Hội chứng trầm cảm sau sinh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, của bé, mà còn có nguy cơ làm hỏng hạnh phúc gia đình. Hãy cùng tìm hiểu về triệu chứng và cách vượt qua hội chứng này từ tình huống thật của đôi vợ chồng trẻ tại TP.HCM.
Giống như bao cặp vợ chồng trẻ khác, Lan và Hùng háo hức chờ đợi đứa con đầu lòng. Họ tự tay sơn vẽ phòng cho bé, cùng nhau mua sắm thật đầy đủ để chào đón bé. Thế nhưng sau một tháng sinh con. Lan không còn cảm thấy muốn gần gũi con mình nữa. Cô khóc suốt và thậm chí có khi còn muốn tự vẫn. “Điều thất vọng đầu tiên khi sinh bé là tôi không cảm thấy việc sinh nở tuyệt diệu như tôi tưởng”, Lan kể lại.
1. Nhật ký của Lan: Không muốn nhìn thấy con
“Sau khi sinh, tôi phát hiện bé có điều gì đó không bình thường, bé khóc liên tục vì đói, nhưng cứ mỗi lần bú xong bé lại ói hết cả ra. Mỗi ngày bé ngủ rất nhiều giấc nhưng không có giấc nào dài quá 30 phút, và mỗi khi thức dậy bé lại khóc, quấy. Vì thế, chỉ 3 ngày sau khi sinh, tâm trạng tôi tệ hại đến nỗi tôi khóc suốt và không còn cảm thấy muốn gần bé thêm một phút nào nữa. Bé bị chứng trào ngược, việc cho bé ăn rất khó khăn. Sau khi được điều trị, bé ngủ ngon hơn nhưng vẫn còn khóc quấy.
Dù có người giúp việc nhưng chẳng lúc nào tôi được ngủ thẳng giấc. Thần kinh tôi căng thẳng tột độ, tôi khóc suốt và mỗi khi ăn vào tôi lại bị nôn ngược trở ra, và rồi lại khóc. Sau đó tôi lại quay sang trách chồng chẳng giúp gì cho tôi, trong khi cả đêm tôi phải thức suốt để chăm sóc bé thì anh lại lăn ra ngủ. Mỗi ngày trôi qua với tôi là một cực hình, và tôi mệt mỏi đến độ muốn tìm cách tự vẫn. Và mặc dù hai tháng sau đó tôi tìm được một người trông trẻ khá tốt, bà ở cùng nhà, giúp tôi làm tất cả mọi việc cho bé, cho bé ăn, ru bé ngủ, tắm cho bé… nhưng tôi vẫn rất ít khi muốn lại gần con gái mình. Thậm chí tôi không thích nhìn bé ăn, không thích thấy bé ngủ, và muốn tránh xa bé càng sớm càng tốt”.
2. Nhật ký của Hưng: Rất sợ vợ nhảy lầu tự vẫn
“Khi người giúp việc nghỉ việc, thời gian đầu mỗi đêm tôi và Lan thay phiên cho bé bú, nhưng chỉ vài tuần, công việc ở công ty nhiều quá, có hôm tôi phải làm đến 3-4 giờ sáng mới xong, Lan phải chăm sóc con một mình. Chỉ một tháng sau, vợ tôi hoàn toàn thay đổi. Tôi có cảm giác “bị lừa” rằng người phụ nữ lạc quan vui vẻ trước kia của tôi bị thay bằng một người khác luôn khóc lóc và dễ nổi nóng. Tôi nhận ra vợ mình bị hội chứng trầm cảm sau khi sinh và đưa cô ấy đến bác sĩ tâm lý. Tôi tìm ngay một vú em mới, nhưng Lan cũng chẳng khá hơn. Lan cứ lo lắng những chuyện không đâu như: sợ vú em sẽ lại nghỉ việc, sợ vú em cho bé bú quá nhiều sẽ bị ọc sữa, và cứ mỗi lần bé khóc Lan lại nổi nóng và cáu gắt. Cô ấy thích ôm cánh tay tôi mỗi khi ngủ, và vì thế mỗi tối tôi dành cả tiếng đồng hồ để dỗ cô ấy ngủ như dỗ một đứa trẻ. Thật sự lúc đó tôi vô cùng stress với nhiều nỗi lo lắng: Liệu tôi đã làm tốt công việc ở công ty chưa? Liệu Lan có nhảy lầu khi tôi đi làm vắng nhà không? Chứng trào ngược của con gái tôi bao lâu mới hết? Và càng stress hơn khi tôi phải giấu đi tất cả những lo lắng ấy, tỏ vẻ “không có gì” để có thể làm chỗ dựa tinh thần cho vợ mình”.
3. Và tâm sự của Lan…
“Cả tháng đầu, bác sĩ cho uống khá nhiều thuốc nhưng có vẻ chẳng tác dụng gì, thỉnh thoảng tôi vẫn muốn tự vẫn. Vị bác sĩ tâm lý thứ hai tôi tìm đến có vẻ chuyên nghiệp hơn. Sau vài tháng, dù vẫn còn chưa muốn gần con, nhưng bà đã làm cho tôi thấy mọi thứ tốt hơn, và có thể tập trung vào công việc hơn khi tôi đi làm trở lại vào tháng 4. Và cũng may là chúng tôi tìm được vú em giỏi. Giờ con gái tôi đã gần 2 tuổi, nhìn cháu bập bẹ gọi tên ba mẹ tôi thật hạnh phúc và thầm cảm ơn ông xã ”.
4. Hưng và niềm vui “tìm lại người xưa”
“Cái Lan cần là một người có thể lý giải các trạng thái tâm lý cô ấy đã gặp phải và đưa ra lời khuyên cụ thể. Suốt một năm đầu chúng tôi cãi nhau liên tục bởi không phải lúc nào tôi cũng đủ kiên nhẫn để chiều theo tính khí thất thường của Lan, mặc dù tôi biết những điều cô ấy phải trải qua. Cũng may là tôi nhanh chóng nhận ra cô ấy bị trầm cảm. Hiện tại cô ấy đã vui trở lại, nhưng tôi nghĩ vẫn cần một thời gian nữa để tôi có thể thấy lại Lan của tôi như ngày xưa. Bây giờ tôi lại muốn có đứa thứ hai nhưng chắc chắn Lan sẽ không ủng hộ “ý muốn” đó”.
Vì sao mà các mẹ bị trầm cảm sau sinh?
Sự thay đổi hoocmon dẫn đến thay đổi cảm xúc. Sự mệt mỏi sau khi sinh cộng thêm việc bị mất ngủ liên tục do phải cho bé bú nhiều lần trong đêm khiến các bà mẹ dễ dàng bị trầm cảm. Trong trường hợp đó, họ cần được chữa trị bằng thuốc và nhất là cần được hỗ trợ rất nhiều từ chồng và người thân.
Ai dễ bị mắc hội chứng trầm cảm sau khi sinh?
Hoi chung tram cam – Những phụ nữ làm mẹ lần đầu, và những bà mẹ dưới 2 tuổi, hoặc những bà mẹ của đứa trẻ hay bị bệnh thường có nhiều nguy cơ bị hội chứng trầm cảm sau khi sinh. Và mọi chuyện sẽ càng tệ hại hơn nếu họ không biết mình đang mắc bệnh, hoặc gia đình không biết cách giúp đỡ để họ vượt qua hội chứng này.
Chia sẻ kinh nghiệm của chị Mai Loan, 30 tuổi, Hà Nội
Cho đến giờ này, con trai đã gần 5 tuổi, tôi vẫn không sao quên được thời gian ấy, giấc ngủ dài nhất của tôi là khoảng 2 tiếng, tỉnh dậy tôi hốt hoảng ngó sang con, sờ vào mũi con vì hơi thở của con quá nhẹ… Mới sinh, phải kiêng ra ngoài, kiêng đọc sách, kiêng xem tivi… nghĩa là kiêng không có gì thư giãn, xả stress, thêm vào đó là những căng thẳng thần kinh do mất ngủ, do vết khâu trên cơ thể gây đau đớn. Khi chồng và người thân đã ngủ say, thì tôi loay hoay với tã lót bẩn, với lọ chai lỉnh kỉnh để pha sữa. Thêm nỗi ám ảnh, ăn ít thì thiếu sữa cho con, ăn cho đủ sữa thì sợ thân hình mập quá. Có những lúc tinh thần tôi tưởng như suy sụp, ôm con khóc một mình trong đêm vì tủi thân, vì mệt mỏi. Để vượt qua, tôi yêu cầu mẹ, chồng tôi giúp đỡ, đôi lúc chỉ cần có họ ở cạnh bạn, nói chuyện cùng thôi, đã đủ để vượt qua những giây phút suy sụp tinh thần, cùng nhân lên niềm hạnh phúc khi nhìn thấy con lớn lên từng ngày…
Giống như bao cặp vợ chồng trẻ khác, Lan và Hùng háo hức chờ đợi đứa con đầu lòng. Họ tự tay sơn vẽ phòng cho bé, cùng nhau mua sắm thật đầy đủ để chào đón bé. Thế nhưng sau một tháng sinh con. Lan không còn cảm thấy muốn gần gũi con mình nữa. Cô khóc suốt và thậm chí có khi còn muốn tự vẫn. “Điều thất vọng đầu tiên khi sinh bé là tôi không cảm thấy việc sinh nở tuyệt diệu như tôi tưởng”, Lan kể lại.
1. Nhật ký của Lan: Không muốn nhìn thấy con
“Sau khi sinh, tôi phát hiện bé có điều gì đó không bình thường, bé khóc liên tục vì đói, nhưng cứ mỗi lần bú xong bé lại ói hết cả ra. Mỗi ngày bé ngủ rất nhiều giấc nhưng không có giấc nào dài quá 30 phút, và mỗi khi thức dậy bé lại khóc, quấy. Vì thế, chỉ 3 ngày sau khi sinh, tâm trạng tôi tệ hại đến nỗi tôi khóc suốt và không còn cảm thấy muốn gần bé thêm một phút nào nữa. Bé bị chứng trào ngược, việc cho bé ăn rất khó khăn. Sau khi được điều trị, bé ngủ ngon hơn nhưng vẫn còn khóc quấy.
Dù có người giúp việc nhưng chẳng lúc nào tôi được ngủ thẳng giấc. Thần kinh tôi căng thẳng tột độ, tôi khóc suốt và mỗi khi ăn vào tôi lại bị nôn ngược trở ra, và rồi lại khóc. Sau đó tôi lại quay sang trách chồng chẳng giúp gì cho tôi, trong khi cả đêm tôi phải thức suốt để chăm sóc bé thì anh lại lăn ra ngủ. Mỗi ngày trôi qua với tôi là một cực hình, và tôi mệt mỏi đến độ muốn tìm cách tự vẫn. Và mặc dù hai tháng sau đó tôi tìm được một người trông trẻ khá tốt, bà ở cùng nhà, giúp tôi làm tất cả mọi việc cho bé, cho bé ăn, ru bé ngủ, tắm cho bé… nhưng tôi vẫn rất ít khi muốn lại gần con gái mình. Thậm chí tôi không thích nhìn bé ăn, không thích thấy bé ngủ, và muốn tránh xa bé càng sớm càng tốt”.
2. Nhật ký của Hưng: Rất sợ vợ nhảy lầu tự vẫn
“Khi người giúp việc nghỉ việc, thời gian đầu mỗi đêm tôi và Lan thay phiên cho bé bú, nhưng chỉ vài tuần, công việc ở công ty nhiều quá, có hôm tôi phải làm đến 3-4 giờ sáng mới xong, Lan phải chăm sóc con một mình. Chỉ một tháng sau, vợ tôi hoàn toàn thay đổi. Tôi có cảm giác “bị lừa” rằng người phụ nữ lạc quan vui vẻ trước kia của tôi bị thay bằng một người khác luôn khóc lóc và dễ nổi nóng. Tôi nhận ra vợ mình bị hội chứng trầm cảm sau khi sinh và đưa cô ấy đến bác sĩ tâm lý. Tôi tìm ngay một vú em mới, nhưng Lan cũng chẳng khá hơn. Lan cứ lo lắng những chuyện không đâu như: sợ vú em sẽ lại nghỉ việc, sợ vú em cho bé bú quá nhiều sẽ bị ọc sữa, và cứ mỗi lần bé khóc Lan lại nổi nóng và cáu gắt. Cô ấy thích ôm cánh tay tôi mỗi khi ngủ, và vì thế mỗi tối tôi dành cả tiếng đồng hồ để dỗ cô ấy ngủ như dỗ một đứa trẻ. Thật sự lúc đó tôi vô cùng stress với nhiều nỗi lo lắng: Liệu tôi đã làm tốt công việc ở công ty chưa? Liệu Lan có nhảy lầu khi tôi đi làm vắng nhà không? Chứng trào ngược của con gái tôi bao lâu mới hết? Và càng stress hơn khi tôi phải giấu đi tất cả những lo lắng ấy, tỏ vẻ “không có gì” để có thể làm chỗ dựa tinh thần cho vợ mình”.
