Bệnh khí phế thũng là hậu quả của nhiều bệnh thuộc đường hô hấp mà chủ yếu là đường hô hấp dưới, dễ xuất hiện khi thời tiết đổi sang lạnh. Bệnh mang tính chất mạn tính, kéo dài và thường để lại hậu quả xấu khi đã có biến chứng.
Do đâu đưa đến bệnh khí phế thũng?
Bệnh khí phế thũng là bệnh mất hoặc hạn chế nhiều đến khả năng đàn hồi của phổi. Phổi bao gồm phế quản, phế quản trung bình, tiểu phế quản và tiểu phế quản tận cùng (có thể gọi là phế nang). Riêng tiểu phế quản tận cùng (phế nang) do cấu tạo không có tổ chức sụn như các phế quản khác chính vì vậy nếu bị căng, giãn liên tục, kéo dài thì rất dễ tạo thành các túi khí và khi đó được gọi là bệnh khí phế thũng. Người ta chia bệnh khí phế thũng thành 2 loại là khí phế thũng nguyên phát và khí phế thũng thứ phát. Nguyên nhân gây nên khí phế thũng rất đa dạng, nổi bật nhất là viêm phế quản mạn tính, kéo dài.
Người ta cũng thấy rằng bệnh khí phế thũng hay gặp ở người nghiện thuốc lá, thuốc lào. Bệnh hen suyễn mạn tính kéo dài nhiều năm là một nguyên nhân đáng kể làm căng giãn thường xuyên các thành phế quản, phế nang và cả hệ thống mao mạch của tổ chức phổi mà nhiều hậu quả xấu để lại cho phổi trong đó có bệnh khí phế thũng. Trong các bệnh về phổi thì bệnh lao phổi cũng là một trong những nguyên nhân đáng kể gây nên khí phế thũng. Người ta cũng đề cập đến bệnh khí phế thũng có thể do nghề nghiệp như một số nghệ sĩ thổi kèn, công nhân thổi bóng đèn thủy tinh hoặc những công nhân thường xuyên tiếp xúc với bụi của hầm lò.
Biểu hiện thường thấy của bệnh
Khó thở ra: đây là biểu hiện rõ nét nhất của bệnh khí phế thũng, nhất là lúc mang vác nặng, lên cầu thang hoặc làm việc nặng, quá sức, mệt mỏi và đặc biệt là khi thời tiết thay đổi, nhất là mùa lạnh. Khó thở có thể tăng lên khi nằm hoặc đang mắc một bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp nào đó, nhất là nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới (viêm phế quản, viêm phế quản – phổi, áp xe phổi…).
Thiếu ôxy trường diễn: Người bị khí phế thũng thường bị giảm khả năng hoạt động thể lực vì rất mệt do thiếu oxy trường diễn, đặc biệt các trường hợp đã hoặc đang mắc bệnh hen. Người bệnh có biểu hiện môi tím (do thiếu ôxy), lồng ngực biến dạng (người ta gọi là lồng ngực có dạng hình thùng).
Trong trường hợp bệnh nặng có thể xuất hiện phù, gan to, tĩnh mạch cổ nổi (khi đã biến chứng). Các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết như X quang phổi, chụp CT, chụp cộng hưởng từ (MRI), đo chức năng hô hấp, xét nghiệm máu ngoại vi, xét nghiệm đờm, điện tim… giúp cho việc chẩn đoán bệnh chính xác hơn nhiều. Bệnh khí phế thũng nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể để lại biến chứng nguy hiểm như tâm phế mạn, suy hô hấp, tràn khí màng phổi (do vỡ bóng khí) hoặc gây tắc nghẽn động mạch phổi.
Cách phòng bệnh khí phế thũng
Cần giữ ấm thân thể nhất là mùa lạnh, đặc biệt là ấm vùng cổ, ngực. Mùa lạnh cần tắm nước nóng và trong phòng kín, cần tắm nhanh, tắm xong phải lau khô người, sau đó mặc quần áo. Hằng ngày việc vệ sinh đường hô hấp trên là hết sức cần thiết như: họng, hầu, mũi, răng, miệng bằng hình thức súc họng, đánh răng sau khi ăn, trước khi đi ngủ buổi tối, nhỏ nước muối sinh lý vào mũi… Khi bị viêm đường hô hấp cần đi khám bệnh để được bác sĩ khám, cho đơn thuốc, tư vấn cẩn thận và điều trị dứt điểm, không để bệnh thành mạn tính, đặc biệt là các bệnh viêm phế quản, hen suyễn, lao phổi. Cần phải bỏ thuốc lá vì thuốc lá, thuốc lào là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh. Công nhân thường xuyên tiếp xúc với khói, bụi như công nhân khai thác than đá, khói, bụi, công nhân vệ sinh môi trường và công nhân thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc hại cần được trang bị bảo hộ lao động.
Hằng ngày nên tập thể dục đều đặn, nhẹ nhàng nhất là các động tác thở làm tăng tính đàn hồi cho tổ chức phổi. Những người có nguy cơ cao mắc bệnh khí phế thũng càng phải tập hít thở hàng ngày. Cần phải thực hiện triệt để tiêm vaccin phòng bệnh lao (vaccin BCG) cho trẻ sơ sinh và cả cho những người chưa có miễn dịch chống vi khuẩn lao. Nếu có điều kiện thì nên tiêm một số vaccin phòng bệnh viêm đường hô hấp như tiêm vaccin phòng bệnh do phế cầu, Hemopilus influenzae…
Sức khỏe và đời sống
Do đâu đưa đến bệnh khí phế thũng?
Bệnh khí phế thũng là bệnh mất hoặc hạn chế nhiều đến khả năng đàn hồi của phổi. Phổi bao gồm phế quản, phế quản trung bình, tiểu phế quản và tiểu phế quản tận cùng (có thể gọi là phế nang). Riêng tiểu phế quản tận cùng (phế nang) do cấu tạo không có tổ chức sụn như các phế quản khác chính vì vậy nếu bị căng, giãn liên tục, kéo dài thì rất dễ tạo thành các túi khí và khi đó được gọi là bệnh khí phế thũng. Người ta chia bệnh khí phế thũng thành 2 loại là khí phế thũng nguyên phát và khí phế thũng thứ phát. Nguyên nhân gây nên khí phế thũng rất đa dạng, nổi bật nhất là viêm phế quản mạn tính, kéo dài.
Khó thở ra là biểu hiện rõ nét nhất của bệnh khí phế thũng. |
Biểu hiện thường thấy của bệnh
Khó thở ra: đây là biểu hiện rõ nét nhất của bệnh khí phế thũng, nhất là lúc mang vác nặng, lên cầu thang hoặc làm việc nặng, quá sức, mệt mỏi và đặc biệt là khi thời tiết thay đổi, nhất là mùa lạnh. Khó thở có thể tăng lên khi nằm hoặc đang mắc một bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp nào đó, nhất là nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới (viêm phế quản, viêm phế quản – phổi, áp xe phổi…).
Thiếu ôxy trường diễn: Người bị khí phế thũng thường bị giảm khả năng hoạt động thể lực vì rất mệt do thiếu oxy trường diễn, đặc biệt các trường hợp đã hoặc đang mắc bệnh hen. Người bệnh có biểu hiện môi tím (do thiếu ôxy), lồng ngực biến dạng (người ta gọi là lồng ngực có dạng hình thùng).
Trong trường hợp bệnh nặng có thể xuất hiện phù, gan to, tĩnh mạch cổ nổi (khi đã biến chứng). Các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết như X quang phổi, chụp CT, chụp cộng hưởng từ (MRI), đo chức năng hô hấp, xét nghiệm máu ngoại vi, xét nghiệm đờm, điện tim… giúp cho việc chẩn đoán bệnh chính xác hơn nhiều. Bệnh khí phế thũng nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể để lại biến chứng nguy hiểm như tâm phế mạn, suy hô hấp, tràn khí màng phổi (do vỡ bóng khí) hoặc gây tắc nghẽn động mạch phổi.
Cách phòng bệnh khí phế thũng
Cần giữ ấm thân thể nhất là mùa lạnh, đặc biệt là ấm vùng cổ, ngực. Mùa lạnh cần tắm nước nóng và trong phòng kín, cần tắm nhanh, tắm xong phải lau khô người, sau đó mặc quần áo. Hằng ngày việc vệ sinh đường hô hấp trên là hết sức cần thiết như: họng, hầu, mũi, răng, miệng bằng hình thức súc họng, đánh răng sau khi ăn, trước khi đi ngủ buổi tối, nhỏ nước muối sinh lý vào mũi… Khi bị viêm đường hô hấp cần đi khám bệnh để được bác sĩ khám, cho đơn thuốc, tư vấn cẩn thận và điều trị dứt điểm, không để bệnh thành mạn tính, đặc biệt là các bệnh viêm phế quản, hen suyễn, lao phổi. Cần phải bỏ thuốc lá vì thuốc lá, thuốc lào là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh. Công nhân thường xuyên tiếp xúc với khói, bụi như công nhân khai thác than đá, khói, bụi, công nhân vệ sinh môi trường và công nhân thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc hại cần được trang bị bảo hộ lao động.
Hằng ngày nên tập thể dục đều đặn, nhẹ nhàng nhất là các động tác thở làm tăng tính đàn hồi cho tổ chức phổi. Những người có nguy cơ cao mắc bệnh khí phế thũng càng phải tập hít thở hàng ngày. Cần phải thực hiện triệt để tiêm vaccin phòng bệnh lao (vaccin BCG) cho trẻ sơ sinh và cả cho những người chưa có miễn dịch chống vi khuẩn lao. Nếu có điều kiện thì nên tiêm một số vaccin phòng bệnh viêm đường hô hấp như tiêm vaccin phòng bệnh do phế cầu, Hemopilus influenzae…
Sức khỏe và đời sống
Bài viết cùng chủ đề
- Đối phó với bệnh cúm
- 0
- 1,166