Giải đáp: Bệnh nổi mề đay có tự khỏi được không?


laasd15

Member
202
0
16
32
Xu
0
Khá nhiều người thắc mắc liệu chứng bệnh nổi mề đay có tự khỏi được không và phải mất bao lâu mới khỏi. Vì căn bệnh này gây nên những ngứa ngáy, bất tiện cho người bệnh nên ai cũng muốn nhanh chóng điều trị nó dứt điểm.

Tuy nhiên, để chứng mề đay mẩn ngứa nhanh chóng đẩy lùi thì còn phải căn cứ vào cơ địa của bệnh nhân, thể trạng chống chọi bệnh, mức độ bệnh cũng như nguyên nhân gây bệnh ở từng người. Cùng theo dõi thông tin bên dưới để tìm câu trả lời phù hợp cho mình:

I. Nổi mề đay có tự khỏi được không?
Mề đay chính là một chuỗi phản ứng viêm của da xuất phát từ sự bài trừ dị nguyên của hệ miễn dịch theo một cơ chế phức tạp, trong đó thành phần hóa học trung gian là Histamin. Tuy đây là một căn bệnh khá phổ biến về da liễu nhưng đến nay vẫn còn nhiều người chưa xác định rõ nguyên nhân cụ thể gây nên căn bệnh này.

Trong trường hợp người bệnh phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh mề đay và tìm ra được nguyên nhân gây bệnh như do thức ăn, tiếp xúc với hóa chất, phấn hoa… thì người bệnh có thể chủ động tránh xa các nguồn gây bệnh đó.

Đồng thời việc sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da, thuốc kháng histamin theo chỉ định của bác sĩ hoặc có thể sử dụng các bài thuốc chữa mề đay theo dân gian cũng đem lại hiệu quả rất cao.

Bên cạnh đó, việc có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, uống nhiều nước, luyện tập thể dục thể thao để tăng sức đề kháng cũng giúp thuyên giảm các triệu chứng và tự khỏi trong vài ngày đến sau 1 tuần lễ.

Nhưng có rất nhiều người bệnh thường chủ quan, không tìm hiểu kỹ những nguyên nhân gây bệnh cũng như có cách điều trị kịp thời làm cho tình trạng bệnh không thuyên giảm mà còn diễn biến nặng nề hơn.

Đặc biệt là bệnh nhân không tìm ra được nguyên nhân gây bệnh, thế là cứ vô tình tiếp xúc với nguồn gây bệnh. Từ đó khiến cho bệnh có nguy cơ tái phát nặng hơn gây khó khăn hơn cho việc điều trị.

Theo bác sĩ chuyên khoa Da liễu của bệnh viện Bình Dân Nguyễn Hoàng Long cho biết, có một nửa số bệnh nhân bị mề đay gặp phải những tổn thương kéo dài đến hơn một năm, và cá biệt là có đến 26% tổn thương kéo dài trên 25 năm.

Ở một số trường hợp, người bị tái phát căn bệnh mề đay còn kèm sốt cao, khó thở, vã mồ hôi, buồn nôn… và bệnh nhân nếu không được xử lý kịp thời rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của bệnh nhân, nhất là những người có cơ địa nhạy cảm.

Nếu bệnh mề đay kéo dài hơn 30 ngày sẽ chuyển dần sang giai đoạn mạn tính. Ở giai đoạn này, bệnh nhân sẽ mất rất nhiều thời gian để điều trị và bệnh sẽ có nguy cơ kéo dài hơn, khả năng phục hồi cũng lâu hơn trường hợp chữa trị kịp thời.

Do đó, với những thông tin này ắt hẳn bạn đọc cũng đã biết được việc nổi mề đay có tự khỏi được không, từ đó có phương hướng điều trị bệnh cho phù hợp với cơ địa và thể chất của mình. Lưu ý cần điều trị càng sớm càng tốt, tránh để bệnh diễn biến ở mức độ nghiêm trọng hơn.

II. Làm thế nào để bệnh mề đay nhanh khỏi?
Nhiều người vẫn còn khá hoang mang khi bị chứng mề đay thì cần làm sao để nhanh chóng chữa dứt bệnh, từ đó đẩy lùi triệu chứng ngứa ngáy hiệu quả. Hãy tham khảo những cách sau đây:
[*]Tăng cường giải độc cho cơ thể bằng cách cung cấp một lượng nước đầy đủ. Hãy uống 2 – 2,5l nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể, loại bỏ những độc tố tích tụ ra bên ngoài và làm bộ phận bài tiết khỏe mạnh hơn.
[*]Tác nhân gây nên tình trạng mề đay ở mỗi người tùy thuộc vào cơ địa nên sẽ có những nguồn gây dị ứng khác nhau. Người bệnh cần xác định nguyên nhân gây dị ứng và tránh xa hoặc loại trừ ngay. Chẳng hạn, nếu nguồn gốc dị ứng là do ong đốt, bệnh nhân cần tháo ngòi ong; hoặc nếu bị dị ứng sau khi ăn hải sản thì nên hạn chế sử dụng món này.
[*]Khi thời tiết có sự giao mùa hoặc chuyển lạnh đột ngột. Hãy luôn chú ý mang theo những tư trang như mũ, nón, khẩu trang… nhằm giữ ấm cho cơ thể và tránh những tác nhân xấu như bụi bẩn, ô nhiễm, tia tử ngoại…
[*]Tích cực bổ sung rau xanh, bắp cải, cải xoăn, súp lơ, cà rốt... vào khẩu phần ăn hàng ngày để tăng cường sức khỏe và đề kháng chống lại những dị nguyên gây mề đay. Đồng thời người bị mề đay cũng nên hạn chế ăn những thức ăn cay nóng và chất kích thích như cà phê, thuốc lá …
[*]Thường xuyên vệ sinh thân thể sạch sẽ để hạn chế sự xâm nhập của ký sinh trùng gây hại và tránh tiếp xúc với những yếu tố gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, phụ gia…
[*]Nếu chị em bị dị ứng cơ địa thì cần thận trọng trong việc sử dụng mỹ phẩm. Cần chọn những loại mỹ phẩm tương thích với loại da của mình. Chọn những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng và thành phần an toàn cho da.
[*]Hãy lựa chọn những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát, không quá bó sát hoặc làm bằng chất liệu dễ gây kích ứng cho da như nỉ, len, dạ…
[*]Khi xuất hiện dấu hiệu của bệnh mề đay, nên ưu tiên dùng các phương pháp dân gian có nguồn gốc từ thiên nhiên để hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn từ kháng sinh.
[*]Nếu đã dùng một số mẹo mà các dấu hiệu không suy giảm, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị an toàn.
Trên đây là những thông tin về chứng mề đay có tự khỏi hay không cũng như những cách giúp cho bệnh nhanh khỏi hơn. Hy vọng những thông tin hữu ích này giúp cho bạn đọc có thêm kiến thức để nhanh chóng đẩy lùi bệnh được hiệu quả.
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl