Trẻ bị tiêu chảy thường nhanh bị suy kiệt sức khỏe do mất nước, điện giải và dinh dưỡng. Nhiều bé bị mất sức đề kháng sau tiêu chảy cấp và khiến bệnh tiêu chảy nặng thêm thành tiêu chảy kéo dài. Khi đó, trẻ rất dễ bị rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất. Thậm chí nhiều bé bị ảnh hưởng trầm trọng gây nguy hiểm đến tính mạng.
Cha mẹ cần hết sức chú ý trong việc chăm sóc các bé trong thời gian này để cơ thể bé nhanh phục hồi. Mình xin chia sẻ một số kinh nghiệm chăm sóc con trong giai đoạn bé bị tiêu chảy. Em xin trích dẫn thông tin của trang dieutritieuchay
Cách chăm sóc khi trẻ bị tiêu chảy
Cha mẹ cần hết sức chú ý trong việc chăm sóc các bé trong thời gian này để cơ thể bé nhanh phục hồi. Mình xin chia sẻ một số kinh nghiệm chăm sóc con trong giai đoạn bé bị tiêu chảy. Em xin trích dẫn thông tin của trang dieutritieuchay
Cách chăm sóc khi trẻ bị tiêu chảy
- Để tránh bị mất nước, khi chăm sóc trẻ tiêu chảy, mẹ nên cho trẻ uống thêm nhiều nước đun sôi để nguội, nước khoáng, nước dừa tươi,… Mẹ tránh cho con dùng các loại nước giải khát công nghiệp có nhiều đường, quá ngọt, càng khiến bệnh thêm trầm trọng. Có thể dùng dung dịch Oresol, nhưng chỉ uống sau tiêu chảy, theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế.
- Khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cấp, mẹ cần cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng phù hợp với lứa tuổi với các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như: Bột gạo, khoai tây, thịt gà, thịt lợn nạc, sữa chua, sữa đậu nành, cà rốt, chuối tiêu, hồng xiêm… Thức ăn cho trẻ cần được chế biến kỹ và làm mềm, ninh, hầm nhừ. Mẹ nên chia nhỏ bữa ăn làm nhiều lần.
- Để phòng ngừa tiêu chảy cần chú ý giữ vệ sinh ăn uống, bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi và kéo dài đến 18-24 tháng. Mẹ không nên cho trẻ bò lê trên sàn nhà, không nên ngậm tay hoặc ngậm đồ chơi. Bạn nên cho trẻ ăn uống bằng cốc, chén, muỗng để dễ vệ sinh, nếu bú bình cần vệ sinh bình kỹ trước mỗi lần bú.