Thời gian gần đây ở Hồng Kông (Trung Quốc) có một số ca bệnh viêm phổi do một vi khuẩn Legionella gây nên, có khả năng gây chết người và lây lan nhanh.
Một số nét về vi khuẩn Legionella
Vào tháng giêng năm 1976 xảy ra một vụ dịch viêm phổi trong quân đội ở TP. Philadenphia nước Mỹ, vụ dịch có tới 4.400 lính bị mắc bệnh do vi khuẩn Legionella gây nên, với số người tử vong khá cao (28 người). Từ vụ dịch này người ta đặt tên cho loại bệnh đó với các tên khác nhau như: Philly Killer, Legion Fever, Legion Malady và cuối cùng là tên Legionnaires. Vi khuẩn Legionella có thể sống ở nhiệt độ từ 29 - 40oC (nhiệt độ tối ưu là 35oC). Tuy vậy, nó cũng có thể tồn tại được ở nhiệt độ 50oC trong thời gian 30 phút. Một đặc điểm cần lưu ý là vi khuẩn Legionella có khả năng sinh sản rất nhanh trong nước ấm.
Hình ảnh viêm phổi cấp tính do Legionella.
Tuy nhiên để gây bệnh thì vi khuẩn phải hội đủ 3 yếu tố chính, đó là độc lực của vi khuẩn phải mạnh, số lượng vi khuẩn vào cơ thể phải đủ lớn (thường phải có số lượng lớn hơn 102 vi khuẩn/ ml) và sức đề kháng của cơ thể yếu, kém. Đặc biệt vi khuẩn Legionella khi vào cơ thể người thì chúng sinh sản trong đại thực bào và thuộc loại gây bệnh nội bào.
Ai dễ bị nhiễm bệnh?
Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể theo nguồn nước bị nhiễm vi khuẩn Legionella. Sau khi vào cơ thể vi khuẩn Legionella có khả năng gây viêm phổi cấp tính, nặng. Vi khuẩn Legionella khi vào cơ thể người, gây bệnh và rất có thể lây theo đường hô hấp do bản thân người bệnh làm nhiễm nguồn nước như vòi nước, khăn, chậu rửa mặt. Người ta cũng đề cập đến khả năng sẽ có nhiều người bị bệnh do vi khuẩn này khi sử dụng chung điều hòa trung tâm trong nhà máy hoặc trong bệnh viện. Tuy vậy cho đến nay người ta chưa thấy vi khuẩn Legionella lây trực tiếp từ người sang người.
Ngoài gây viêm phổi thì Legionella có thể gây rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy nhẹ. Người ta thấy rằng khi gặp viêm phổi do Legionella thường bệnh nặng, xuất hiện nhanh với bất kỳ người nào khi chưa có miễn dịch với vi khuẩn Legionella thì đều có khả năng mắc bệnh do Legionella. Người ta thấy rằng đối tượng dễ mắc bệnh nhất là người cao tuổi, sức đề kháng kém, người nghiện rượu, nghiện thuốc lá và những đối tượng suy giảm miễn dịch như bệnh nhân AIDS, suy dinh dưỡng, trẻ còi xương, tiêu chảy kéo dài, mắc một số bệnh mạn tính hoặc bệnh nhiễm khuẩn kéo dài, nằm viện dài ngày…
Tiêu bản vi khuẩn Legionella.
Biểu hiện khi bị viêm phổi do Legionella
Bệnh diễn biến rất nhanh, biểu hiện là sốt cao có khi lên đến 39 - 40oC. Sốt cao kèm theo rét run. Sau một thời gian ngắn xuất hiện ho và khạc ra đờm. Đờm giai đoạn đầu đặc sau đó lỏng dần và số lượng cũng càng tăng lên do niêm mạc đường hô hấp bị tổn thương và kích thích mạnh. Một triệu chứng khá điển hình của viêm phổi cấp tính do vi khuẩn Legionella gây nên là đau, tức ngực và có biểu hiện của triệu chứng thần kinh rất điển hình như nhức đầu, lú lẫn, nhiều khi mê sảng.
Không chỉ gây tổn thương ở tổ chức phổi mà có hơn quá nửa số bệnh nhân bị rối loạn chức năng gan, thận. Chụp Xquang phổi sẽ thấy hình ảnh đông đặc ở thùy hoặc phân thùy hoặc có thể có nốt mờ rải rác lan tỏa khắp hai phổi. Nếu có thể thực hiện thêm kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính (city scanner) hoặc cộng hưởng từ (MRI) thì việc xác định tổn thương ở phổi càng có giá trị hơn giúp cho chẩn đoán xác định bệnh.
Vừa qua, một quan chức ngành giáo dục làm việc tại trụ sở chính của chính quyền đặc khu hành chính Hồng Kông được phát hiện mắc căn bệnh chết người Legionnaires.
Đây là một dạng viêm phổi nặng và có thể nguy hiểm đến tính mạng do vi khuẩn Legionella gây ra. Các chuyên gia y tế cho biết, mật độ vi khuẩn trong tòa nhà cao gấp 14 lần mức cho phép, tập trung ở vòi nước trong bếp ăn tập thể, phòng ăn, phòng làm việc… Tuy nhiên, loại vi khuẩn này không lây lan trực tiếp từ người sang người và có thể phòng bệnh bằng cách thường xuyên vệ sinh nguồn nước và đường hô hấp trên.
Về điều trị: Trong điều trị bệnh do vi khuẩn Legionella người ta khuyên không dùng kháng sinh loại bêta lactam vì vi khuẩn này đã đề kháng tự nhiên với các loại kháng sinh thuộc họ này (vì vi khuẩn Legionella có men bêta lactamase).
Người ta cũng khuyên nên xem xét, cân nhắc điều trị bệnh viêm phổi do vi khuẩn Legionella bằng kháng sinh erythromyxin vì loại kháng sinh này ngoài khả năng tiêu diệt vi khuẩn Legionella còn có khả năng tiêu diệt một số vi khuẩn khác cũng có khả năng gây bệnh đường hô hấp như vi khuẩn S.pneumoniae, H. influenzae… Bên cạnh đó cần dựa vào hướng dẫn của phác đồ điều trị của Bộ Y tế. Điểm khó khăn trong giai đoạn hiện nay là vi khuẩn khó nuôi cấy cho nên chưa thực hiện được kỹ thuật kháng sinh đồ để giúp bác sĩ lâm sàng có cơ hội lựa chọn kháng sinh thích hợp.
Phòng bệnh do vi khuẩn Legionella gây ra như thế nào?
Trước hết phải thường xuyên vệ sinh nguồn nước, nhất là các nguồn nước có nguy cơ nhiễm Legionella như bể bơi, ao, hồ và nguồn nước bệnh viện. Các bệnh viện, nhà máy dùng điều hòa trung tâm cần định kỳ lấy mẫu không khí để kiểm tra bằng cách xét nghiệm tìm vi khuẩn Legionella. Cần bỏ thuốc lá, thuốc lào, không nên uống rượu.
Cần vệ sinh hằng ngày đường hô hấp trên như đánh răng, súc họng bằng nước muối sinh lý trước và sau khi ngủ dậy, sau khi ăn… để tránh mắc các bệnh về phổi. Khi nghi ngờ bị bệnh hệ thống hô hấp cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt để được điều trị sớm, kịp thời.
AloBacsi.
Một số nét về vi khuẩn Legionella
Vào tháng giêng năm 1976 xảy ra một vụ dịch viêm phổi trong quân đội ở TP. Philadenphia nước Mỹ, vụ dịch có tới 4.400 lính bị mắc bệnh do vi khuẩn Legionella gây nên, với số người tử vong khá cao (28 người). Từ vụ dịch này người ta đặt tên cho loại bệnh đó với các tên khác nhau như: Philly Killer, Legion Fever, Legion Malady và cuối cùng là tên Legionnaires. Vi khuẩn Legionella có thể sống ở nhiệt độ từ 29 - 40oC (nhiệt độ tối ưu là 35oC). Tuy vậy, nó cũng có thể tồn tại được ở nhiệt độ 50oC trong thời gian 30 phút. Một đặc điểm cần lưu ý là vi khuẩn Legionella có khả năng sinh sản rất nhanh trong nước ấm.
Hình ảnh viêm phổi cấp tính do Legionella.
Tuy nhiên để gây bệnh thì vi khuẩn phải hội đủ 3 yếu tố chính, đó là độc lực của vi khuẩn phải mạnh, số lượng vi khuẩn vào cơ thể phải đủ lớn (thường phải có số lượng lớn hơn 102 vi khuẩn/ ml) và sức đề kháng của cơ thể yếu, kém. Đặc biệt vi khuẩn Legionella khi vào cơ thể người thì chúng sinh sản trong đại thực bào và thuộc loại gây bệnh nội bào.
Ai dễ bị nhiễm bệnh?
Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể theo nguồn nước bị nhiễm vi khuẩn Legionella. Sau khi vào cơ thể vi khuẩn Legionella có khả năng gây viêm phổi cấp tính, nặng. Vi khuẩn Legionella khi vào cơ thể người, gây bệnh và rất có thể lây theo đường hô hấp do bản thân người bệnh làm nhiễm nguồn nước như vòi nước, khăn, chậu rửa mặt. Người ta cũng đề cập đến khả năng sẽ có nhiều người bị bệnh do vi khuẩn này khi sử dụng chung điều hòa trung tâm trong nhà máy hoặc trong bệnh viện. Tuy vậy cho đến nay người ta chưa thấy vi khuẩn Legionella lây trực tiếp từ người sang người.
