Biến chứng thường gặp ở người viêm cầu thận


4,226
1
1
Xu
53
Bệnh viêm cầu thấp diễn biến lành tính, nhưng có thể gây ra một số biến chứng trong giai đoạn cấp dẫn đến tử vong, chính vì vậy người bệnh cần chú ý theo dõi diễn biến bệnh để kịp thời can thiệp trước biến chứng.

Bệnh viêm cầu thận có nguy hiểm không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ!

Cho cháu hỏi là năm nay cháu 25 tuổi là nữ giới. Cháu bị đau bụng bên trái hai hôm và đến hôm thứ hai cháu đi vệ sinh có ra ít máu. Cháu đi tiểu nhiều lần trong ngày. Cháu đi khám xét nghiệm nước tiểu thì có các chỉ số bạch cầu 15 leu/ul, bạch cầu 200 ery/ul và bác sĩ chẩn đoán cháu bị viêm cầu thận. Bệnh có nguy hiểm quá không ạ?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn!

Để trả lời câu hỏi của bạn, chúng tôi cung cấp cho bạn một số thông tin về bệnh viêm cầu thận. Viêm cầu thận là căn bệnh khá nguy hiểm. Khi mắc phải căn bệnh này thận sẽ mất dần các chức năng loại bỏ chất thải và các chất lỏng dư thừa qua đường nước tiểu. Nguyên nhân gây bệnh là thường do người bệnh bị nhiễm vi rút hoặc do mắc các bệnh như bệnh lupus ban đỏ, bệnh tiểu đường… Bệnh thường gây phù, cao huyết áp và khiến người bệnh bị đau lưng, mệt mỏi. Sau đợt phát triển cấp tính, bệnh sẽ phát triển từ từ lên bán cấp tính rồi thành mạn tính rất khó điều trị.

Các biến chứng của viêm cầu thận có thể bao gồm:

Suy thận cấp tính: Mất chức năng ở phần lọc của niệu có thể gây ra các sản phẩm chất thải tích lũy nhanh chóng. Tình trạng này có thể có nghĩa sẽ cần phải lọc máu khẩn cấp, lọc nhân tạo là một phương tiện loại bỏ thêm chất lỏng và chất thải từ máu, thông thường bởi một máy thận nhân tạo (Dialyzer). Suy thận mãn tính: Trong biến chứng này đặc biệt nghiêm trọng, thận mất dần chức năng. Chức năng thận ít hơn 10 phần trăm công suất bình thường chỉ ra bệnh thận giai đoạn cuối, mà thường đòi hỏi phải chạy thận hoặc ghép thận để duy trì cuộc sống. Cao huyết áp: Thiệt hại cho thận và tích tụ các kết quả của các chất thải trong máu có thể làm tăng huyết áp. Hội chứng thận hư: Đây là một nhóm các dấu hiệu và biểu hiện có thể đi kèm với viêm cầu thận và điều kiện khác tác động đến khả năng lọc của cầu thận. Hội chứng thận hư được đặc trưng bởi mức độ protein cao trong nước tiểu, kết quả là hàm lượng protein thấp trong máu, cholesterol máu cao; và sưng từ giữ nước (phù) của mí mắt, chân và bụng. Kết quả chữa trị viêm cầu thận phụ thuộc vào: Tình trạng cấp tính hoặc mãn tính của bệnh. Các lí do cơ bản gây bệnh. Các loại và mức độ nghiêm trọng của các dấu hiệu và biểu hiện. Một số tình huống viêm cầu thận cấp tính có thể không cần chữa trị, chỉ cần theo dõi rất hay và cẩn thận tình trạng sức khỏe. Trường hợp của bạn có khả năng là chỉ bị viêm cầu thận cấp. Bạn không nên quá lo lắng mà cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Chúc bạn mạnh khỏe!

Bị viêm cầu thận mãn tính dẫn đến suy thận độ 2 chữa Đông y được không?


Câu hỏi bởi: 962329962

Chào bác sĩ.

Bác sĩ ơi làm ơn cho cháu hỏi: Cháu bị viêm cầu thận mãn tính dẫn đến suy thận độ 2 không phù không có biểu hiện gì cả và bây giờ đi khám chỉ số Creatinin là 185.5, Ure là 5.4, Cháu có đi khám Đông y thì kể tình trạng bệnh cho bác sĩ và bác sĩ bảo là bảo dùng thuốc Đông y được bác sĩ cho cháu hỏi nếu chữa bằng Đông y thì có nhiều hy vọng không ạ? Cháu năm nay 26 tuổi và đang rất lo lắng. Mong bác sĩ giúp đỡ.

Xin cám ơn!

Bác sĩ Nguyễn Văn An


Chào bạn!

