Cách phát hiện nhanh viêm tai giữa ở trẻ em


tho7782

New Member
28
0
1
42
Xu
0
Bệnh viêm tai ở trẻ em cũng phổ biến như chứng cảm lạnh thường, song rất khó phát hiện. Theo ước tính, cứ bốn trẻ dưới 3 tuổi thì lại có ba em mắc bệnh.

Để phát hiện và có cách điều trị hiệu quả, trước tiên cần hiểu cơ chế hoạt động của tổ chức tai.

Cấu trúc của tổ chức tai người

Hãy tưởng tượng bạn đang cảm nhận độ rung của loa khi nghe một CD yêu thích của bé hoặc thấy cổ họng rung lên khi nói. Chính âm thanh gồm các sóng năng lượng vô hình đã tạo ra các rung động này. Mỗi khi nghe thấy âm thanh, các cấu trúc trong tai sẽ hoạt đồng đồng thời để đảm bảo đưa thông tin tới não.

Tai có hai nhiệm vụ, lắng nghe và giữ thăng bằng. Nó gồm 3 phần: tai ngoài, tai giữa và tai trong. Hoạt động nghe sẽ bắt đầu từ lúc sóng âm thanh đi xuyên qua không khí tới tai ngoài, còn gọi là loa tai, phần có thể nhìn thấy. Sau đó, các sóng âm thanh đi từ loa tai qua ống tai và vào tai giữa – bao gồm màng nhĩ (một lớp mô mỏng) và 3 xương nhỏ. Khi màng nhĩ rung, các xương nhỏ sẽ khuếch đại các rung động và mang chúng tới tai trong.



Tai trong có nhiệm vụ “phiên dịch” các rung động thành tín hiệu điện và gửi chúng tới dây thần kinh thính giác nối với não bộ. Khi các xung thần kinh đến não, chúng được “diễn giải” thành âm thanh.

Để hoạt động bình thường, tai giữa phải có áp suất giống như môi trường bên ngoài. Điều này được duy trì bởi vòi Ot-tát, một ống nhỏ nối tai giữa với phần sau của cổ họng nằm ở sau mũi.

Để không khí tiếp xúc được với tai giữa, vòi Ot-tát sẽ làm cân bằng áp suất không khí trong tai giữa và bên ngoài. Khi ngáp hay nuốt thức ăn, bạn thường thấy trong tai có tiếng “pop”, đó là lúc vòi Ot-tát điều chỉnh áp suất không khí trong tai giữa. Nó cũng cho phép dẫn lưu nước nhầy từ tai giữa vào cổ họng.

Đôi khi vòi Ot-tát có thể bị suy chức năng. Ví dụ, khi trẻ bị lạnh hoặc dị ứng gây ảnh hưởng tới đường mũi, vòi Ot-tát sẽ tắc nghẽn do lớp niêm mạc trong ống bị sung huyết hoặc đông nghịt lớp nhày. Sự tắc nghẽn này sẽ làm cho dịch tích tụ trong tai giữa. Vi khuẩn và virus thâm nhập vào tai giữa qua ống Ot-tát cũng có thể bị “nhốt” ở đây. Chúng có thể sinh sôi trong chất dịch đọng, và gây viêm tai.

Thế nào là bệnh viêm tai giữa?
Đó là bệnh liên quan đến tình trạng viêm ở vùng tai giữa. Có một số dạng viêm tai giữa khác nhau. Khi khám viêm tai, bác sĩ thường chú ý tới dạng viêm tai giữa cấp – hiện tượng có dịch, điển hình là mủ, tích tụ trong tai giữa, gây đau, đỏ màng nhĩ và sốt.

Những dạng viêm tai giữa khác là mạn tính tự nhiên hoặc có dịch trong tai giữa tạm thời và không nhiễm khuẩn.

Lý do phân biệt các dạng viêm tai giữa khác nhau là vì nó liên quan đến việc lựa chọn cách điều trị. Không phải tất cả các dạng viêm tai giữa đều cần dùng kháng sinh.

Tại sao trẻ bị viêm tai giữa?

Trẻ thường bị viêm tai giữa trong 2-4 năm đầu tiên vì một số nguyên nhân sau:

Dưới 7 tuổi, hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển đầy đủ. Do đó, các em khó chống lại sự nhiễm trùng. Ngoài ra, có một số yếu tố khác dẫn tới bệnh viêm tai giữa ở trẻ, phổ biến nhất là việc tiếp xúc với khói thuốc lá, bú bình và đi nhà trẻ. Viêm tai giữa phổ biến ở bé trai hơn bé gái, đặc biệt là những em có tiền sử bệnh trong gia đình. Bệnh cũng thường xảy ra vào mùa đông – mùa của các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên và cảm lạnh.

Dấu hiệu và triệu chứng của viêm tai giữa?

Biểu hiện bệnh có thể đi từ nhẹ đến nặng:
  • Dịch trong tai giữa đọng nhiều, thúc ép lên màng nhĩ gây đau tai. Do đó, trẻ lớn có thể kêu tai, còn trẻ nhỏ thì có thể kéo giật tai mạnh, hoặc có biểu hiện khó chịu và khóc nhiều hơn bình thường.
  • Tư thế nằm, nhai và bú có thể gây ra những cơn đau do sự thay đổi áp suất trong tai giữa. Vì thế, trẻ có thể ăn ít hơn hoặc khó ngủ.
  • Nếu áp suất từ dịch tích tụ quá nhiều, nó có thể làm thủng màng nhĩ, dẫn tới rò rỉ dịch trong tai. Hiện tượng này sẽ làm giảm áp suất dưới màng nhĩ, khi đó trẻ sẽ bớt đau hơn.
Ngoài ra, chất dịch đọng trong tai giữa có thể gây cản trở đường truyền âm thanh, dẫn tới tình trạng khó nghe tạm thời. Hãy để ý nếu trẻ:
  • Không có phản ứng với âm thanh yếu
  • Bật to TV hoặc radio
  • Nói to hơn
  • Có biểu hiện mất tập trung ở trường
Một số triệu chứng khác của dạng viêm tai giữa cấp là sốt, buồn nôn, nôn, hoa mắt và chóng mặt. Bệnh viêm tai liên quan chặt chẽ với các bệnh viêm đường hô hấp trên. Vì thế, nó cũng có thể kèm theo các triệu chứng như ho, sổ mũi hoặc nghẹt mũi.

Viêm tai giữa có lây?

Bệnh viêm tai không truyền nhiễm, song do có liên quan đến chứng cảm lạnh (rất dễ lây lan) nên nó cũng có thể phát tán.

Bệnh kéo dài trong bao lâu?

Viêm tai giữa thường tự biến mất trong 2-3 ngày, thậm chí không cần bất kỳ liệu pháp đặc trị nào. Nếu bác sĩ cho trẻ dùng kháng sinh thì liệu trình 10 ngày là tối đa. Đối với những trẻ từ 6 tuổi trở lên bị viêm nhẹ hoặc trung bình, chỉ nên dùng một liều kháng sinh từ 5-7 ngày.

Tuy nhiên, kể cả sau khi đã điều trị bằng kháng sinh hết một đợt viêm, dịch vẫn có thể đọng lại trong vùng tai giữa trong vài tháng sau đó.


Viêm tai giữa chảy mủ

Làm thế nào để chẩn đoán và trị bệnh?

Nếu nghi ngờ viêm tai, hãy đưa trẻ đi khám ngay. Chỉ có bác sĩ chuyên môn mới có thể chẩn đoán đúng dựa vào triệu chứng lâm sàng và kiểm tra sức khỏe. Khi khám, bác sĩ sẽ dùng ống soi tai – một dụng cụ nhỏ giúp nhìn rõ màng nhĩ. Cho đến nay, không có phương pháp duy nhất điều trị tất cả các loại viêm tai giữa. Do đó, để quyết định cách chữa, bác sĩ sẽ cân nhắc một số yếu tố sau:
  • Dạng viêm tai và mức độ nghiêm trọng
  • Số lần bị viêm tai
  • Đợt viêm mới kéo dài bao lâu
  • Trẻ bao nhiêu tuổi
  • Những yếu tố nguy cơ trẻ có thể gặp
  • Liệu bệnh có ảnh hưởng tới thich giác của trẻ
Trong thực tế, do tính chất tự khỏi của bệnh nên một số chuyên gia cho rằng có thể dùng phương pháp “đợi và xem xét”. Theo đó, người ta sẽ cho trẻ thuốc giảm đau thay vì kháng sinh trong một vài ngày. Có một số lý do quan trọng để xem xét giải pháp này:

Đối với kháng sinh:
  • Không hiệu quả đối với các bệnh lây nhiễm do virus
  • Không loại bỏ được dịch đọng trong tai giữa
  • Có thể gây phản ứng phụ
  • Không giảm đau trong 24 giờ đầu và có ảnh hưởng rất ít lên cơn đau sau đó
  • Việc sử dụng kháng sinh thường xuyên có thể làm cho khuẩn kháng thuốc, gây khó khăn hơn cho điều trị sau này.
Ngoài ra, giải pháp “đợi và xem” cũng không thể áp dụng cho trẻ bị dị tật sứt hàm ếch, bị hội chứng Down hoặc các bệnh tiềm ẩn như rối loạn miễn dịch, có tiền sử tái phát. Tuy nhiên, một số trẻ lại cần dùng kháng sinh ngay như:
  • Bị viêm tai nhiều lần
  • Còn ít tuổi
  • Bị bệnh nặng hơn
Việc có nên dùng kháng sinh hay không vẫn cần thời gian xem xét, trong khi đó, có thể giúp bé giảm đau và hạ sốt bằng acetaminophen, ibuprofen hoặc thuốc nhỏ tai giảm đau, miễn là màng nhĩ chưa bị thủng. Biện pháp phẫu thuật ống tai cần được áp dụng cho một số trẻ bị mất thính giác liên tục. Trong một số trường hợp, bác sĩ tai mũi họng sẽ khuyên phẫu thuật đưa các vòi đặc biệt có tên là tympanostomy vào màng nhĩ. Nó cho phép dịch từ tai giữa chảy ra ngoài, giúp cân bằng áp suất trong tai khi mà vòi Ot-tát không thể đảm nhiệm việc này.

Có thể phòng bệnh viêm tai giữa?

Ngoài một số yếu tố không thể thay đổi như tiền sử gia đình hoặc thường xuyên bị viêm tai, có thể phòng ngừa bệnh cho trẻ bằng cách:
  • Nuôi con bằng sữa mẹ tối thiểu 6 tháng. Việc này giúp ngăn ngừa sự phát triển các đợt viêm tai từ sớm. Nếu trẻ bú bình, hãy giữ cho trẻ ở một góc nghiêng vừa phải thay vì cho trẻ bú nằm.
  • Tránh cho bé tiếp xúc với khói thuốc lá, nếu không nó sẽ làm tăng số lần và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
  • Giảm tiếp xúc với nhiều trẻ khác, nhằm ngăn ngừa các bệnh viêm đường hô hấp trên – nguyên nhân gây viêm tai thường xuyên.
  • Rửa tay sạch, cả trẻ và cha mẹ cần thực hiện việc này. Đây là một trong những cách quan trọng nhất giúp giảm nguy cơ truyền bệnh.
  • Cho trẻ tiêm chủng đúng lịch, vì một số loại văcxin có thể giúp ngăn ngừa viêm taiChú ý là các thuốc cảm lạnh và dị ứng như nhóm kháng histamines và chống dị ứng không thể phòng bệnh viêm tai.
Khi nào cần gọi bác sĩ?
  • Khi trẻ bị viêm tai không tự khỏi hoặc viêm tai tái phát nghiêm trọng, cần cho trẻ đi khám ngay vì chúng có thể dẫn tới biến chứng, gây viêm các tổ chức xương lân cận.
  • Khi trẻ bị đau tai hoặc có cảm giác “đầy tai”, đặc biệt kèm theo sốt
  • Một số nguyên nhân khác dẫn tới đau tai như đau răng, vật lạ trong tai hoặc ráy tai cứng. Bác sĩ có thể tìm ra nguyên nhân và đưa ra lời khuyên cụ thể.
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl