Đường glucose là nguồn năng lượng chính cho hoạt động của cơ thể, nó được sản xuất từ các loại thức ăn có nhiều carbonhydrate như gạo, bánh mỳ, khoai tây, sữa và một số loại hoa quả ngọt, bánh kẹo... Trong một số trường hợp, cơ thể có khả năng sản xuất glucose từ chất mỡ.
Hạ đường máu (ĐM) là khi nồng độ đường glucose trong máu giảm xuống quá thấp < 4mmol/l không đủ cho cơ thể hoạt động. Hạ ĐM hiếm gặp ở những người bình thường nhưng khá phổ biến ở những bệnh nhân ĐTĐ, chủ yếu là do biến chứng của điều trị.
Sự nguy hiểm của hạ ĐM
Khi bị hạ ĐM, các cơ quan trong cơ thể bị lâm vào tình trạng thiếu năng lượng, các hoạt động bị đình trệ. Đặc biệt là não và hồng cầu là hai cơ quan trong cơ thể phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn năng lượng từ glucose. Vì thế, hạ ĐM nặng hoặc kéo dài có thể gây tổn thương não nặng, thậm chí gây tử vong. Do vậy, việc phát hiện và điều trị hạ ĐM phải càng nhanh càng tốt.
Triệu chứng của hạ ĐM
Triệu chứng của một người bị hạ ĐM cũng gần giống như khi ta bị đói vậy nhưng nặng hơn nhiều.
Giai đoạn đầu, bệnh nhân có cảm giác đói, vã mồ hôi, run chân tay, hồi hộp đánh trống ngực và lo sợ... Đa số các bệnh nhân bị hạ ĐM nhận biết và tự điều trị ở giai đoạn này.
Giai đoạn sau, lúc này nổi bật là các triệu chứng của thiếu glucose cho não, bệnh nhân có cảm giác yếu, mệt, đau đầu, nhìn mờ và lơ mơ.
Giai đoạn cuối, một số ít bệnh nhân sẽ đi vào hôn mê, có thể bị co giật.
Đối với bệnh nhân đã có nhiều biến chứng và bị hạ ĐM nhiều lần thì các triệu chứng trên rất mờ nhạt, thậm chí có thể không có bất cứ triệu chứng nào.
Hạ ĐM ở bệnh nhân ĐTĐ
Những bệnh nhân ĐTĐ có thể bị hạ ĐM khi sử dụng các thuốc để điều trị tăng ĐM. Hạ ĐM thường xảy ra trong những trường hợp sau:
- Ăn quá ít, bỏ bữa ăn hoặc ăn chậm sau khi uống/tiêm thuốc điều trị ĐTĐ.
- Uống/tiêm liều quá cao các thuốc điều trị ĐTĐ.
- Tập luyện hoặc lao động quá nặng, quá lâu so với bình thường.
Cần lưu ý một số nguyên nhân gây hạ ĐM ít được để ý như:
- Một số thuốc có tương tác, làm tăng tác dụng của các thuốc điều trị ĐTĐ, gây hạ ĐM như các thuốc chống viêm giảm đau mobic, voltaren, aspirin... một số thuốc điều trị nấm hoặc kháng sinh như biseptol...
- Uống rượu quá nhiều sẽ ức chế gan sản sinh glucose từ glucogen.
- Bị các bệnh gan, thận, tim nặng hoặc bị bệnh viêm nhiễm nặng. Ví dụ, các bệnh nhân vừa bị ĐTĐ, vừa bị suy giáp hoặc suy thượng thận thì rất dễ bị hạ ĐM.
Giaoducsuckhoe.net
Hạ đường máu (ĐM) là khi nồng độ đường glucose trong máu giảm xuống quá thấp < 4mmol/l không đủ cho cơ thể hoạt động. Hạ ĐM hiếm gặp ở những người bình thường nhưng khá phổ biến ở những bệnh nhân ĐTĐ, chủ yếu là do biến chứng của điều trị.
Sự nguy hiểm của hạ ĐM
Khi bị hạ ĐM, các cơ quan trong cơ thể bị lâm vào tình trạng thiếu năng lượng, các hoạt động bị đình trệ. Đặc biệt là não và hồng cầu là hai cơ quan trong cơ thể phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn năng lượng từ glucose. Vì thế, hạ ĐM nặng hoặc kéo dài có thể gây tổn thương não nặng, thậm chí gây tử vong. Do vậy, việc phát hiện và điều trị hạ ĐM phải càng nhanh càng tốt.
Triệu chứng của hạ ĐM
Triệu chứng của một người bị hạ ĐM cũng gần giống như khi ta bị đói vậy nhưng nặng hơn nhiều.
Giai đoạn đầu, bệnh nhân có cảm giác đói, vã mồ hôi, run chân tay, hồi hộp đánh trống ngực và lo sợ... Đa số các bệnh nhân bị hạ ĐM nhận biết và tự điều trị ở giai đoạn này.
Giai đoạn sau, lúc này nổi bật là các triệu chứng của thiếu glucose cho não, bệnh nhân có cảm giác yếu, mệt, đau đầu, nhìn mờ và lơ mơ.
Giai đoạn cuối, một số ít bệnh nhân sẽ đi vào hôn mê, có thể bị co giật.
Đối với bệnh nhân đã có nhiều biến chứng và bị hạ ĐM nhiều lần thì các triệu chứng trên rất mờ nhạt, thậm chí có thể không có bất cứ triệu chứng nào.
Hạ ĐM ở bệnh nhân ĐTĐ
Những bệnh nhân ĐTĐ có thể bị hạ ĐM khi sử dụng các thuốc để điều trị tăng ĐM. Hạ ĐM thường xảy ra trong những trường hợp sau:
- Ăn quá ít, bỏ bữa ăn hoặc ăn chậm sau khi uống/tiêm thuốc điều trị ĐTĐ.
- Uống/tiêm liều quá cao các thuốc điều trị ĐTĐ.
- Tập luyện hoặc lao động quá nặng, quá lâu so với bình thường.
Cần lưu ý một số nguyên nhân gây hạ ĐM ít được để ý như:
- Một số thuốc có tương tác, làm tăng tác dụng của các thuốc điều trị ĐTĐ, gây hạ ĐM như các thuốc chống viêm giảm đau mobic, voltaren, aspirin... một số thuốc điều trị nấm hoặc kháng sinh như biseptol...
- Uống rượu quá nhiều sẽ ức chế gan sản sinh glucose từ glucogen.
- Bị các bệnh gan, thận, tim nặng hoặc bị bệnh viêm nhiễm nặng. Ví dụ, các bệnh nhân vừa bị ĐTĐ, vừa bị suy giáp hoặc suy thượng thận thì rất dễ bị hạ ĐM.
Giaoducsuckhoe.net
Bài viết cùng chủ đề
- Đổ mồ hôi quá mức
- 0
- 1,528