Ngoài gây viêm phổi thì Legionella có thể gây rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy nhẹ. Người ta thấy rằng khi gặp viêm phổi do Legionella thường bệnh nặng, xuất hiện nhanh với bất kỳ người nào khi chưa có miễn dịch với vi khuẩn Legionella thì đều có khả năng mắc bệnh do Legionella. Người ta thấy rằng đối tượng dễ mắc bệnh nhất là người cao tuổi, sức đề kháng kém, người nghiện rượu, nghiện thuốc lá và những đối tượng suy giảm miễn dịch như bệnh nhân AIDS, suy dinh dưỡng, trẻ còi xương, tiêu chảy kéo dài, mắc một số bệnh mạn tính hoặc bệnh nhiễm khuẩn kéo dài, nằm viện dài ngày…
Tiêu bản vi khuẩn Legionella.
Biểu hiện khi bị viêm phổi do Legionella
Bệnh diễn biến rất nhanh, biểu hiện là sốt cao có khi lên đến 39 - 40oC. Sốt cao kèm theo rét run. Sau một thời gian ngắn xuất hiện ho và khạc ra đờm. Đờm giai đoạn đầu đặc sau đó lỏng dần và số lượng cũng càng tăng lên do niêm mạc đường hô hấp bị tổn thương và kích thích mạnh. Một triệu chứng khá điển hình của viêm phổi cấp tính do vi khuẩn Legionella gây nên là đau, tức ngực và có biểu hiện của triệu chứng thần kinh rất điển hình như nhức đầu, lú lẫn, nhiều khi mê sảng.
Không chỉ gây tổn thương ở tổ chức phổi mà có hơn quá nửa số bệnh nhân bị rối loạn chức năng gan, thận. Chụp Xquang phổi sẽ thấy hình ảnh đông đặc ở thùy hoặc phân thùy hoặc có thể có nốt mờ rải rác lan tỏa khắp hai phổi. Nếu có thể thực hiện thêm kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính (city scanner) hoặc cộng hưởng từ (MRI) thì việc xác định tổn thương ở phổi càng có giá trị hơn giúp cho chẩn đoán xác định bệnh.
Vừa qua, một quan chức ngành giáo dục làm việc tại trụ sở chính của chính quyền đặc khu hành chính Hồng Kông được phát hiện mắc căn bệnh chết người Legionnaires.
Đây là một dạng viêm phổi nặng và có thể nguy hiểm đến tính mạng do vi khuẩn Legionella gây ra. Các chuyên gia y tế cho biết, mật độ vi khuẩn trong tòa nhà cao gấp 14 lần mức cho phép, tập trung ở vòi nước trong bếp ăn tập thể, phòng ăn, phòng làm việc… Tuy nhiên, loại vi khuẩn này không lây lan trực tiếp từ người sang người và có thể phòng bệnh bằng cách thường xuyên vệ sinh nguồn nước và đường hô hấp trên.
Về điều trị: Trong điều trị bệnh do vi khuẩn Legionella người ta khuyên không dùng kháng sinh loại bêta lactam vì vi khuẩn này đã đề kháng tự nhiên với các loại kháng sinh thuộc họ này (vì vi khuẩn Legionella có men bêta lactamase).
Người ta cũng khuyên nên xem xét, cân nhắc điều trị bệnh viêm phổi do vi khuẩn Legionella bằng kháng sinh erythromyxin vì loại kháng sinh này ngoài khả năng tiêu diệt vi khuẩn Legionella còn có khả năng tiêu diệt một số vi khuẩn khác cũng có khả năng gây bệnh đường hô hấp như vi khuẩn S.pneumoniae, H. influenzae… Bên cạnh đó cần dựa vào hướng dẫn của phác đồ điều trị của Bộ Y tế. Điểm khó khăn trong giai đoạn hiện nay là vi khuẩn khó nuôi cấy cho nên chưa thực hiện được kỹ thuật kháng sinh đồ để giúp bác sĩ lâm sàng có cơ hội lựa chọn kháng sinh thích hợp.
Phòng bệnh do vi khuẩn Legionella gây ra như thế nào?
Trước hết phải thường xuyên vệ sinh nguồn nước, nhất là các nguồn nước có nguy cơ nhiễm Legionella như bể bơi, ao, hồ và nguồn nước bệnh viện. Các bệnh viện, nhà máy dùng điều hòa trung tâm cần định kỳ lấy mẫu không khí để kiểm tra bằng cách xét nghiệm tìm vi khuẩn Legionella. Cần bỏ thuốc lá, thuốc lào, không nên uống rượu.
Cần vệ sinh hằng ngày đường hô hấp trên như đánh răng, súc họng bằng nước muối sinh lý trước và sau khi ngủ dậy, sau khi ăn… để tránh mắc các bệnh về phổi. Khi nghi ngờ bị bệnh hệ thống hô hấp cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt để được điều trị sớm, kịp thời.
AloBacsi.
Bài viết cùng chủ đề
- Đối phó với bệnh cúm
- 0
- 1,175