Vì sao trẻ sơ sinh hay vặn mình, gồng mình?
Hầu hết tất cả các trẻ từ sau khi sinh đến khi được vài tuần tuổi đều có biểu hiện vặn mình không ít thì nhiều. Bởi lúc này trẻ chưa quen với cuộc sống hoàn toàn mới bên ngoài từ cung của mẹ. Khi bé ra đời, các tế bào thần kinh chưa biệt hoá, vỏ não và thể vân chưa phát triển nên hoạt động dưới vỏ chiếm ưu thế. trẻ sẽ có biểu hiện múa vờn, vận động tay chân thường xuyên, phản ứng của vỏ não có xu hướng lan toả khi bị kích thích.
Ngoài ra, Mẹ cần tìm hiểu các nguyên nhân làm trẻ hay vặn mình gồng mình khi ngủ, liệu đó là dấu hiệu của các biểu hiện sinh lý bình thường hay là biểu hiện của tình trạng bệnh lý khác mẹ cần chú ý.
Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình
Biểu hiện sinh lý bình thường khi trẻ sơ sinh hay vặn mình
Những tác động từ môi trường cho dù là nhỏ nhất hay việc chăm sóc nuôi dưỡng bé có thể ảnh hưởng đến trẻ. Chẳng hạn, nơi ngủ không được thoải mái, ấp áp, có quá nhiều ánh sáng hoặc tiếng ồn lớn xung quanh. Đây được xem là nguyên nhân chủ yếu làm cho trẻ sơ sinh hay vặn mình, vì vậy mẹ cần ưu tiên kiểm tra những điều này trước khi xem xét đến các lý do khác.
Do trẻ đói: Dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ, dung tích dạ dày của trẻ sơ sinh : 30 - 35 ml; trẻ 3 tháng : 100 ml; đến khi bé 1 tuổi : 250 ml; nên mỗi lần bú, bé chỉ bú được một lượng sữa ít. Nghĩa là bé sẽ đòi bú liên tục do đó mẹ cần cho bé bú thường xuyên hơn, thông thường từ 2-3 giờ bú một lần, vì thời gian sữa mẹ ở dạ dày là 2 - 2h30, sữa công thức là 3 - 4 giờ. Tuy nhiên, nhu cầu của trẻ có thể thay đổi và trẻ đòi bú bất cứ lúc nào cần. Khi đói bé sẽ bắt đầu cựa quậy, vặn mình, uốn người…nếu vẫn chưa được đáp ứng bé sẽ rên rỉ, khóc. Mẹ nên lưu ý điều này khi chăm bé mẹ nhé!
Phản ứng khi rặn tiểu hay đại tiện : Khi đi tiểu hay đại tiện, bé cũng có thể gồng mình, vặn mình, đỏ mặt, như bé đang muốn làm hết sức để tống cái gì đó ra, do ở trẻ sơ sinh, phản xạ rặn để điều chỉnh cơ vòng hậu môn và cơ vòng bàng quang chưa phát triển hoàn thiện.
Môi trường xung quanh không thoải mái với trẻ:
- Tã bị ướt: do trẻ nhỏ đi tiểu nhiều. Trẻ dưới 1tuổi: có thể sẽ đi tiểu từ 16 đến 20lần/ngày. Trẻ trên 1 tuổi: giảm còn hơn 12 lần/ngày. Nhưng còn tùy thuộc số lượng nước hay sữa đưa vào, nhiệt độ môi trường, sự tăng hay giảm vận động, đổ mồ hôi nhiều hay ít…Nhìn chung khi trẻ từ 6 tháng, bố mẹ mới có thể hướng dẫn bé đi tiểu đúng giờ hơn. Chính tình trạng tè dầm hay đại tiện làm ẩm ướt tã khiến bé khó chịu nên hay vặn vẹo…
- Mẹ quấn khăn bé chật chội quá: bé nhỏ hay có những vẫn động tay chân vô thức, nhưng nếu bị quấn chật quá, bé sẽ khó chịu và phản ứng như vặn mình, gồng mình.
- Tiếng ồn, hay ánh sáng quá chói, thời tiết nóng quá hay lạnh quá… cũng có thể làm bé khó chịu.
Thông thường các nguyên nhân trên gây ra biểu hiện vặn mình hay gồng mình của trẻ khi ngủ, đó là biểu hiện sinh lý bình thường của trẻ, sẽ kéo dài trong vòng vài phút và tự hết, đôi khi kéo dài hơn, nếu như mẹ không phát hiện ra trẻ sẽ khóc.
