Da liễu: Lời khuyên dành cho những ai có con nhỏ mắc bệnh Eczema


dungcpc1

Active Member
2,594
3
38
Xu
1,157
Da liễu –

Eczema (hay còn gọi là bệnh chàm) là căn bệnh về da gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ khi mắc bệnh Eczema. Khi chăm con nếu không may bé nhà bạn mắc phải căn bệnh này. Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ, các bậc cha mẹ cần phải nắm rõ những lời khuyên dưới đây giúp các con mình kiểm soát được căn bệnh này một cách tốt hơn.




Lời khuyên dành cho những ai có con nhỏ mắc bệnh Eczema

Bệnh Eczema ở trẻ nhỏ thường xuất hiện trên các khu vực như cánh tay, bàn tay, bàn chân, mặt hoặc có thể là toàn bộ cơ thể bé…. Khi bệnh phát triển sẽ khiến trẻ đối mặt với những triệu chứng của bệnh gây ta như nổi ban hồng, ngứa, nổi mụn nước… điều này sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày (vui chơi, học tập, giấc ngủ) của trẻ.

Điều đáng quan tâm nhất đó chính là các bé còn quá nhỏ nên chưa thể nhận thức hoàn toàn. Do đó, khi Eczema xuất hiện kèm theo ngứa và nổi mụn nước sẽ khiến bé gãi rất nhiều. Thậm chí ở một số trẻ không thể chịu đựng cơn ngứa nên đã dành tất cả thời gian trong ngày để gãi. Điều này có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng da hoặc tạo ra những vết thương bị rỉ nước gây đau đớn cho bé và khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, để phòng tránh được mức độ nguy hiểm của bệnh gây ra, ngay từ bây giờ khi nhận biết bệnh Eczema ở trẻ nhỏ, các bậc cha mẹ cần phải trang bị cho mình một số kiến thức dưới đây để chăm sóc bé đúng cách:
1/ Giáo dục trẻ kiến thức có liên quan đến bệnh Eczema:
Đối với trẻ nhỏ có độ tuổi từ 36 tháng tuổi trở lên các bé đã biết nhận thức được ngôn ngữ và hiểu được những vấn đề mà bố mẹ truyền đạt. Do đó, khi trẻ mắc bệnh Eczema các mẹ nên dạy trẻ không được gãi (là điều quan trọng nhất để không làm bệnh chuyển biến xấu). Bên cạnh đó bạn cần phải luôn để mắt đến bé thường xuyên trong tất cả các hoạt động trong ngày của bé.

Trường hợp trẻ nhỏ dưới 36 tháng tuổi, bé chưa nhận thức được thì các mẹ nên cắt móng tay cho trẻ để hạn chế trẻ cào, gãi thường xuyên.
2/ Dùng thuốc điều trị bệnh Eczema:
Thực tế, hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị Eczema như dùng thuốc đông y, tây y, bài thuốc dân gian. Mỗi phương pháp điều có ưu, nhược điểm khác nhau. Khi sử dụng thuốc chữa trị cho bé các mẹ cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn kĩ lưỡng về loại thuốc nên dùng, liều lượng sử dụng và cách sử dụng để không gặp phải những tác dụng phụ của thuốc gây ra.

3/ Hướng dẫn cho trẻ cách giữ vệ sinh cơ thể:
Nên thiết lập cho trẻ thói vệ sinh đúng cách khi bị Eczema, cho bé tắm bằng bồn tắm hoặc vòi hoa sen, tắm với nước ấm hàng ngày (nước vừa ấm nhé, nếu tắm nước quá nóng sẽ làm khô da bé còn quá lạnh sẽ khiến cho các triệu chứng của bệnh trở nên trầm trọng hơn). Sử dụng sữa tắm có chứa chất tẩy rửa nhẹ nhàng và không tẩy da chết. Khi tắm xong hãy dùng khăn mềm và khô lau nhẹ cơ thể bé sau đó mặc quần áo cho bé.

→ Cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoáng. Hạn chế cho trẻ mặc những loại vải chất liệu không thấm hút, quần áo chật chội, bịt bùng.
4/ Dùng kem bôi làm ẩm da cho bé:
Đối với những vùng da bị dị ứng, vùng da bị khô. Bạn có thể sử dụng kem, thuốc mỡ để làm ẩm da cho bé. Chú ý, cần phải đọc kỹ các thành phần có trong kem trước khi sử dụng thoa cho bé, không nên lựa chọn các loại kem bôi làm ẩm da có chứa các thành phần như mùi thơm, cồn vì chúng có thể làm khô da. Giữ ẩm cho da từ 2-3 lần/ ngày. Kể cả sau khi tắm và mỗi lần rửa tay.

5/ Về ăn uống:

Khi bị bệnh eczema vấn đề ăn kiêng cử vô cùng quan trọng, vì cơ thể của trẻ khi mắc bệnh Eczema vốn đã rất nhạy cảm. Do đó, bạn nên hạn chế cho bé ăn những loại thực phẩm có chứa chất kích thích như hải sản, thức ăn sống, thức ăn lên men, thịt bò, trứng, sữa bò, hạt đậu… Thay vào đó hãy tập cho bé ăn các loại thức ăn từ rau củ quả, thức ăn lỏng, uống các loại nước ép trái cây có chứa vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, giải độc cơ thể….



6/ Tránh các hoạt động mạnh:

Nóng bức và mồ hôi có thể khiến da đỏ lên và ngứa. Vì vậy phụ huynh không nên cho trẻ hoạt động mạnh khiến cơ thể nóng bức và đổ nhiều mồ hôi nhiều gây ngứa ngáy.

7/ Tạo cho bé tâm lí thoải mái:

Nghiên cứu từ Viện Hàn lâm Mỹ AAFP cho biết căng thẳng stress là một trong những yếu tố khiến bệnh Eczema trở nên trầm trọng hơn. Khi trẻ bị bệnh, cha mẹ nên tạo cho bé một tâm lý thoải mái, vui vẻ, tránh trường hợp bé căng thẳng, cau có mặt mày và mệt mỏi khi phải lo lắng về căn bệnh này.

Như vậy, qua những kiến thức mà chuyên gia vừa chia sẻ sẽ giúp cho các bậc cha mẹ có thêm những thông tin hữu ích trong việc phòng tránh bệnh Eczema cho trẻ một cách hợp lý và tránh trường hợp bệnh tái phát thường xuyên.

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT:

  • Người mắc bệnh Eczema tăng nguy cơ bị loãng xương
  • Mẹo giúp bạn ít bị ngứa hơn khi bị Eczema
  • Thuốc chữa bệnh Eczema an toàn, hiệu quả nhất hiện nay
Nguồn: chuyenkhoadalieu.net​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl