Xoài, táo xanh, dứa... dầm với ớt bột, muối, đường là món khoái khẩu của nhiều học sinh, sinh viên, và cũng đã làm loét dạ dày nhiều bạn trẻ.
Xung quanh các trường từ Tiêu học, THCS, PTTH cho đến cao đẳng, đại học… chỗ nào cũng thấy các gánh hàng nhỏ với đủ các loại quả như xoài, táo, dứa... được cắt lát trộn với bột ớt, muối, đường đặt trên khay trông rất bắt mắt.
Chị Thủy (chủ gánh hàng hoa quả dầm tại trường THCS Khương Đình, Hà Nội), cho biết các loại quả này phải là quả xanh, có vị chua trộn với bột ớt cay. Gia vị quan trọng nhất là bột ớt, khi pha phải làm sao cho có màu đỏ tươi, đẹp mắt. Thời điểm bán hàng tốt nhất là sau khi tan học, lúc này học sinh thường túa ra ăn quà trong lúc đợi phụ huynh đến đón. Không chỉ quả xanh dầm cay mà các loại ômai mơ, mận... vị chua cay cũng được nhiều học sinh… nghiền.
Tránh ăn thường xuyên các đồ quá chua, cay
Em Hoàng Anh (học sinh THCS Khương Đình) là “tín đồ” của ômai mận. Trong cặp em lúc nào cũng có gói ômai để khi rảnh là đem ra nhấm nháp với bạn bè. Còn bạn Vũ Thị Luyến (ĐH Sư phạm Hà Nội), chia sẻ vì trót nghiện xoài dầm ớt nên 3 năm học đại học, ngày nào em cũng ăn. Hậu quả là hiện nay, Luyến đang phải uống thuốc trị viêm loét dạ dày.
BS Nguyễn Thị Thúy Hằng (Phó trưởng khoa Khám nội BV Xanh Pôn, Hà Nội), cho hay axit trong dạ dày có tác dụng làm phân hủy thức ăn để cơ thể có thể hấp thụ được các chất cần thiết. Tuy nhiên, nếu thừa axit trong dạ dày lại ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa, nhẹ thì viêm loét dạ dày, nặng có thể dẫn đến ung thư dạ dày. Các loại hoa quả xanh có vị chua như xoài, cóc, dứa, ômai... có lượng axit lớn, khi ăn quá nhiều
trong thời gian dài dễ dẫn đến thừa axit trong dạ dày. Ngoài ra, các loại quả khi được trộn với bột ớt không rõ nguồn gốc, mức độ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các quầy hàng rong không cao nguy cơ ngộ độc thực phẩm là khó tránh khỏi.
BS Hằng lưu ý, những người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng và các bệnh về hệ tiêu hóa nên hạn chế dùng món ăn quá cay, chua. Nếu ăn quá chua, cay thì bệnh sẽ nặng hơn, khiến việc điều trị vô cùng khó khăn. Đặc biệt nếu ăn chua khi đói, axit trong dạ dày tăng cao tiết ra dịch vị còn gây khó chịu, buồn nôn.
AloBacsi.
Xung quanh các trường từ Tiêu học, THCS, PTTH cho đến cao đẳng, đại học… chỗ nào cũng thấy các gánh hàng nhỏ với đủ các loại quả như xoài, táo, dứa... được cắt lát trộn với bột ớt, muối, đường đặt trên khay trông rất bắt mắt.
Chị Thủy (chủ gánh hàng hoa quả dầm tại trường THCS Khương Đình, Hà Nội), cho biết các loại quả này phải là quả xanh, có vị chua trộn với bột ớt cay. Gia vị quan trọng nhất là bột ớt, khi pha phải làm sao cho có màu đỏ tươi, đẹp mắt. Thời điểm bán hàng tốt nhất là sau khi tan học, lúc này học sinh thường túa ra ăn quà trong lúc đợi phụ huynh đến đón. Không chỉ quả xanh dầm cay mà các loại ômai mơ, mận... vị chua cay cũng được nhiều học sinh… nghiền.
Tránh ăn thường xuyên các đồ quá chua, cay
Em Hoàng Anh (học sinh THCS Khương Đình) là “tín đồ” của ômai mận. Trong cặp em lúc nào cũng có gói ômai để khi rảnh là đem ra nhấm nháp với bạn bè. Còn bạn Vũ Thị Luyến (ĐH Sư phạm Hà Nội), chia sẻ vì trót nghiện xoài dầm ớt nên 3 năm học đại học, ngày nào em cũng ăn. Hậu quả là hiện nay, Luyến đang phải uống thuốc trị viêm loét dạ dày.
BS Nguyễn Thị Thúy Hằng (Phó trưởng khoa Khám nội BV Xanh Pôn, Hà Nội), cho hay axit trong dạ dày có tác dụng làm phân hủy thức ăn để cơ thể có thể hấp thụ được các chất cần thiết. Tuy nhiên, nếu thừa axit trong dạ dày lại ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa, nhẹ thì viêm loét dạ dày, nặng có thể dẫn đến ung thư dạ dày. Các loại hoa quả xanh có vị chua như xoài, cóc, dứa, ômai... có lượng axit lớn, khi ăn quá nhiều
trong thời gian dài dễ dẫn đến thừa axit trong dạ dày. Ngoài ra, các loại quả khi được trộn với bột ớt không rõ nguồn gốc, mức độ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các quầy hàng rong không cao nguy cơ ngộ độc thực phẩm là khó tránh khỏi.
BS Hằng lưu ý, những người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng và các bệnh về hệ tiêu hóa nên hạn chế dùng món ăn quá cay, chua. Nếu ăn quá chua, cay thì bệnh sẽ nặng hơn, khiến việc điều trị vô cùng khó khăn. Đặc biệt nếu ăn chua khi đói, axit trong dạ dày tăng cao tiết ra dịch vị còn gây khó chịu, buồn nôn.
AloBacsi.