Biểu hiện bệnh lý khi trẻ sơ sinh hay vặn mình:
Thường các biểu hiện kéo dài có thể đi kèm các dấu hiệu khác làm ảnh hưởng giấc ngủ, vấn đề ăn uống hay gây ra biểu hiện các thương tổn trên da, tóc,…ảnh hưởng tốc độ tăng trưởng về thể chất của bé.
Tình trạng hạ Canxi máu: luôn có các triệu chứng báo động, các biểu hiện như: tăng kích thích thần kinh cơ: trẻ dễ bị kích thích, ngủ không yên giấc, hay giật mình, trẻ hay vặn mình, gồng mình khi ngủ. Ngoài ra, có thêm các biểu hiện khác như : đổ mồ hôi trộm, rụng tóc, hay nôn ói, hay nấc, hay quấy khóc và chậm lên cân...muộn hơn có thể xuất hiện các dấu hiệu còi xương ở trẻ.
Một số bệnh lý khác như: da bé bị thương tổn như bị ngứa, nóng rát làm bé khó ngủ yên giấc hay do côn trùng chui vào tai bé, gây phản ứng vặn mình, gồng mình.
Mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh hay vặn mình
Phần lớn các biểu hiện vặn mình, gồng mình ở trẻ sẽ tự hết, tuy nhiên nếu hay tái đi tái lại và xu hướng ngày càng tăng lên, mẹ cũng nên kiểm tra:
Kiểm tra các yếu tố thông thường: đói, ướt tã, nhiệt độ phòng…
Mẹ nên để ý cơn vặn mình của trẻ kéo dài bao lâu? Có tự hết? Xu hướng tăng dần hay giảm đi…
Xem bé có kèm các dấu hiệu khác như trở nên biếng bú, đổ mồ hôi trộm, hay nôn ói, nấc,.. có thể bé đang thiếu canxi và vitamin D.
Kiểm tra trên da bé, lưu ý vùng các nếp gấp, da có bị đỏ, viêm loét, hay nổi mẫn đỏ gì không? Nên kiểm tra các lỗ tự nhiên (hậu môn, vùng kín...) có gì bất thường không. Bé có bị sốt hay không?
Nếu vẫn chưa yên tâm, nên cho bé đi khám bác sĩ nhi khoa để kiểm tra thêm cho bé, sau khi bác sĩ tìm nguyên nhân sẽ có cách khắc phục hay điều chỉnh giúp mẹ nhé!
Hầu hết tất cả các trẻ từ sau khi sinh đến khi được vài tuần tuổi đều có biểu hiện vặn mình không ít thì nhiều. Bởi lúc này trẻ chưa quen với cuộc sống hoàn toàn mới bên ngoài từ cung của mẹ. Khi bé ra đời, các tế bào thần kinh chưa biệt hoá, vỏ não và thể vân chưa phát triển nên hoạt động dưới vỏ chiếm ưu thế. trẻ sẽ có biểu hiện múa vờn, vận động tay chân thường xuyên, phản ứng của vỏ não có xu hướng lan toả khi bị kích thích.
Ngoài ra, Mẹ cần tìm hiểu các nguyên nhân làm trẻ hay vặn mình gồng mình khi ngủ, liệu đó là dấu hiệu của các biểu hiện sinh lý bình thường hay là biểu hiện của tình trạng bệnh lý khác mẹ cần chú ý.
Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình
Biểu hiện sinh lý bình thường khi trẻ sơ sinh hay vặn mình
Những tác động từ môi trường cho dù là nhỏ nhất hay việc chăm sóc nuôi dưỡng bé có thể ảnh hưởng đến trẻ. Chẳng hạn, nơi ngủ không được thoải mái, ấp áp, có quá nhiều ánh sáng hoặc tiếng ồn lớn xung quanh. Đây được xem là nguyên nhân chủ yếu làm cho trẻ sơ sinh hay vặn mình, vì vậy mẹ cần ưu tiên kiểm tra những điều này trước khi xem xét đến các lý do khác.
Do trẻ đói: Dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ, dung tích dạ dày của trẻ sơ sinh : 30 - 35 ml; trẻ 3 tháng : 100 ml; đến khi bé 1 tuổi : 250 ml; nên mỗi lần bú, bé chỉ bú được một lượng sữa ít. Nghĩa là bé sẽ đòi bú liên tục do đó mẹ cần cho bé bú thường xuyên hơn, thông thường từ 2-3 giờ bú một lần, vì thời gian sữa mẹ ở dạ dày là 2 - 2h30, sữa công thức là 3 - 4 giờ. Tuy nhiên, nhu cầu của trẻ có thể thay đổi và trẻ đòi bú bất cứ lúc nào cần. Khi đói bé sẽ bắt đầu cựa quậy, vặn mình, uốn người…nếu vẫn chưa được đáp ứng bé sẽ rên rỉ, khóc. Mẹ nên lưu ý điều này khi chăm bé mẹ nhé!
Phản ứng khi rặn tiểu hay đại tiện : Khi đi tiểu hay đại tiện, bé cũng có thể gồng mình, vặn mình, đỏ mặt, như bé đang muốn làm hết sức để tống cái gì đó ra, do ở trẻ sơ sinh, phản xạ rặn để điều chỉnh cơ vòng hậu môn và cơ vòng bàng quang chưa phát triển hoàn thiện.
Môi trường xung quanh không thoải mái với trẻ:
- Tã bị ướt: do trẻ nhỏ đi tiểu nhiều. Trẻ dưới 1tuổi: có thể sẽ đi tiểu từ 16 đến 20lần/ngày. Trẻ trên 1 tuổi: giảm còn hơn 12 lần/ngày. Nhưng còn tùy thuộc số lượng nước hay sữa đưa vào, nhiệt độ môi trường, sự tăng hay giảm vận động, đổ mồ hôi nhiều hay ít…Nhìn chung khi trẻ từ 6 tháng, bố mẹ mới có thể hướng dẫn bé đi tiểu đúng giờ hơn. Chính tình trạng tè dầm hay đại tiện làm ẩm ướt tã khiến bé khó chịu nên hay vặn vẹo…
- Mẹ quấn khăn bé chật chội quá: bé nhỏ hay có những vẫn động tay chân vô thức, nhưng nếu bị quấn chật quá, bé sẽ khó chịu và phản ứng như vặn mình, gồng mình.
- Tiếng ồn, hay ánh sáng quá chói, thời tiết nóng quá hay lạnh quá… cũng có thể làm bé khó chịu.
Thông thường các nguyên nhân trên gây ra biểu hiện vặn mình hay gồng mình của trẻ khi ngủ, đó là biểu hiện sinh lý bình thường của trẻ, sẽ kéo dài trong vòng vài phút và tự hết, đôi khi kéo dài hơn, nếu như mẹ không phát hiện ra trẻ sẽ khóc.
Biểu hiện bệnh lý khi trẻ sơ sinh hay vặn mình:
Thường các biểu hiện kéo dài có thể đi kèm các dấu hiệu khác làm ảnh hưởng giấc ngủ, vấn đề ăn uống hay gây ra biểu hiện các thương tổn trên da, tóc,…ảnh hưởng tốc độ tăng trưởng về thể chất của bé.
Tình trạng hạ Canxi máu: luôn có các triệu chứng báo động, các biểu hiện như: tăng kích thích thần kinh cơ: trẻ dễ bị kích thích, ngủ không yên giấc, hay giật mình, trẻ hay vặn mình, gồng mình khi ngủ. Ngoài ra, có thêm các biểu hiện khác như : đổ mồ hôi trộm, rụng tóc, hay nôn ói, hay nấc, hay quấy khóc và chậm lên cân...muộn hơn có thể xuất hiện các dấu hiệu còi xương ở trẻ.
Một số bệnh lý khác như: da bé bị thương tổn như bị ngứa, nóng rát làm bé khó ngủ yên giấc hay do côn trùng chui vào tai bé, gây phản ứng vặn mình, gồng mình.
Mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh hay vặn mình
Phần lớn các biểu hiện vặn mình, gồng mình ở trẻ sẽ tự hết, tuy nhiên nếu hay tái đi tái lại và xu hướng ngày càng tăng lên, mẹ cũng nên kiểm tra:
Kiểm tra các yếu tố thông thường: đói, ướt tã, nhiệt độ phòng…
Mẹ nên để ý cơn vặn mình của trẻ kéo dài bao lâu? Có tự hết? Xu hướng tăng dần hay giảm đi…
Xem bé có kèm các dấu hiệu khác như trở nên biếng bú, đổ mồ hôi trộm, hay nôn ói, nấc,.. có thể bé đang thiếu canxi và vitamin D.
Kiểm tra trên da bé, lưu ý vùng các nếp gấp, da có bị đỏ, viêm loét, hay nổi mẫn đỏ gì không? Nên kiểm tra các lỗ tự nhiên (hậu môn, vùng kín...) có gì bất thường không. Bé có bị sốt hay không?
Nếu vẫn chưa yên tâm, nên cho bé đi khám bác sĩ nhi khoa để kiểm tra thêm cho bé, sau khi bác sĩ tìm nguyên nhân sẽ có cách khắc phục hay điều chỉnh giúp mẹ nhé!