Có những nơi, người ta coi những giọt máu chảy ra từ màng trinh chứa những tố chất cực độc và nếu người chồng quan hệ với vợ còn trinh thì sẽ... phát điên mà chết.
Theo từ điển bách khoa, trinh tiết được định nghĩa là tình trạng của một người phụ nữ chưa từng có quan hệ tình dục với người đàn ông và vẫn còn giữ nguyên vẹn được màng trinh. Đó là theo nghĩa đen, còn theo nghĩa rộng, trinh tiết được định nghĩa là trạng thái tốt về tâm hồn và đạo đức của người phụ nữ còn trinh, hoặc giữ trọn lòng chung thủy với chồng.
Mất trinh, cô dâu có thể bị giết
Khám nghiệm “trinh tiết” đã là một tập tục phổ biến trên toàn thế giới. Đứng về mặt lịch sử, tập tục này hoàn toàn là sự kỳ thị và lăng nhục phụ nữ. Chính vì vậy, nhiều tập tục khám nghiệm trinh tiết hết sức kỳ quặc ra đời khiến cho không ít các cô gái phải đau khổ vì sự khắt khe của cộng đồng...
Lễ hội Cây sậy của các trinh nữ vùng Zulu của Nam Phi
Những người mê tiểu thuyết võ hiệp, đặc biệt là tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung trong văn học Trung Hoa không ai không từng nghe tới khái niệm nghe rất lạ tai: “Thủ cung sa”. Thủ cung sa được nhiều người nhắc tới ở đây chính là dấu tròn màu đỏ thường xuất hiện ở cổ tay người con gái, được sử dụng để kiểm tra trinh tiết của người con gái đó. Theo truyền thuyết, một khi người con gái đã ăn nằm với đàn ông thì dấu thủ cung sa này sẽ biến mất và dù có chấm lại cũng sẽ không bao giờ linh nghiệm.
Thực chất phương pháp Thủ cung sa không chỉ tồn tại trong các tiểu thuyết võ hiệp mà nó đã hiện diện trong đời sống thực tại thời kỳ phong kiến Trung Quốc xa xưa. Hiện nay vẫn còn có những quan điểm bất nhất trong cách thức thực hiện phương pháp này, tuy nhiên, có một phương pháp đã được ghi lại trong sách “Bác vật chí” thời nhà Tấn như sau: “Muốn bào chế thủ cung sa thì phải bắt được thạch sùng đang lúc nó giao hợp, đập chết, xay nhỏ rồi bỏ thêm một thứ “phụ gia” là chu sa, sau đó chấm lên tay người con gái…”
Ngày nay, tại nhiều vùng của đất nước Zimbabwe, việc kiểm tra trinh tiết vẫn được coi là sự bắt buộc đối với một cô gái khi bước chân vào nhà chồng. Trước ngày cưới, mẹ, dì, người hàng xóm của cô dâu sẽ trực tiếp kiểm tra phần kín của cô gái để kiểm tra xem còn trinh hay không. Tập tục này sẽ diễn ra trong các nghi lễ được thông qua bởi những người đứng đầu ở địa phương nơi cô gái đó sống và cũng có thể diễn ra tại các nhà thờ hay ngay tại nhà ở Zimbabwe.
Nếu chú rể vẫn không yên tâm với “năng lực” kiểm tra của người thân thì sau đêm tân hôn, nếu như tấm vải trắng lót giường cưới không có “giọt máu đào” để đem khoe với gia đình thì cô dâu sẽ lập tức bị trả ngay về nhà. Lúc này rất có thể cô dâu sẽ bị giết chết bởi bố hoặc anh trai của mình bởi theo họ đó là sự ô uế.
Gần đây, tại Anh người ta đã tìm được một cuốn sách cổ có tên là “Những bí mật của phụ nữ” ra đời năm 1505. Trong cuốn sách này, người chồng muốn kiểm tra trinh tiết của vợ trước khi cưới thì nên cho cô ta ngửi rau diếp. Nếu sau đó cô ta muốn đi vào nhà vệ sinh thì chắc chắc là đã không còn... trong trắng. Được biết, tác giả của cuốn sách được cho là Albertus Magnus, một nhà thần học kiêm khoa học gia, và ông tặng nó cho một linh mục để hiểu thêm về phụ nữ.
Còn tại vùng Zulu của Nam Phi, Hàng năm, các thiếu nữ đều phải tham dự Lễ hội Cây sậy để chứng minh mình vẫn là trinh nữ. Trong lễ hội, những cô gái trẻ phải để ngực trần và khoác trên người những chiếc váy đầy màu sắc, cầm tay nhau nhảy múa trước mặt Quốc vương. Theo người dân ở vùng này, khi đến tuổi dậy thì, những cô gái phải cởi bỏ hết quần áo trước mắt mọi người thì mới có thể chứng minh mình là một cô gái trong trắng.
Khi trinh tiết là thứ “cực độc”, bỏ đi
Trái ngược với quan điểm quá coi trọng trinh tiết của cô dâu, ở nhiều nơi trên thế giới lại coi trinh tiết của cô dâu là điều không may mắn vì những giọt máu chảy ra từ màng trinh chứa những tố chất cực độc. Vì vậy mới tồn tại những tập tục lạ đời khi có những người đàn ông khác ra tay giúp đỡ chú rể bằng cách ngủ với cô dâu trong đêm... tân hôn.
Từ thời nguyên thủy với tín ngưỡng thờ các vị thần cung cấp những vật dụng cần thiết cho con người như nước, lửa , thức ăn..., tín ngưỡng thờ cúng và tôn sùng thần thánh ảnh hưởng sâu đậm trong đời sống thường ngày. Với ý thức sùng tín tuyệt đối này, người thời đó không tiếc của cải vật chất xây những điện thờ nguy nga, tráng lệ, tạc những tượng thần tinh xảo, tốn nhiều công sức và dâng lên thần linh những lễ vật quý giá nhất, kể cả trinh tiết của phụ nữ.
Ở một số dân tộc thiểu số thuộc miền Nam Trung Quốc ngày nay vẫn còn giữ quan điểm: Nếu tự ý phá bỏ trinh tiết sẽ bị xem là chuyện thất lễ, đáng bị thần linh quở trách, trừng phạt. Do vậy, dù đã chính thức nên duyên vợ chồng, nhưng động phòng trong đêm tân hôn là điều cấm kỵ mà các đức lang quân luôn phải tuân thủ.
Bù lại những phút ân ái phu thê, với thân phận phàm trần, tân lang chỉ được phép ngồi bên thủ thỉ trò chuyện với tân nương. Và thủ lĩnh bộ lạc, tù trưởng, chúa đất hoặc pháp sư, thầy phù thủy…, những người được xem là đại diện cho thần linh, sẽ có quyền động phòng hoa chúc, lấy đi trinh tiết của khuê nữ.
Trong một vài bộ lạc nguyên thuỷ ở Australia xa xưa, khi các cô gái đến tuổi trưởng thành, thay vì được các bộ lạc hay tù trưởng lấy đi trinh tiết, họ sẽ được một lão bà được người trong bộ lạc tôn kính tiến hành phá màng trinh. Theo tục lệ, nếu trong bộ lạc nếu có hôn lễ, mọi người tấp nập đến chúc mừng, tất cả nhảy múa, uống rượu tưng bừng.
Khi hôn lễ đến lúc cao trào, một số người trong bộ lạc sẽ vây lấy cô dâu đưa vào một căn phòng khác, dùng dụng cụ bằng đá hoặc công cụ khác phá trinh cô dâu. Sau đó một người sẽ cầm vật có máu trinh của cô dâu đem ra cho mọi người thấy. Lúc này, nghi thức hôn lễ mới được coi là đã hoàn thành.
Trong thời trung thế kỷ, một vài bộ tộc còn kém hiểu biết ở Châu Mỹ lại cho rằng máu của cô gái còn trinh trong đêm tân hôn sẽ trở thành chất độc di hại đến con cháu sau này. Vào thời cổ đại, người Oklan có quan niệm chàng trai nào quan hệ với cô gái còn trinh sẽ phát điên lên mà chết. Vì vậy, một vài bộ tộc tồn tại những tập tục phá màng trinh cho các thiếu nữ. Việc phá trinh thực hiện với những lễ nghi dưới sự chỉ đạo của các nhân vật quyền lực trong bộ tộc như tù trưởng hay các tăng lữ mà quyết không phải chồng của cô dâu.
Phẩm giá được định vị bằng “đai” và “đô”
Kiểm tra trinh tiết của vợ trước ngày cưới là một việc làm rất quan trọng, tuy nhiên để cho sự trong trắng đó vẫn luôn thuộc riêng về một người đàn ông lại không hề đơn giản chút nào. Vì thế, các chiến binh La Mã xưa đã sáng chế ra một dụng cụ đặc biệt để đo lòng chung thủy của vợ, đó chính là chiếc đai trinh tiết.
Một trong những cách thức kiểm tra trinh tiết của cung nữ trong triều đình phong kiến Trung Hoa xưa
Chiếc đai trinh tiết được làm từ thép, được thiết kế nhỏ gọn ôm sát phần dưới của người phụ nữ. Điều đặc biệt là chiếc đai này chỉ có hai lỗ thoát dành cho chức năng bài tiết. Tuy nhiên, xung quanh chiếc đai trinh tiết còn có gắn những cây đinh dài hơn 3cm, có ba cạnh nhọn hoắt như mũi dùi có tác dụng gây đau đớn cho kẻ có ý đồ xâm phạm. Hơn nữa chiếc đai còn được thiết kế một ổ khóa và người giữ chiếc chìa khóa đó không ai khác chính là ông chồng, người thường xuyên chinh chiến xa nhà suốt nhiều năm. Đai trinh tiết chỉ được tháo bỏ khi người chồng chinh chiến trở về vì chính anh ta là người giữ chìa khóa.
Tưởng chừng chiếc đai trinh tiết chỉ xảy ra ở thời La Mã cổ đại, tuy nhiên nó lại hiện diện trong cuộc sống hiện đại ngày nay tại đất nước Hy Lạp. Năm 2004, hải quan phi trường Athens, Hy Lạp đã giữ một người phụ nữ lại vì khi chị này bước qua cổng, máy báo hiệu kim loại báo động inh ỏi. Dù chị đã cởi bỏ hết những món bằng kim loại trên người nhưng máy vẫn không tha. Cuối cùng, chị đành khai nhỏ với hải quan rằng: “Ông nhà sợ tôi ngoại tình nên buộc tôi mặc đai trinh tiết bằng thép suốt thời gian đi nghỉ hè ở Hy Lạp”.
Không chỉ có những câu chuyện cười ra nước mắt về trinh tiết người phụ nữ như trên, gần đây nhất vào đầu tháng 11/2011, một nhóm môi giới phụ nữ ở Australia đang tiếp tay cho một thiếu nữ rao bán trinh tiết với giá 15.000 USD, gây nên làn sóng phẫn nộ trong các nhóm cộng đồng tại đất nước đa sắc tộc này. Được biết, thiếu nữ được rao bán trinh tiết năm nay 19 tuổi, người gốc Trung Quốc và đang học tập tại trường Đại học Sydney..
Theo thông tin từ một công ty tư vấn luật tại Australia cho biết, nhóm môi giới trinh tiết nữ sinh này muốn được trả trước 2.000 đô tiền đặt cọc và số còn lại được trả khi tiền chao cháo múc. Trên trang web của nhóm môi giới , thông tin về nữ sinh viên được cung cấp chi tiết với kích cỡ cơ thể, chiều cao, nghề nghiệp và giá bán. Nhóm môi giới còn thông báo rằng thiếu nữ trên phải được bán trước ngày 12/12 tới.
Lời rao bán trinh tiết công khai của nhóm môi giới đã gây ra sự phẫn nộ trong các nhóm cộng đồng không chỉ tại Australia. Phát ngôn viên kiêm chủ tịch của Liên Hiệp Gia đình Australia Tim Cannon cho rằng những thiệt hại mà nhóm này gây ra cho xã hội và nhân phẩm con người là không thể bỏ qua. "Đó là một tình trạng đạo đức xã hội cần phải lên án”- Người phát ngôn này nhấn mạnh.
AloBacsi.
Theo từ điển bách khoa, trinh tiết được định nghĩa là tình trạng của một người phụ nữ chưa từng có quan hệ tình dục với người đàn ông và vẫn còn giữ nguyên vẹn được màng trinh. Đó là theo nghĩa đen, còn theo nghĩa rộng, trinh tiết được định nghĩa là trạng thái tốt về tâm hồn và đạo đức của người phụ nữ còn trinh, hoặc giữ trọn lòng chung thủy với chồng.
Mất trinh, cô dâu có thể bị giết
Khám nghiệm “trinh tiết” đã là một tập tục phổ biến trên toàn thế giới. Đứng về mặt lịch sử, tập tục này hoàn toàn là sự kỳ thị và lăng nhục phụ nữ. Chính vì vậy, nhiều tập tục khám nghiệm trinh tiết hết sức kỳ quặc ra đời khiến cho không ít các cô gái phải đau khổ vì sự khắt khe của cộng đồng...
Lễ hội Cây sậy của các trinh nữ vùng Zulu của Nam Phi
Những người mê tiểu thuyết võ hiệp, đặc biệt là tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung trong văn học Trung Hoa không ai không từng nghe tới khái niệm nghe rất lạ tai: “Thủ cung sa”. Thủ cung sa được nhiều người nhắc tới ở đây chính là dấu tròn màu đỏ thường xuất hiện ở cổ tay người con gái, được sử dụng để kiểm tra trinh tiết của người con gái đó. Theo truyền thuyết, một khi người con gái đã ăn nằm với đàn ông thì dấu thủ cung sa này sẽ biến mất và dù có chấm lại cũng sẽ không bao giờ linh nghiệm.
Thực chất phương pháp Thủ cung sa không chỉ tồn tại trong các tiểu thuyết võ hiệp mà nó đã hiện diện trong đời sống thực tại thời kỳ phong kiến Trung Quốc xa xưa. Hiện nay vẫn còn có những quan điểm bất nhất trong cách thức thực hiện phương pháp này, tuy nhiên, có một phương pháp đã được ghi lại trong sách “Bác vật chí” thời nhà Tấn như sau: “Muốn bào chế thủ cung sa thì phải bắt được thạch sùng đang lúc nó giao hợp, đập chết, xay nhỏ rồi bỏ thêm một thứ “phụ gia” là chu sa, sau đó chấm lên tay người con gái…”
Ngày nay, tại nhiều vùng của đất nước Zimbabwe, việc kiểm tra trinh tiết vẫn được coi là sự bắt buộc đối với một cô gái khi bước chân vào nhà chồng. Trước ngày cưới, mẹ, dì, người hàng xóm của cô dâu sẽ trực tiếp kiểm tra phần kín của cô gái để kiểm tra xem còn trinh hay không. Tập tục này sẽ diễn ra trong các nghi lễ được thông qua bởi những người đứng đầu ở địa phương nơi cô gái đó sống và cũng có thể diễn ra tại các nhà thờ hay ngay tại nhà ở Zimbabwe.
Nếu chú rể vẫn không yên tâm với “năng lực” kiểm tra của người thân thì sau đêm tân hôn, nếu như tấm vải trắng lót giường cưới không có “giọt máu đào” để đem khoe với gia đình thì cô dâu sẽ lập tức bị trả ngay về nhà. Lúc này rất có thể cô dâu sẽ bị giết chết bởi bố hoặc anh trai của mình bởi theo họ đó là sự ô uế.
Gần đây, tại Anh người ta đã tìm được một cuốn sách cổ có tên là “Những bí mật của phụ nữ” ra đời năm 1505. Trong cuốn sách này, người chồng muốn kiểm tra trinh tiết của vợ trước khi cưới thì nên cho cô ta ngửi rau diếp. Nếu sau đó cô ta muốn đi vào nhà vệ sinh thì chắc chắc là đã không còn... trong trắng. Được biết, tác giả của cuốn sách được cho là Albertus Magnus, một nhà thần học kiêm khoa học gia, và ông tặng nó cho một linh mục để hiểu thêm về phụ nữ.
Còn tại vùng Zulu của Nam Phi, Hàng năm, các thiếu nữ đều phải tham dự Lễ hội Cây sậy để chứng minh mình vẫn là trinh nữ. Trong lễ hội, những cô gái trẻ phải để ngực trần và khoác trên người những chiếc váy đầy màu sắc, cầm tay nhau nhảy múa trước mặt Quốc vương. Theo người dân ở vùng này, khi đến tuổi dậy thì, những cô gái phải cởi bỏ hết quần áo trước mắt mọi người thì mới có thể chứng minh mình là một cô gái trong trắng.
Khi trinh tiết là thứ “cực độc”, bỏ đi
Trái ngược với quan điểm quá coi trọng trinh tiết của cô dâu, ở nhiều nơi trên thế giới lại coi trinh tiết của cô dâu là điều không may mắn vì những giọt máu chảy ra từ màng trinh chứa những tố chất cực độc. Vì vậy mới tồn tại những tập tục lạ đời khi có những người đàn ông khác ra tay giúp đỡ chú rể bằng cách ngủ với cô dâu trong đêm... tân hôn.
Từ thời nguyên thủy với tín ngưỡng thờ các vị thần cung cấp những vật dụng cần thiết cho con người như nước, lửa , thức ăn..., tín ngưỡng thờ cúng và tôn sùng thần thánh ảnh hưởng sâu đậm trong đời sống thường ngày. Với ý thức sùng tín tuyệt đối này, người thời đó không tiếc của cải vật chất xây những điện thờ nguy nga, tráng lệ, tạc những tượng thần tinh xảo, tốn nhiều công sức và dâng lên thần linh những lễ vật quý giá nhất, kể cả trinh tiết của phụ nữ.
Ở một số dân tộc thiểu số thuộc miền Nam Trung Quốc ngày nay vẫn còn giữ quan điểm: Nếu tự ý phá bỏ trinh tiết sẽ bị xem là chuyện thất lễ, đáng bị thần linh quở trách, trừng phạt. Do vậy, dù đã chính thức nên duyên vợ chồng, nhưng động phòng trong đêm tân hôn là điều cấm kỵ mà các đức lang quân luôn phải tuân thủ.
Bù lại những phút ân ái phu thê, với thân phận phàm trần, tân lang chỉ được phép ngồi bên thủ thỉ trò chuyện với tân nương. Và thủ lĩnh bộ lạc, tù trưởng, chúa đất hoặc pháp sư, thầy phù thủy…, những người được xem là đại diện cho thần linh, sẽ có quyền động phòng hoa chúc, lấy đi trinh tiết của khuê nữ.
Trong một vài bộ lạc nguyên thuỷ ở Australia xa xưa, khi các cô gái đến tuổi trưởng thành, thay vì được các bộ lạc hay tù trưởng lấy đi trinh tiết, họ sẽ được một lão bà được người trong bộ lạc tôn kính tiến hành phá màng trinh. Theo tục lệ, nếu trong bộ lạc nếu có hôn lễ, mọi người tấp nập đến chúc mừng, tất cả nhảy múa, uống rượu tưng bừng.
Khi hôn lễ đến lúc cao trào, một số người trong bộ lạc sẽ vây lấy cô dâu đưa vào một căn phòng khác, dùng dụng cụ bằng đá hoặc công cụ khác phá trinh cô dâu. Sau đó một người sẽ cầm vật có máu trinh của cô dâu đem ra cho mọi người thấy. Lúc này, nghi thức hôn lễ mới được coi là đã hoàn thành.
Trong thời trung thế kỷ, một vài bộ tộc còn kém hiểu biết ở Châu Mỹ lại cho rằng máu của cô gái còn trinh trong đêm tân hôn sẽ trở thành chất độc di hại đến con cháu sau này. Vào thời cổ đại, người Oklan có quan niệm chàng trai nào quan hệ với cô gái còn trinh sẽ phát điên lên mà chết. Vì vậy, một vài bộ tộc tồn tại những tập tục phá màng trinh cho các thiếu nữ. Việc phá trinh thực hiện với những lễ nghi dưới sự chỉ đạo của các nhân vật quyền lực trong bộ tộc như tù trưởng hay các tăng lữ mà quyết không phải chồng của cô dâu.
Phẩm giá được định vị bằng “đai” và “đô”
Kiểm tra trinh tiết của vợ trước ngày cưới là một việc làm rất quan trọng, tuy nhiên để cho sự trong trắng đó vẫn luôn thuộc riêng về một người đàn ông lại không hề đơn giản chút nào. Vì thế, các chiến binh La Mã xưa đã sáng chế ra một dụng cụ đặc biệt để đo lòng chung thủy của vợ, đó chính là chiếc đai trinh tiết.
Một trong những cách thức kiểm tra trinh tiết của cung nữ trong triều đình phong kiến Trung Hoa xưa
Chiếc đai trinh tiết được làm từ thép, được thiết kế nhỏ gọn ôm sát phần dưới của người phụ nữ. Điều đặc biệt là chiếc đai này chỉ có hai lỗ thoát dành cho chức năng bài tiết. Tuy nhiên, xung quanh chiếc đai trinh tiết còn có gắn những cây đinh dài hơn 3cm, có ba cạnh nhọn hoắt như mũi dùi có tác dụng gây đau đớn cho kẻ có ý đồ xâm phạm. Hơn nữa chiếc đai còn được thiết kế một ổ khóa và người giữ chiếc chìa khóa đó không ai khác chính là ông chồng, người thường xuyên chinh chiến xa nhà suốt nhiều năm. Đai trinh tiết chỉ được tháo bỏ khi người chồng chinh chiến trở về vì chính anh ta là người giữ chìa khóa.
Tưởng chừng chiếc đai trinh tiết chỉ xảy ra ở thời La Mã cổ đại, tuy nhiên nó lại hiện diện trong cuộc sống hiện đại ngày nay tại đất nước Hy Lạp. Năm 2004, hải quan phi trường Athens, Hy Lạp đã giữ một người phụ nữ lại vì khi chị này bước qua cổng, máy báo hiệu kim loại báo động inh ỏi. Dù chị đã cởi bỏ hết những món bằng kim loại trên người nhưng máy vẫn không tha. Cuối cùng, chị đành khai nhỏ với hải quan rằng: “Ông nhà sợ tôi ngoại tình nên buộc tôi mặc đai trinh tiết bằng thép suốt thời gian đi nghỉ hè ở Hy Lạp”.
Không chỉ có những câu chuyện cười ra nước mắt về trinh tiết người phụ nữ như trên, gần đây nhất vào đầu tháng 11/2011, một nhóm môi giới phụ nữ ở Australia đang tiếp tay cho một thiếu nữ rao bán trinh tiết với giá 15.000 USD, gây nên làn sóng phẫn nộ trong các nhóm cộng đồng tại đất nước đa sắc tộc này. Được biết, thiếu nữ được rao bán trinh tiết năm nay 19 tuổi, người gốc Trung Quốc và đang học tập tại trường Đại học Sydney..
Theo thông tin từ một công ty tư vấn luật tại Australia cho biết, nhóm môi giới trinh tiết nữ sinh này muốn được trả trước 2.000 đô tiền đặt cọc và số còn lại được trả khi tiền chao cháo múc. Trên trang web của nhóm môi giới , thông tin về nữ sinh viên được cung cấp chi tiết với kích cỡ cơ thể, chiều cao, nghề nghiệp và giá bán. Nhóm môi giới còn thông báo rằng thiếu nữ trên phải được bán trước ngày 12/12 tới.
Lời rao bán trinh tiết công khai của nhóm môi giới đã gây ra sự phẫn nộ trong các nhóm cộng đồng không chỉ tại Australia. Phát ngôn viên kiêm chủ tịch của Liên Hiệp Gia đình Australia Tim Cannon cho rằng những thiệt hại mà nhóm này gây ra cho xã hội và nhân phẩm con người là không thể bỏ qua. "Đó là một tình trạng đạo đức xã hội cần phải lên án”- Người phát ngôn này nhấn mạnh.
AloBacsi.