Ghẻ là bệnh có tần suất xuất hiện nhiều ở các vùng mà điều kiện vệ sinh thấp kém, tập quán sinh hoạt lạc hậu. Bệnh lây lan nhanh do ký sinh trùng ghẻ lan truyền từ người này sang người khác qua tiếp xúc, dùng chung quần áo, giường chiếu, chăn, màn. Bệnh phát triển nhiều vào mùa đông, tuy không để lại hậu quả nặng nề, song nó cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống.
Đôi nét về ký sinh trùng ghẻ
Hình bầu dục, ghẻ cái dài 0,3 – 0,5mm, màu trắng bẩn; có 4 đôi chân, hai đôi chân trước có kèm theo các ống giác để hút, hai đôi chân sau có các sợi lông dài để di động. Ký sinh trùng ghẻ đào hang ở lớp sừng, đẻ trứng, qua chu kỳ hơn 20 ngày thành ký sinh trùng ghẻ. Sinh sản nhanh trong điều kiện thuận lợi , sau 3 tháng một ký sinh trùng ghẻ cái có thể sinh sản ra một dòng họ 150 triệu con.
Biểu hiện của bệnh
Giai đoạn ban đầu: Ngứa là triệu chứng chính, làm bệnh nhân không thể chịu được và đi khám bệnh. Thường xuất hiện sau khi lây bệnh khoảng một tuần, ngứa ít về ban ngày, ngứa nhiều về đêm.
Giai đoạn về sau: Khi các thương tổn đã xuất hiện đầy đủ sẽ bao gồm:
Vị trí tổn thương đặc hiệu: Kẽ ngón tay, ngấn cổ tay, cùi tay, bờ trước nách, quanh rốn, nếp lằn mông, chân, sinh dục ngoài... ở nam giới cần chú ý ở bao quy đầu, ở nữ giới cần chú ý ở vú, nhất là quanh núm vú, ở trẻ em cần chú ý đến lòng bàn chân.
Con ghẻ và những tổn thương trên da
Tổn thương cơ bản: Là những đường hang ngoằn ngoèo, hình chữ chi, màu trắng xám, dài vài mm, không liên quan đến lớp biểu bì. Đầu đường hang là mụn nước 1 - 2 mm, ký sinh trùng ghẻ thường cư trú ở đây.
Ngoài ra cần chú ý đến các tổn thương khác như: vết gãi, vết xước da, vết trợt vấy tiết, sẹo thẫm màu.
Đặc biệt nếu có sự lây lan trong tập thể, khêu bắt được cái ghẻ, nạo luống ghẻ, mụn nước soi kính thì chẩn đoán chính xác là bệnh ghẻ.
Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là nếu không được điều trị mà để bệnh kéo dài có thể gây ra những biến chứng như ghẻ nhiễm khuẩn (ngoài các biểu hiện nêu trên còn có thêm các mụn mủ xuất hiện), ghẻ viêm da hóa (bên cạnh các biểu hiện của bệnh ghẻ còn có các tổn thương khác; đó là đám viêm da đỏ, 15 - 20cm đường kính, trên nền đỏ rải rác có mụn nước, vết trợt, khô hoặc chảy dịch, ngứa. Nếu không được điều trị tốt đám viêm da lâu ngày sẽ dẫn đến eczema) và ghẻ nhiễm khuẩn có biến chứng viêm cầu thận cấp là biến chứng nguy hiểm nhất.
Điều trị
Nguyên tắc điều trị
Phát hiện sớm, điều trị sớm đủ thời gian.
Điều trị cùng một lúc cả người bệnh lẫn người liên quan.
Bôi thuốc vào buổi tối, bôi trước khi đi ngủ, bôi như bôi dầu bóng, bôi 3 ngày liền mới tắm giặt thay quần áo.
Không dùng các thuốc độc cho cơ thể để chữa ghẻ.
Tránh cào gãi, chà xát.
Tại chỗ: Dùng một trong các thuốc trị ghẻ sau.
Dầu DEP (DiEthylPhtalat): Là chất lỏng, không màu, không mùi, sánh, không gây kích thích da và không bẩn quần áo. Cần chú ý chỉ bôi lên thương tổn, không bôi diện rộng, không bôi lên niêm mạc, không để dây vào mắt. Bôi lên các tổn thương ghẻ mỗi ngày 2 – 3 lần, bôi cả ban đêm, ngày thứ 3 tắm bằng xà phòng và nước nóng, thay quần áo.