3. Và tâm sự của Lan…
“Cả tháng đầu, bác sĩ cho uống khá nhiều thuốc nhưng có vẻ chẳng tác dụng gì, thỉnh thoảng tôi vẫn muốn tự vẫn. Vị bác sĩ tâm lý thứ hai tôi tìm đến có vẻ chuyên nghiệp hơn. Sau vài tháng, dù vẫn còn chưa muốn gần con, nhưng bà đã làm cho tôi thấy mọi thứ tốt hơn, và có thể tập trung vào công việc hơn khi tôi đi làm trở lại vào tháng 4. Và cũng may là chúng tôi tìm được vú em giỏi. Giờ con gái tôi đã gần 2 tuổi, nhìn cháu bập bẹ gọi tên ba mẹ tôi thật hạnh phúc và thầm cảm ơn ông xã ”.
4. Hưng và niềm vui “tìm lại người xưa”
“Cái Lan cần là một người có thể lý giải các trạng thái tâm lý cô ấy đã gặp phải và đưa ra lời khuyên cụ thể. Suốt một năm đầu chúng tôi cãi nhau liên tục bởi không phải lúc nào tôi cũng đủ kiên nhẫn để chiều theo tính khí thất thường của Lan, mặc dù tôi biết những điều cô ấy phải trải qua. Cũng may là tôi nhanh chóng nhận ra cô ấy bị trầm cảm. Hiện tại cô ấy đã vui trở lại, nhưng tôi nghĩ vẫn cần một thời gian nữa để tôi có thể thấy lại Lan của tôi như ngày xưa. Bây giờ tôi lại muốn có đứa thứ hai nhưng chắc chắn Lan sẽ không ủng hộ “ý muốn” đó”.
Vì sao mà các mẹ bị trầm cảm sau sinh?
Sự thay đổi hoocmon dẫn đến thay đổi cảm xúc. Sự mệt mỏi sau khi sinh cộng thêm việc bị mất ngủ liên tục do phải cho bé bú nhiều lần trong đêm khiến các bà mẹ dễ dàng bị trầm cảm. Trong trường hợp đó, họ cần được chữa trị bằng thuốc và nhất là cần được hỗ trợ rất nhiều từ chồng và người thân.
Ai dễ bị mắc hội chứng trầm cảm sau khi sinh?
Hoi chung tram cam – Những phụ nữ làm mẹ lần đầu, và những bà mẹ dưới 2 tuổi, hoặc những bà mẹ của đứa trẻ hay bị bệnh thường có nhiều nguy cơ bị hội chứng trầm cảm sau khi sinh. Và mọi chuyện sẽ càng tệ hại hơn nếu họ không biết mình đang mắc bệnh, hoặc gia đình không biết cách giúp đỡ để họ vượt qua hội chứng này.
Chia sẻ kinh nghiệm của chị Mai Loan, 30 tuổi, Hà Nội
Cho đến giờ này, con trai đã gần 5 tuổi, tôi vẫn không sao quên được thời gian ấy, giấc ngủ dài nhất của tôi là khoảng 2 tiếng, tỉnh dậy tôi hốt hoảng ngó sang con, sờ vào mũi con vì hơi thở của con quá nhẹ… Mới sinh, phải kiêng ra ngoài, kiêng đọc sách, kiêng xem tivi… nghĩa là kiêng không có gì thư giãn, xả stress, thêm vào đó là những căng thẳng thần kinh do mất ngủ, do vết khâu trên cơ thể gây đau đớn. Khi chồng và người thân đã ngủ say, thì tôi loay hoay với tã lót bẩn, với lọ chai lỉnh kỉnh để pha sữa. Thêm nỗi ám ảnh, ăn ít thì thiếu sữa cho con, ăn cho đủ sữa thì sợ thân hình mập quá. Có những lúc tinh thần tôi tưởng như suy sụp, ôm con khóc một mình trong đêm vì tủi thân, vì mệt mỏi. Để vượt qua, tôi yêu cầu mẹ, chồng tôi giúp đỡ, đôi lúc chỉ cần có họ ở cạnh bạn, nói chuyện cùng thôi, đã đủ để vượt qua những giây phút suy sụp tinh thần, cùng nhân lên niềm hạnh phúc khi nhìn thấy con lớn lên từng ngày…
Tresosinh.net