ô xy và các tế bào hồng cầu, ...Với thiết bị này, gan vẫn thực hiện chức năng bình thường, giữ được màu sắc và sản xuất ra mật.
Trong khi đó, hiện việc bảo quản gan được hiến tặng chỉ có thể duy trì được khoảng 12 tiếng theo phương pháp làm lạnh ở 4 độ C, nhằm làm chậm quá trình trao đổi chất của nội tạng, nhưng chất lượng bảo quản vẫn chưa thực sự tốt.
Các kết quả từ hai ca cấy ghép đầu tiên được thực hiện tại Bệnh viện London's King's College vào tháng trước cho thấy rằng thiết bị này hữu ích cho tất cả các bệnh nhân cần ghép gan.
Cụ thể, Ian Christie, 62 tuổi đến từ Torbay, Devon, người đã bị chẩn đoán là viêm gan C 20 năm trước do nhiễm vi rút khi truyền máu, là bệnh nhân đầu tiên được áp dụng thành công phương pháp này. Người cha của 3 đứa con cho biết ông đã bị xơ gan và có thể chết trong vòng 18 tháng nếu không được ghép gan.
Giáo sư Constantin Coussios, khoa Khoa học kỹ thuật Đại học Oxford, một trong những người chế tạo thiết bị mới này rất ngạc nhiên về sự thành công của thiết bị. Ông nói thật tuyệt vời khi chứng kiến những bệnh nhân được ghép gan đã khỏe mạnh.
“Các nguyên tắc cơ bản của ghép gan đã không thay đổi trong nhiều thập kỷ qua. Pương pháp phẫu thuật đã mở ra nhiều cơ hội cho bệnh nhân. Nhiều người trong số họ sẽ không phải chết vì chờ đợi để được ghép nội tạng”, giáo sư Nigel Heaton, trưởng khoa phẫu thuật cấy ghép Bệnh viện London's King's College cho biết.
Theo thống kê, ở châu Âu và châu Mỹ, khoảng 30.000 bệnh nhân phải chờđợi cấy ghép mỗi năm và có đến 25% những bệnh nhân này chết trong khi chờ ghép. Trong khi đó, hàng năm hơn 2.000 lá gan phải bỏ vì bị hư hỏng do hiếu oxy hoặc không được bảo quản lạnh.
Alobacsi.
Phương pháp này được phát triển tại Đại học Oxford và hiện đang được thử nghiệm tại trung tâm cấy ghép gan Bệnh viện đại học Nhà Vua. Nó có thể bảo vệ gan hoạt động bên ngoài cơ thể trong 24 giờ bằng cách cung cấp nhiệt độ môi trường tự nhiên phù hợp với nhiệt độ cơ thể, ô xy và các tế bào hồng cầu, ...Với thiết bị này, gan vẫn thực hiện chức năng bình thường, giữ được màu sắc và sản xuất ra mật.
Trong khi đó, hiện việc bảo quản gan được hiến tặng chỉ có thể duy trì được khoảng 12 tiếng theo phương pháp làm lạnh ở 4 độ C, nhằm làm chậm quá trình trao đổi chất của nội tạng, nhưng chất lượng bảo quản vẫn chưa thực sự tốt.
Các kết quả từ hai ca cấy ghép đầu tiên được thực hiện tại Bệnh viện London's King's College vào tháng trước cho thấy rằng thiết bị này hữu ích cho tất cả các bệnh nhân cần ghép gan.
Cụ thể, Ian Christie, 62 tuổi đến từ Torbay, Devon, người đã bị chẩn đoán là viêm gan C 20 năm trước do nhiễm vi rút khi truyền máu, là bệnh nhân đầu tiên được áp dụng thành công phương pháp này. Người cha của 3 đứa con cho biết ông đã bị xơ gan và có thể chết trong vòng 18 tháng nếu không được ghép gan.
Giáo sư Constantin Coussios, khoa Khoa học kỹ thuật Đại học Oxford, một trong những người chế tạo thiết bị mới này rất ngạc nhiên về sự thành công của thiết bị. Ông nói thật tuyệt vời khi chứng kiến những bệnh nhân được ghép gan đã khỏe mạnh.
“Các nguyên tắc cơ bản của ghép gan đã không thay đổi trong nhiều thập kỷ qua. Pương pháp phẫu thuật đã mở ra nhiều cơ hội cho bệnh nhân. Nhiều người trong số họ sẽ không phải chết vì chờ đợi để được ghép nội tạng”, giáo sư Nigel Heaton, trưởng khoa phẫu thuật cấy ghép Bệnh viện London's King's College cho biết.
Theo thống kê, ở châu Âu và châu Mỹ, khoảng 30.000 bệnh nhân phải chờđợi cấy ghép mỗi năm và có đến 25% những bệnh nhân này chết trong khi chờ ghép. Trong khi đó, hàng năm hơn 2.000 lá gan phải bỏ vì bị hư hỏng do hiếu oxy hoặc không được bảo quản lạnh.
Alobacsi.