Bôi thuốc điều trị bệnh ghẻ
Mỡ diêm sinh: 10% cho trẻ em, 30% cho người lớn, sau khi tắm xong, lau khô, bôi thuốc mỡ trên vùng da bị ghẻ, khoảng 24 giờ sau bôi lần thứ hai, ngày thứ 3 tắm bằng xà phòng và nước nóng, thay quần áo.
Dầu Benzyl benzoat 33%: Không cần thiết phải tắm trước, bôi lên tổn thương trừ vùng đầu và mặt, 20 phút sau bôi thêm lần nữa, ngoài ra có thể bôi thêm sau 24 giờ. Ngày thứ 3 tắm bằng xà phòng và nước nóng, thay quần áo. Tiếp tục điều trị theo trình tự trên cho đến khi lành bệnh.
Kem Eurax trị ghẻ và sẩn ngứa: Thuốc có tác dụng chống ngứa, diệt cái ghẻ, chấy. Liều dùng: Ngứa bôi 2 - 3 lần/ngày, ghẻ bôi 1 lần vào buổi tối trong 2 - 3 ngày; chỉ bôi một lần mỏng, có thể tắm trước khi bôi; không được dùng khi bệnh ngoài da có chảy nước, mẫn cảm... Không nên dùng cho người mang thai, không bôi vào vùng núm vú và vùng xung quanh, không dùng cho trẻ dưới 30 tháng tuổi.
Nếu dùng dung dịch hoặc kem Kwell, chỉ cần bôi 1 - 2 lần.
Trong trường hợp ghẻ nhiễm khuẩn phải bôi thêm các thuốc màu, ghẻ viêm da hóa phải điều trị thêm vùng viêm da.
Bên cạnh các thuốc dùng tại chỗ nêu trên, cần dùng thêm các thuốc toàn thân khác như kháng histamin, vitamin B, C...
Điều trị bằng đông y có thể cho bệnh nhân tắm lá đắng, lá ba gạc, lá đào, lá xoan..., bôi dầu hạt máu chó.
Dù là phương pháp điều trị nào, để tránh tái phát, phải điều trị cùng một lúc cả người bệnh và người sống chung trong gia đình, người ngủ chung một giường. Quần áo chăn màn phải được giặt và luộc sôi. Khi có một đợt dịch lây lan nhiều cần tẩy uế quần áo, chăn màn bằng cách dùng DDT rắc vào quần áo, đậy kín trong 48 giờ, sau đó đem giặt kỹ rồi mới dùng lại.
Đôi nét về ký sinh trùng ghẻ
Hình bầu dục, ghẻ cái dài 0,3 – 0,5mm, màu trắng bẩn; có 4 đôi chân, hai đôi chân trước có kèm theo các ống giác để hút, hai đôi chân sau có các sợi lông dài để di động. Ký sinh trùng ghẻ đào hang ở lớp sừng, đẻ trứng, qua chu kỳ hơn 20 ngày thành ký sinh trùng ghẻ. Sinh sản nhanh trong điều kiện thuận lợi , sau 3 tháng một ký sinh trùng ghẻ cái có thể sinh sản ra một dòng họ 150 triệu con.
Biểu hiện của bệnh
Giai đoạn ban đầu: Ngứa là triệu chứng chính, làm bệnh nhân không thể chịu được và đi khám bệnh. Thường xuất hiện sau khi lây bệnh khoảng một tuần, ngứa ít về ban ngày, ngứa nhiều về đêm.
Giai đoạn về sau: Khi các thương tổn đã xuất hiện đầy đủ sẽ bao gồm:
Vị trí tổn thương đặc hiệu: Kẽ ngón tay, ngấn cổ tay, cùi tay, bờ trước nách, quanh rốn, nếp lằn mông, chân, sinh dục ngoài... ở nam giới cần chú ý ở bao quy đầu, ở nữ giới cần chú ý ở vú, nhất là quanh núm vú, ở trẻ em cần chú ý đến lòng bàn chân.
Con ghẻ và những tổn thương trên da
Tổn thương cơ bản: Là những đường hang ngoằn ngoèo, hình chữ chi, màu trắng xám, dài vài mm, không liên quan đến lớp biểu bì. Đầu đường hang là mụn nước 1 - 2 mm, ký sinh trùng ghẻ thường cư trú ở đây.
Ngoài ra cần chú ý đến các tổn thương khác như: vết gãi, vết xước da, vết trợt vấy tiết, sẹo thẫm màu.
Đặc biệt nếu có sự lây lan trong tập thể, khêu bắt được cái ghẻ, nạo luống ghẻ, mụn nước soi kính thì chẩn đoán chính xác là bệnh ghẻ.
Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là nếu không được điều trị mà để bệnh kéo dài có thể gây ra những biến chứng như ghẻ nhiễm khuẩn (ngoài các biểu hiện nêu trên còn có thêm các mụn mủ xuất hiện), ghẻ viêm da hóa (bên cạnh các biểu hiện của bệnh ghẻ còn có các tổn thương khác; đó là đám viêm da đỏ, 15 - 20cm đường kính, trên nền đỏ rải rác có mụn nước, vết trợt, khô hoặc chảy dịch, ngứa. Nếu không được điều trị tốt đám viêm da lâu ngày sẽ dẫn đến eczema) và ghẻ nhiễm khuẩn có biến chứng viêm cầu thận cấp là biến chứng nguy hiểm nhất.
Điều trị
Nguyên tắc điều trị
Phát hiện sớm, điều trị sớm đủ thời gian.
Điều trị cùng một lúc cả người bệnh lẫn người liên quan.
Bôi thuốc vào buổi tối, bôi trước khi đi ngủ, bôi như bôi dầu bóng, bôi 3 ngày liền mới tắm giặt thay quần áo.
Không dùng các thuốc độc cho cơ thể để chữa ghẻ.
Tránh cào gãi, chà xát.
Tại chỗ: Dùng một trong các thuốc trị ghẻ sau.
Dầu DEP (DiEthylPhtalat): Là chất lỏng, không màu, không mùi, sánh, không gây kích thích da và không bẩn quần áo. Cần chú ý chỉ bôi lên thương tổn, không bôi diện rộng, không bôi lên niêm mạc, không để dây vào mắt. Bôi lên các tổn thương ghẻ mỗi ngày 2 – 3 lần, bôi cả ban đêm, ngày thứ 3 tắm bằng xà phòng và nước nóng, thay quần áo.
Bôi thuốc điều trị bệnh ghẻ
Mỡ diêm sinh: 10% cho trẻ em, 30% cho người lớn, sau khi tắm xong, lau khô, bôi thuốc mỡ trên vùng da bị ghẻ, khoảng 24 giờ sau bôi lần thứ hai, ngày thứ 3 tắm bằng xà phòng và nước nóng, thay quần áo.
Dầu Benzyl benzoat 33%: Không cần thiết phải tắm trước, bôi lên tổn thương trừ vùng đầu và mặt, 20 phút sau bôi thêm lần nữa, ngoài ra có thể bôi thêm sau 24 giờ. Ngày thứ 3 tắm bằng xà phòng và nước nóng, thay quần áo. Tiếp tục điều trị theo trình tự trên cho đến khi lành bệnh.
Kem Eurax trị ghẻ và sẩn ngứa: Thuốc có tác dụng chống ngứa, diệt cái ghẻ, chấy. Liều dùng: Ngứa bôi 2 - 3 lần/ngày, ghẻ bôi 1 lần vào buổi tối trong 2 - 3 ngày; chỉ bôi một lần mỏng, có thể tắm trước khi bôi; không được dùng khi bệnh ngoài da có chảy nước, mẫn cảm... Không nên dùng cho người mang thai, không bôi vào vùng núm vú và vùng xung quanh, không dùng cho trẻ dưới 30 tháng tuổi.
Nếu dùng dung dịch hoặc kem Kwell, chỉ cần bôi 1 - 2 lần.
Trong trường hợp ghẻ nhiễm khuẩn phải bôi thêm các thuốc màu, ghẻ viêm da hóa phải điều trị thêm vùng viêm da.
Bên cạnh các thuốc dùng tại chỗ nêu trên, cần dùng thêm các thuốc toàn thân khác như kháng histamin, vitamin B, C...
Điều trị bằng đông y có thể cho bệnh nhân tắm lá đắng, lá ba gạc, lá đào, lá xoan..., bôi dầu hạt máu chó.
Dù là phương pháp điều trị nào, để tránh tái phát, phải điều trị cùng một lúc cả người bệnh và người sống chung trong gia đình, người ngủ chung một giường. Quần áo chăn màn phải được giặt và luộc sôi. Khi có một đợt dịch lây lan nhiều cần tẩy uế quần áo, chăn màn bằng cách dùng DDT rắc vào quần áo, đậy kín trong 48 giờ, sau đó đem giặt kỹ rồi mới dùng lại.
Sức khỏe đời sống
Bài viết cùng chủ đề
- Đừng để bệnh nấm tóc làm phiền
- 0
- 1,555
- Đông y trị mụn trứng cá
- 0
- 1,102
- Điều trị sẹo bỏng lâu năm
- 1
- 2,513