Chữa đầy bụng nôn trớ ở trẻ như thế nào cho hiệu quả luôn là câu hỏi thường trực của các bậc phụ huynh có con nhỏ. Để giải đáp câu hỏi này mời các mẹ tham khảo bài viết dưới đây
Nguyên nhân khiến trẻ đầy bụng nôn trớ
Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị đầy bụng nôn trớ xuất phát từ 2 nguồn nguyên nhân là nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý
Nguyên nhân sinh lý:
Đối với trẻ bú sữa/ bú bình
Nguyên nhân khiến trẻ đầy bụng nôn trớ
Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị đầy bụng nôn trớ xuất phát từ 2 nguồn nguyên nhân là nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý
Nguyên nhân sinh lý:
- Do bé ăn thức ăn không phù hợp: Các mẹ cho bé ăn dặm quá sớm, ăn các thức ăn mà trẻ khó tiêu hóa như đồ nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh… khiến thức ăn bị ứ đọng lại trong đường ruột, lên men sinh ra khí làm bé bị đầy bụng dẫn đến nôn trớ.
- Do mẹ cho bé ăn quá nhiều trong một bữa và nhiều bữa trong một ngày làm cho dạ dày không tiêu hóa kịp thức ăn dẫn đến đầy bụng, nôn trớ
- Do chưa cho bé ăn, bé bú đúng cách: việc sử dụng núm vú bình sữa không phù hợp hay tư thế cho trẻ bú chưa đúng cũng khiến bé hút phải nhiều hơi khi bú dẫn đến tình trạng đầy bụng, nôn trớ.
- Trẻ bị đầy bụng nôn trớ có thể là biểu hiên của chứng nhiễm khuẩn đường ruột gây tiêu chảy, viêm ruột…
- Do trẻ bị trào ngược dạ dày khiến trẻ đầy bụng, nôn trớ ở mức bình thường
- Do trẻ bị mắc các dị tật bẩm sinh về đường tiêu hóa như hẹp môn vị, ngắn thực quản khiến trẻ dễ nôn hơn bình thường
- Do trẻ mắc các bệnh như lồng ruột, tắc ruột,viêm ruột thừa
Đối với trẻ bú sữa/ bú bình
- Không cho trẻ bú quá no, nên chia thành nhiều cữ, mỗi cữ với lượng sữa vừa phải.
- Khi cho trẻ bú, các mẹ chú ý cho trẻ bú bên trái trước sau đó đến bên phải để sữa trong dạ dày bé được tuần hoàn giảm nôn trớ.
- Sau khi trẻ bú xong mẹ không nên cho bé nằm ngay mà nên bế dựng đầu bé, vỗ nhẹ vào lưng giúp bé ợ hơi.
- Khi đặt bé nằm nên kê cao đầu, để phần thân trên cao hơn tránh tình trạng trào ngược, trẻ sặc chất nôn
- Với trẻ bú bình thì các mẹ nghiêng bình sữa sao cho sữa ngập núm vú, hạn chế bé nuốt phải nhiều hơi khi bú dẫn đến đầy bụng, nôn trớ. Ngoài ra các mẹ nên chú ý khi chọn núm ti cho bé, nên chọn núm ti có lỗ phù hợp với trẻ tránh tình trạng lỗ núm ti nhỏ quá hoặc to quá cũng khiến bé bị nôn trớ.
- Không nên cho trẻ ăn nhiều một lúc, nên cho trẻ ăn thành nhiều bữa trong ngày để dạ dày bé có thời gian tiêu hóa hết lượng thức ăn.
- Các mẹ nên thay đổi đa dạng thực đơn cho bé, với các thức ăn mới nên cho bé ăn từ lỏng cho đến đặc dần
- Nếu bé mắc chứng không dung nạp sữa bò thì mẹ nên thay thế bằng sữa đậu nành hoặc sữa chua.
- Nếu trẻ đầy bụng nôn trớ kèm theo các dấu hiệu bất thường như đau bụng quằn quại, nôn mật xanh, mật vàng, nôn ra máu… thì các mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.
- Các mẹ nên massage bụng giúp bé để đẩy hơi ra ngoài
- Chườm nóng bụng cũng là một phương pháp giúp bé giảm đầy bụng
- Sử dụng hành, tỏi nướng xong đặt nên rốn của bé hoặc cho vài nhánh vào cháo cho bé ăn (đối với bé trên 2 tuổi) giúp giảm chướng bụng