Người bình thường có 2 thận ở 2 bên, mỗi thận được cấu tạo bởi khoảng 1 triệu đơn vị chức năng của thận (các Nephron). Trong bệnh suy thận mãn tính, có sự tổn thương không hồi phục của các Nephron, làm giảm mức lọc cầu thận. Mức độ suy thận càng nặng thì số lượng các nephron bị tổn thương không hồi phục càng nhiều. Do đó, khi đã có suy thận thì không có bất kì một phương pháp chữa trị nào (cho dù là Tây y hay Đông y) để có thể chữa trị khỏi suy thận và trả thận về trạng thái bình thường được mà việc chữa trị để suy thận không nặng thêm hoặc tiến triển chậm đi và cũng để chữa trị các biến chứng của suy thận.

Các thuốc Đông y cơ chế tác dụng và hiệu quả không rõ ràng và các loại thảo dược không được kiểm soát và đảm bảo chặt chẽ về chất lượng (nấm mốc phát triển, nhiễm các kim loại nặng,…) nên không ít tình huống đã bị bệnh nặng thêm khi sử dụng các thuốc này. Vì vậy, bạn không nên dùng Đông y để chữa trị suy thận mà bạn nên chữa trị theo Y học hiện đại, có cơ sở khoa học rõ ràng và có hiệu quả rõ rệt, các thuốc sử dụng đều được kiểm định rất nghiêm ngặt về chất lượng.

Chúc bạn khỏe!

Viêm cầu thận có tái phát không?


Câu hỏi bởi: Phương nguyên

Thưa bác sĩ.

Em có người bạn thân lúc 8 tuổi bị viên cầu thận, bạn ấy bị sau khi bị viêm mũi đã chữa khỏi. Nhưng năm 21 tuổi, bạn ấy lại có triệu chứng viêm mũi mãi mới tự hết. Sau đó khoảng 2 tháng thì bị đau lưng, mệt mỏi, nhưng chưa nghĩ ra là vì sao. Phải gần 6 tháng sau mới thấy rõ mệt mỏi, người béo lên, da nhợt nhạt. Bạn cháu đi khám bác sĩ thì kết luận viêm cầu thận. Như vậy là bệnh mãn tính hay cấp tính ạ? Liệu nó sẽ còn tái phát phải không thưa bác sĩ?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường


Chào cháu.

Viêm cầu thận cấp có thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên viêm cầu thận cấp có thể tái phát do có những ổ nhiễm khuẩn không được chữa trị triệt để như viêm mũi họng, viêm da liên cầu. Bạn cháu bị viêm cầu thận năm 8 tuổi, khỏi bệnh và tái phát lại viêm cầu thận năm 21 tuổi. Biểu hiện lúc đầu là đau lưng mệt mỏi, sau gần sáu tháng có triệu chứng rõ hơn như mệt mỏi, da nhợt nhạt, béo lên (có khả năng là do phù giữ nước) thì có khả năng là viêm cầu thận mãn. Tiến triển của viêm cầu thận mãn tính sẽ dẫn tới suy thận mãn. Vì vậy bạn cháu cần được khám và chữa trị chuyên khoa.

Chúc cháu mạnh khỏe!

Viêm cầu thận mãn tính có hội chứng thận hư có nguy hiểm không?


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Con là nam, 20 tuổi. 2 tháng trước con khám bệnh ở Bệnh viện Đa khoa Trà Vinh bác sĩ chẩn đoán con bị viêm cầu thận cấp. Con dùng thuốc 2 tháng rồi lên Trung tâm Hòa Hảo khám thì bác sĩ ở đây chẩn đoán con bị viêm cầu thận mãn tính có hội chứng thận hư Protein 3. 0g/L LDL Cholesterol 7. 48 Triglycerides 3. 15 SGPT (ALT) 65. 20H. Xin hỏi bác sĩ bệnh con có nguy hiểm lắm không? Hiện giờ con uống Metilone 16mg, LoLip 20mg ngày uống viên, Pramebig (Esomeprazole 20mg) và Cilavef 200mg ngày uống 2 viên. Bác sĩ kê thuốc vậy có đúng không ạ?

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa


Chào bạn.

Viêm cầu thận là một bệnh đặc trưng bởi tình trạng viêm của các tiểu cầu thận và các mạch máu nhỏ trong thận. Bệnh có thể xuất hiện độc lập hoặc kết hợp với hội chứng thận hư. Hội chứng thận hư là hội chứng lâm sàng và sinh hóa xuất hiện ở nhiều bệnh do tổn thương ở cầu thận, đặc trưng bằng những dấu hiệu sau: Phù, protein niệu cao, protein máu giảm, lipid máu tăng.

Bạn bị viêm cầu thận có hội chứng thận hư. Người bị hội chứng thận hư do mất nhiều protein qua đường nước tiểu kèm theo chán ăn do giảm dịch ruột, phù gan và nội tạng nên thường bị thiếu dinh dưỡng. Tình trạng thiếu dinh dưỡng còn góp phần làm tăng tình trạng mắc các bệnh nhiễm khuẩn trong hội chứng thận hư như: Viêm phúc mạc tiên phát, viêm phổi, viêm cơ, lao phổi… Cho nên ngoài việc chữa trị bằng thuốc, bạn cũng cần quan tâm tới chế độ ăn để giúp cơ thể tăng sức đề kháng và chống lại các rối loạn về thành phần sinh hóa trong máu.

Bạn cần biết một số nguyên tắc trong chế độ ăn cho người bị hội chứng thận hư như sau:

1. Giàu chất đạm (protein): Chế độ ăn phải bù đủ lượng đạm cho chuyển hóa của cơ thể và số lượng đạm mất qua nước tiểu, nhưng cũng không nên ăn quá nhiều đạm vì có thể sẽ làm xơ hóa cầu thận dẫn đến suy thận. Lượng đạm trung bình 1 ngày = 1g/kg/ngày và lượng protein mất qua nước tiểu trong 24 giờ. Trong đó 2/3 là đạm động vật có giá trị sinh học cao từ thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa. 1/3 là đạm thực vật từ gạo, mì, đậu đỗ…

2. Năng lượng: Ðảm bảo đủ năng lượng từ 35-40kcalo/kg/ngày.

3. Chất béo: Nên ăn giảm chất béo (20-25g/ngày). Khi chế biến thức ăn nên hấp, luộc; hạn chế xào, rán, quay. Nên dùng các loại dầu thực vật như: Dầu đậu tương, dầu hạt cải, dầu lạc, dầu vừng để thay thế mỡ.

4. Các vitamin, muối khoáng và nước:

Lượng nước trong chế độ ăn và uống hàng ngày bằng lượng nước tiểu + 500ml.

Ăn nhạt, bớt muối, mì chính: 1-2g muối/ngày.

Ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin C, beta caroten, vitamin A, selenium (như các loại rau xanh, quả chín có màu đỏ và vàng: Đu đủ, cà rốt, xoài, giá đỗ, cam…) vì các loại vi chất dinh dưỡng nêu trên có tác dụng chống oxy hóa, chống tăng các gốc tự do – là những chất gây xơ hóa cầu thận, chóng dẫn đến suy thận.

Trong những tình huống tiểu ít và có kali máu tăng thì phải hạn chế rau quả. Về chữa trị bạn nên chữa trị tại các Bệnh viện Đa khoa uy tín có chuyên khoa Thận – Tiết niệu hoặc Bệnh viện Thận nhé.

Chúc bạn mạnh khỏe!

Hỏi về tiến triển của bệnh viêm cầu thận cấp


Câu hỏi bởi: Hoàng

Thưa bác sĩ.

Em là nam, 29 tuổi. Tháng 8/2014 em bị sốt do viêm họng đến tháng 9/2014 em bị phù ở chân. Đi khám bác sĩ chẩn đoán em bị viêm cầu thận cấp với protein niệu 1.5 hồng cầu +++ và cho nhập viện truyền kháng sinh 12 ngày. Sau khi xuất viện em tiếp tục chữa trị ngoại trú thì bác sĩ cho em liều 2 viên Medrol 16mg uống đến nay hơn 3 tháng, hàng tuần xét nghiệm nước tiểu thì protein lên xuống không ổn định, dao động từ 0.2-1 g/l, hồng cầu niệu 25-80 ery. Bác sĩ cho em hỏi bệnh tình của em như vậy đã là mãn tính chưa? Liệu protein và hồng cầu niệu của em có thể về âm tính lại không?

Xin cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Văn An


Chào bạn.

Viêm cầu thận cấp là hội chứng gặp ở nhiều bệnh lý có tổn thương viêm cấp ở cầu thận, liên quan đến đáp ứng miễn dịch của cơ thể đối với các tác nhân vi khuẩn hoặc không vi khuẩn. Vi khuẩn gây viêm cầu thận cấp thường gặp nhất là liên cầu tan huyết beta nhóm A, chúng thường gây nhiễm trùng đường hô hấp trên hay nhiễm trùng ngoài da. Phần lớn các bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em có tiên lượng tốt và hồi phục, chỉ cần chữa trị hỗ trợ. Nếu bệnh tiến triển thuận lợi thì tình trạng phù có thể hết sau 5-10 ngày, protein niệu thường hết sau 2-3 tháng nhưng cũng có thể tồn tại đến 6 tháng. Một số tình huống còn có những đợt protein niệu thoáng qua trong khoảng 1-2 năm sau khi mắc bệnh. Bạn nên tái khám định kì 4-6 tuần một lần cho tới hết 6 tháng và 3-6 tháng 1 lần cho đến hết 1 năm hoặc đến khi không còn protein và hồng cầu trong nước tiểu. Nếu kết quả xét nghiệm bình thường có thể ngừng xét nghiệm theo dõi sau đó.

Chúc bạn mạnh khỏe!


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl