Đáp Các dấu hiệu nhận biết sinh non


Sinh non là một hiện tượng tương đối phổ biến, xảy ra với khoảng 7-10% số phụ nữ mang thai. Sinh non được tính khi việc sinh nở diễn ra trước khi đứa trẻ được 37 tuần. Những trẻ sinh non có thể gặp một số vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, những tiến bộ trong việc quản lý sinh non giúp tỷ lệ trẻ sinh non có thể sống được rất cao, đặc biệt đối với những đứa trẻ đã được 30 tuần. Thậm chí cả trước giai đoạn đó, những em bé 26 tuần tuổi thai vẫn có khoảng 25% cơ hội sống sót mà không bị ảnh hưởng gì về sau.

Thông thường phụ nữ mang thai thường quan tâm nhiều đến dấu hiệu mang thai con gái khi đã sắp đến ngày sinh nở mà ít để ý đến dấu hiệu sinh non. Tuy nhiên, tỷ lệ thai kỳ kết thúc bằng sinh non không hề thấp. Vì vậy mẹ cần đặc biệt chú ý đến những dấu hiệu sớm này để kịp thời đến bệnh viện, biết đâu có thể giữ được thai kỳ dài hơn.



Nguyên nhân gây ra sinh non

• Hút thuốc lá.

• Rất thừa cân hoặc thiếu cân trước khi mang thai.

• Chăm sóc trong khi mang thai chưa tốt.

• Uống rượu, dùng các chất kích thích như ma túy trong khi mang thai.

• Các vấn đề về sức khỏe : huyết áp cao, tiền sản giật, tiểu đường, chứng rối loạn đông máu, nhiễm trùng, bệnh tim, bệnh thận,…

• Tiền sử gia đình có nhiều người cũng sinh non.

• Sinh đôi hoặc đa sinh.

• Thụ tinh em bé trong ống nghiệm.

Các dấu hiệu sinh non

Với nhiều phụ nữ, dấu hiệu sinh non thường khá rõ ràng nhưng số khác thì lại không, chúng khá “tinh tế” và dễ bị nhầm lẫn với các dấu hiệu mang thai bình thường ở giai đoạn cuối của thai kì. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bạn có thể sinh non :

Tăng tiết dịch âm đạo

Nếu bạn đột nhiên cảm thấy âm đạo luôn bị ẩm ướt, dịch chẩy ra có chất nhầy hay máu nhiều (cũng có thể chảy máu rải rác) thấm cả ra ngoài quần. Vậy bạn cần đi bác sĩ kiểm tra ngay bởi đây được cho là dấu hiệu đầu tiên của sinh non.

Xuất hiện các cơn co thắt

Nếu bạn thấy có những cơn co thắt ở bụng dưới mà không phải do tiêu chảy đồng thời kèm theo những cơn co cơ do chuột rút hay chảy máu âm đạo thì đây đúng là dấu hiệu của việc sinh non.

Đau lưng.

Đau lưng là triệu chứng khá phổ biến khi mang thai, đặc biệt là ở cuối thai kì, nhưng nó thường đến rồi lại đi. Nếu bạn thấy đau lưng âm ỉ, kéo dài, đau thấp hoặc có nhịp điệu thì rất có thể bạn sắp sinh em bé.

Xem ngay: Độ mờ da gáy của thai nhi bao nhiêu là nguy hiểm.

Làm thế nào để giảm nguy cơ sinh non?

Loại bỏ ngay thói xấu

Hút thuốc lá, uống rượu bia quá nhiều, sử dụng ma túy là nguyên nhân hàng đầu khiến các mẹ bầu sinh non. Vì vậy trước khi mang thai và trong quá trình bầu bí, các mẹ cần loại bỏ ngay thói xấu này.

Kiểm soát cân nặng

Tăng cân quá nhanh và nhiều trong thai kỳ cũng là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tiểu đường và tiền sản giật, những căn bệnh này đều làm tăng nguy cơ sinh non. Tăng cân quá ít lại khiến mẹ bầu có nguy cơ sinh ra những em bé bị nhẹ cân. Vì vậy việc tăng cân đúng chuẩn là vô cùng cần thiết. Mẹ bầu nên tăng từ 11-16kg trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, nếu bạn quá gầy hoặc quá béo trước khi bầu bí thì mức tăng cân lại khác. Chị em có thể tham khảo mức tăng cân chuẩn trong thai kỳ và bảng cân nặng thai nhi để theo dõi tình trạng của cả mẹ và bé.

Bổ sung vitamin

Chỉ cần một viên vitamin tổng hợp mỗi ngày sẽ giúp mẹ bầu không chỉ tăng cường sức khỏe tổng thế mà còn cải thiện tỷ lệ sinh non. Vitamin tổng hợp rất cần thiết với những mẹ ăn uống kém.
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl