Theo các bác sĩ, phụ nữ Việt Nam thường có tâm lý ngại ngần không dám thổ lộ với thầy thuốc về việc mình bị suy giảm sinh lý, mặc dù vấn đề này ảnh hưởng không nhỏ tới hạnh phúc gia đình, chất lượng cuộc sống. Quan niệm chưa đúng đắn đó cùng với sự thiếu hiểu biết đã khiến không ít chị em "tự nhiên thấy chán" dù tuổi đời còn rất trẻ.
Không chừa tuổi nào
Sinh lý nữ được điều tiết bởi một hệ thống dẫn truyền từ cơ quan trung ương là bộ não đến các vùng, các cơ quan quan trọng của cơ thể là vùng dưới đồi, tuyến yên, buồng trứng, tử cung và âm đạo với cơ chế điều hòa, kiểm soát và phản hồi một cách nhịp nhàng, đồng bộ. Nhưng bộ não lại được tác động trực tiếp bởi vỏ não. Vỏ não là nơi tiếp nhận, phản ảnh tất cả tác động từ bên ngoài mà nó nhận thức được như môi trường, khí hậu, thời tiết, con người, hoàn cảnh xã hội… và cả những tác động từ bên trong như vui, buồn, lo âu, giận dữ,...
Suy giảm sinh lý nữ có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào từ khi mới dậy thì đến tiền mãn kinh và hậu mãn kinh. Tuy nhiên, khi còn trẻ, suy giảm sinh lý thường có nguyên nhân do nội tiết chức năng bị giảm sút bởi tình trạng rối loạn cơ chế hay đường dẫn truyền từ vỏ não đến các cơ quan sinh dục nữ khiến cho nội tiết suy giảm hay mất cân bằng. Một cô gái khi di chuyển nơi sinh sống tự nhiên bị vô kinh cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Một phụ nữ vì quá buồn phiền, lo lắng cũng có thể bị rối loạn kinh nguyệt… Nhưng vấn đề không phải chỉ dừng lại ở đó, mà quan trọng hơn, kèm theo đó là hiện tượng suy giảm sinh lý nữ. Dáng vóc, làn da và khí sắc cùng với đó là tính tình, tâm sinh lý và niềm vui sống đều thay đổi.
Có nhiều chị em đến các phòng khám phụ khoa để được tư vấn vì "tự nhiên bị lãnh cảm" với chồng, "tự nhiên bị khô hạn", "tự nhiên chán sống" mặc dù tuổi đời còn rất trẻ… Nếu tình trạng này kéo dài sẽ có tác động lại cho vùng dưới đồi, tuyến yên và vỏ não mà y học gọi là cơ chế hồi dưỡng âm. Nếu buồng trứng, tử cung, âm đạo bị rối loạn chức năng trong một thời gian dài sẽ làm cho não không phát tín hiệu để vùng dưới đồi tiết ra nội tiết tố tăng trưởng và phóng noãn nữa, estrogen và progesterone từ buồng trứng không tiết ra nữa… Vì vậy, chị em sẽ bị suy buồng trứng sớm và sau một thời gian suy giảm sinh lý chức năng sẽ suy giảm sinh lý thực thể và không hồi phục được. Vô sinh và vô kinh khó có thể tránh khỏi mặc dù còn trong lứa tuổi sinh sản.
Phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh thì hội chứng suy giảm sinh lý có cơ chế khác hẳn với phụ nữ trong lứa tuổi sinh sản. Lúc này, chính "bộ chỉ huy" bị suy giảm chức năng vì "già yếu". Buồng trứng, tử cung cũng không còn đáp ứng được với những xung động thần kinh yếu ớt từ bộ chỉ huy nữa. Các biểu hiện của suy giảm sinh lý sẽ nặng nề, khó cải thiện và khó khăn hơn trong điều trị. Suy giảm sinh lý nữ trong lứa tuổi này còn dẫn đến nguy cơ loãng xương, dễ bị gãy xương khi bị ngã, bệnh tim mạch và mất trí nhớ (bệnh Alzheimer). Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy cùng một lứa tuổi nhưng nữ giới có nguy cơ bị bệnh mất trí nhớ cao gấp hai lần so với nam giới…
Có thể phòng ngừa
Để dự phòng hội chứng suy giảm sinh lý, không phải đợi đến khi tiền mãn kinh và mãn kinh mới dự phòng và điều trị. Ngay ở tuổi sinh sản, chị em phải chú ý phòng ngừa và điều trị ngay khi có những biểu hiện nhẹ ban đầu. Những chăm sóc, điều trị trong giai đoạn này sẽ là tiền đề cho bước dự phòng những suy giảm sinh lý trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Lối sống lành mạnh, năng động, vui vẻ, chế độ dinh dưỡng hợp lý bổ sung nhiều vitamin, muối khoáng và calcium, giảm hẳn khẩu phần ăn nhiều đường mỡ và muối mặn, tập luyện thân thể vừa sức như thể dục, đi bộ, khiêu vũ, yoga… cũng giúp ngăn chặn suy giảm sinh lý. Ngoài ra, hiện nay có một số loại thảo dược, ví dụ như Lepidium Meyenii, được người dân vùng Nam Mỹ sử dụng từ hàng ngàn năm qua để tăng cường sức khỏe và tình dục, đang được tin dùng và trở thành một xu hướng mới trong việc ngăn chặn quá trình suy giảm sinh lý.
Các chuyên gia y tế cũng khuyên chị em không quên thường xuyên kiểm tra sức khỏe, kiểm soát huyết áp, đo đường, mỡ trong máu, siêu âm tim mạch, khám phụ khoa định kỳ và đến cơ sở y tế ngay khi có những biểu hiện bất thường. Và đừng ngại ngần nói với bác sĩ mình bị "suy giảm sinh lý" trong bất kỳ giai đoạn, lứa tuổi nào của cuộc đời.
Hà Nội mới
Không chừa tuổi nào
Sinh lý nữ được điều tiết bởi một hệ thống dẫn truyền từ cơ quan trung ương là bộ não đến các vùng, các cơ quan quan trọng của cơ thể là vùng dưới đồi, tuyến yên, buồng trứng, tử cung và âm đạo với cơ chế điều hòa, kiểm soát và phản hồi một cách nhịp nhàng, đồng bộ. Nhưng bộ não lại được tác động trực tiếp bởi vỏ não. Vỏ não là nơi tiếp nhận, phản ảnh tất cả tác động từ bên ngoài mà nó nhận thức được như môi trường, khí hậu, thời tiết, con người, hoàn cảnh xã hội… và cả những tác động từ bên trong như vui, buồn, lo âu, giận dữ,...
Có nhiều chị em đến các phòng khám phụ khoa để được tư vấn vì "tự nhiên bị lãnh cảm" với chồng, "tự nhiên bị khô hạn", "tự nhiên chán sống" mặc dù tuổi đời còn rất trẻ… Nếu tình trạng này kéo dài sẽ có tác động lại cho vùng dưới đồi, tuyến yên và vỏ não mà y học gọi là cơ chế hồi dưỡng âm. Nếu buồng trứng, tử cung, âm đạo bị rối loạn chức năng trong một thời gian dài sẽ làm cho não không phát tín hiệu để vùng dưới đồi tiết ra nội tiết tố tăng trưởng và phóng noãn nữa, estrogen và progesterone từ buồng trứng không tiết ra nữa… Vì vậy, chị em sẽ bị suy buồng trứng sớm và sau một thời gian suy giảm sinh lý chức năng sẽ suy giảm sinh lý thực thể và không hồi phục được. Vô sinh và vô kinh khó có thể tránh khỏi mặc dù còn trong lứa tuổi sinh sản.
Phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh thì hội chứng suy giảm sinh lý có cơ chế khác hẳn với phụ nữ trong lứa tuổi sinh sản. Lúc này, chính "bộ chỉ huy" bị suy giảm chức năng vì "già yếu". Buồng trứng, tử cung cũng không còn đáp ứng được với những xung động thần kinh yếu ớt từ bộ chỉ huy nữa. Các biểu hiện của suy giảm sinh lý sẽ nặng nề, khó cải thiện và khó khăn hơn trong điều trị. Suy giảm sinh lý nữ trong lứa tuổi này còn dẫn đến nguy cơ loãng xương, dễ bị gãy xương khi bị ngã, bệnh tim mạch và mất trí nhớ (bệnh Alzheimer). Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy cùng một lứa tuổi nhưng nữ giới có nguy cơ bị bệnh mất trí nhớ cao gấp hai lần so với nam giới…
Có thể phòng ngừa
Để dự phòng hội chứng suy giảm sinh lý, không phải đợi đến khi tiền mãn kinh và mãn kinh mới dự phòng và điều trị. Ngay ở tuổi sinh sản, chị em phải chú ý phòng ngừa và điều trị ngay khi có những biểu hiện nhẹ ban đầu. Những chăm sóc, điều trị trong giai đoạn này sẽ là tiền đề cho bước dự phòng những suy giảm sinh lý trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Lối sống lành mạnh, năng động, vui vẻ, chế độ dinh dưỡng hợp lý bổ sung nhiều vitamin, muối khoáng và calcium, giảm hẳn khẩu phần ăn nhiều đường mỡ và muối mặn, tập luyện thân thể vừa sức như thể dục, đi bộ, khiêu vũ, yoga… cũng giúp ngăn chặn suy giảm sinh lý. Ngoài ra, hiện nay có một số loại thảo dược, ví dụ như Lepidium Meyenii, được người dân vùng Nam Mỹ sử dụng từ hàng ngàn năm qua để tăng cường sức khỏe và tình dục, đang được tin dùng và trở thành một xu hướng mới trong việc ngăn chặn quá trình suy giảm sinh lý.
Các chuyên gia y tế cũng khuyên chị em không quên thường xuyên kiểm tra sức khỏe, kiểm soát huyết áp, đo đường, mỡ trong máu, siêu âm tim mạch, khám phụ khoa định kỳ và đến cơ sở y tế ngay khi có những biểu hiện bất thường. Và đừng ngại ngần nói với bác sĩ mình bị "suy giảm sinh lý" trong bất kỳ giai đoạn, lứa tuổi nào của cuộc đời.
Hà Nội mới