Những thắc mắc về bệnh hen phế quản ở trẻ sơ sinh


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ -

Mặc dù ho là phản ứng của cơ thể nhằm đẩy các chất gây dị ứng ra bên ngoài, nhưng nếu trẻ ho liên tục, kéo dài thì đó là một triệu chứng hen suyễn ở trẻ sơ sinh các mẹ cần lưu ý.

biểu hiện của bệnh suyễn ở trẻ sơ sinh


Câu hỏi bởi: Giấu tên

thưa bác sĩ con e cháu được 3 tháng tuổi gần đây khoảng 1 tuần lễ cháu bị ho khò khè,e cho cháu đi khám ở bệnh viện Nhi đồng thì kết luận cháu bị Viêm tiểu phế quản cấp,3 ngày sau tái khám thì thấy bé nặng hơn ho nhiều hơn,bác sĩ cho thuốc uống và cho bé làm vltl để lấy đờm..bây giờ bé đỡ ho nhưng vẫn còn khò khè có khi khó thở,lúc thở đc lúc lại lên cơn khò khè..cháu vẫn ăn ngủ bình thường. Vì bố cháu lúc nhỏ có bị suyễn nên e đang lo cháu có phải bị suyễn không..xin bác trả lời giúp e ạ..e cảm ơn..!

Bác sĩ Trần Quang Thuyên


Chào bạn,
Bé bị viêm tiểu phế quản co thắt, bạn cần phải đưa cháu đến viện điều trị để được hút khí dung, như vậy tình trạng khò khè của cháu sẽ đỡ.
Khi cháu được 1 tuổi thì mới có thể chẩn đoán được là cháu có bị hen suyễn hay không. Tuy nhiên, trẻ em có bố mẹ có tiền sử bị hen suyễn thì xác suất trẻ bị hen cao gấp 2-3 lần so với trẻ bình thường.
Chúc bạn sức khỏe!

Hen suyễn có trị dứt điểm được không?


Câu hỏi bởi: trantuyen2505

Xin chào bác sĩ. Bé nhà tôi được 14 tháng 17 ngày, khi thời tiết lạnh là bé lại ho khò khè. Khi đi khám thì bác sĩ bảo cháu có khả năng bị hen suyễn. Xin hỏi bác sĩ hen suyễn có trị dứt điểm được không, bằng phương pháp gì. Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn. Bệnh hen suyễn thường khó chữa, một số trường hợp đeo đẳng suốt đời, nhưng cũng có nhiều trường hợp được chữa khỏi hẳn. Về phương pháp chữa bệnh hen phải áp dụng đồng bộ hài hòa nhiều loại thuốc: thuốc cắt cơn hen, thuốc chữa biểu hiện, thuốc kháng viêm, thuốc ảnh hưởng lên lí do gây bệnh.

Chúc bạn mạnh khỏe!

Khi trẻ bị suyễn cấp độ 1 thì làm sao?


Câu hỏi bởi: Tien Nguyen

Chào bác sĩ.

Bác sĩ cho em hỏi: con em được 19 tháng tuổi. Đi khám bệnh bác sĩ bảo cháu bị suyễn độ 1, cho cháu xông khí dung và 2 ngày thuốc. Nhưng cháu vẫn thở khò khè như có đàm trong lồng ngực và thở có tiếng rít. Bác sĩ có cách nào để cháu bớt bệnh không, cách phòng ngừa cho cháu như thế nào, chăm sóc ra sao?

Cảm ơn bác sĩ.

Chào em.

Với suyễn độ 1 thì không cần dùng thuốc phòng ngừa em à, nhưng em cần chú ý tránh những tác nhân có thể làm khởi phát cơn hen như bụi, khói thuốc lá, khói nhà máy, mạt nhà, các vật nuôi trong gia đình, thú nhồi bông, phấn hoa, nước hoa, nước xịt phòng, các hóa chất độc hại (hóa chất diệt gián, muỗi…), thời tiết lạnh, các hoạt động gắng sức…

Do vậy, em cần tránh cho bé tiếp xúc những yếu tố kể trên và luôn giữ ấm cho bé mỗi khi trời lạnh hoặc thời tiết thay đổi. Hiện tại, bé đã được điều trị nhưng theo em mô tả thì cơn suyễn của bé chưa được không chế, em nên đưa bé tái khám trở lại, để bác sĩ đánh giá lại cơn suyễn sau đó sẽ cân nhắc việc điều trị cho bé.

Thân mến!

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Bệnh suyễn của bé có chữa khỏi được không?


Câu hỏi bởi: Ngọc Yến

Chào bác sĩ.

Con em bị suyễn lúc 10 tháng, em cũng đã cho con điều trị ở Bệnh viện Nhi Đồng 1, nay bé được 33 tháng nhưng vẫn không khỏi hẳn mà cứ tái đi tái lại hoài. Em nghe nói chỉ chữa bằng phương pháp Đông y mới trị được tận gốc của bệnh như vậy có đúng không? Có người bạn khuyên em cho bé uống thuốc hen PH, em có nên cho bé uống không?

Cảm ơn bác sĩ!

Chào em.

Nếu bé của em được chẩn đoán xác định là bệnh suyễn thì bệnh này không thể điều trị khỏi hẳn được em nhé. Nhưng em đừng quá lo lắng, tuy là bệnh suyễn không thể điều trị tận gốc nhưng bệnh được khống chế hoàn toàn bằng thuốc cắt cơn và thuốc điều trị dự phòng, nên bé vẫn phát triển, sinh hoạt và đi học bình thường.

Tùy theo cơ địa, mức độ của bệnh (số lần lên cơn suyễn trong một tuần,… một tháng, khoảng cách giữa các cơn, mức độ lên cơn nhẹ hoặc nặng, đáp ứng điều trị,…) bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị và thời gian điều trị hợp lý (trên 1 năm, 2 năm hoặc nhiều năm).

Vì thời gian điều trị kéo dài và quan trọng là vì sức khỏe của bé gia đình cần hợp tác điều trị tốt với bác sĩ, có như vậy thì việc điều trị của bé mới đạt được kết quả mong muốn.

Còn phương pháp chữa Đông y và thuốc em đề cập đến bác sĩ không có kinh nghiệm về lĩnh vực này mong em thông cảm.

Thân mến!

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Điều trị và phòng tránh bệnh suyễn nhẹ cho trẻ


Câu hỏi bởi: Tâm Như

Thưa bác sĩ.

Cách đây một tháng con tôi bị ho và sổ mũi có đàm họng. Đi khám bác sĩ và tái khám 2 lần nhưng không khỏi. Tôi cho cháu vào bệnh viện Nhi đồng 1 thành phố Hồ Chí Minh, bác sĩ cho chụp phim phổi nhưng kết quả bình thường, bác sĩ cho uống thuốc 7 ngày nhưng không khỏi. Sau đó tái khám bác sĩ cho uống thêm 7 ngày. Sau đó tái khám bệnh vẫn còn bác sĩ cho làm xét nghiệm máu và lao kết quả bình thường. Sau đó bác sĩ cho làm xét nghiệm hơi thở ở số 10 Lý thường Kiệt. Đem kết quả về bệnh viện Nhi đồng 1 bác sĩ chẩn đoán cháu bị suyễn nhẹ. Sau đó về dùng thuốc 7 ngày đến nay đang ngưng sử dụng thuốc 10 ngày nhưng cháu vẫn còn sổ mũi rất nhiều, họng vẫn còn đàm, ho về đêm nhưng ít. Xin bác sĩ cho lời khuyên và cách điều trị. Mong được bác sĩ hồi đáp sớm.

Xin cảm ơn bác sĩ nhiều!

Chào bạn.

Theo bạn trình bày, thì chúng tôi đoán trường hợp của bé được chẩn đoán là bệnh suyễn nhẹ, nên bác sĩ chỉ điều trị cho bé 5 ngày thuốc thôi, mà chưa sử dụng thuốc xịt dự phòng. Sau điều trị 5 ngày thuốc và ngưng sử dụng thuốc 10 ngày, mà bé chưa dứt được bệnh (đàm nhiều, ho về đêm), điều này cho thấy bệnh suyễn của bé chưa được khống chế, bạn nên đưa bé đi khám lại để đánh giá lại mức độ nặng nhẹ của bệnh suyễn, nếu cần phải dùng thuốc xịt dự phòng thì mới khống chế được bệnh này. Để tránh cơn suyễn tái đi tái lại, bạn cần tránh không cho trẻ tiếp xúc với chó, mèo, thú nhồi bông, khói thuốc lá, phấn hoa, nước hoa, thuốc xịt muỗi, nên thay và giặt áo gối, drap giường bằng nước nóng mỗi tuần môt lần, nhà cửa cần thoáng mát, tránh ẩm mốc. Chúc bé mau khỏi bệnh.

Thân mến!

Nguồn sưu tầm Nguồn: alobacsi.com

Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl