Hội bác sỹ –
Bình thường, cơ thể có những cơ chế để thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ chung quanh. Tuy nhiên vì một lý do nào đó khiến thân nhiệt bị giảm gây ra một số nguy cơ. Vì vậy, khi thời tiết lạnh cần đề phòng giảm thân nhiệt để tránh tổn hại cho sức khỏe.
Những nguyên nhân
Có nhiều nguy cơ đưa tới giảm nhiệt độ như: nhà không được sưởi đủ nóng; ăn không đủ chất dinh dưỡng; uống nhiều rượu; có bệnh mạn tính về tim, gan, tuyến giáp trạng; đang mắc bệnh nhiễm khuẩn; do tác dụng của một số dược phẩm; ở ngoài lạnh quá lâu; mặc quần áo không đủ ấm; mới gặp tai nạn hay ngã xuống nước; người sống cô đơn, túng thiếu…
Biểu hiện và những nguy cơ
Giảm nhiệt có thể xẩy trong vòng một vài giờ, tùy theo số lượng hơi nóng mất đi nhiều ít. Khi cơ thể bị giảm nhiệt, người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, lờ đờ, tâm thần rối loạn, nói ngượng nghịu, người lạnh giá, cơn run rẩy rùng mình, ngón chân ngón tay lợt lạt, cử động khó khăn, cơ thịt cứng nhắc, người lạnh toát.
Đề phòng giảm thân nhiệt khi trời lạnh
Nếu giảm thân nhiệt nặng, nhịp tim và hơi thở lúc đầu nhanh sau đó chậm dần. Giảm nhiệt ảnh hưởng tới não bộ, nạn nhân kém nhận thức, hành động khó khăn với các hiểm nghèo và có thể rơi vào tình trạng hôn mê… có thể dẫn tới tử vong. Do vậy, giảm nhiệt cần được cấp cứu ngay tại cơ sở y tế gần nhất để được điều trị để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Trong khi chờ đợi, đặt nạn nhân nằm nơi ấm áp, kín gió; sưởi ấm ngực, cổ, đầu và bẹn với chăn thường hoặc chăn điện. Chú ý không được nâng cao chân người bị nạn vì làm vậy sẽ dồn máu nhiều về phía trên người khiến chân bị băng lạnh nhiều hơn.
Phòng giảm thân nhiệt
Về mùa đông cần kiểm soát nhà bằng cách lấp kín các khe hở làm mất nhiệt mà hơi lạnh lùa vào. Cần đóng cửa sổ và các ô thoáng. Luôn giữ nhiệt độ trong nhà luôn đủ ấm. Nếu không có các thiết bị làm ấm cần mặc thêm áo ấm như áo len. Mặc quần áo nhiều lớp, không bó sát quá để máu lưu thông và thoáng khí. Không khí là lớp cách nhiệt rất tốt.
Khi ra trời lạnh, nên mặc quần áo đủ ấm: trong cùng là loại vải hút hơi ẩm như lụa, lớp giữa là loại áo len giữ nhiệt trong cơ thể; lớp ngoài vừa giữ nhiệt vừa chắn gió, ngăn nước. Ngoài ra, cần đội mũ, đi găng tay len, đeo khẩu trang (che mũi miệng để khỏi mất nhiệt qua hơi thở). Nếu quần áo, cơ thể bị ướt thì cần lau khô, thay quần áo ngay. Đồ ướt làm mất rất nhiều nhiệt của cơ thể.
Cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Mùa đông cần nhiều thực phẩm hơn để có nhiều nhiệt năng. Uống nước ấm, về mùa lạnh cũng như mùa nóng, cơ thể vẫn cần nước đầy đủ.
Bên cạnh đó, tránh uống nhiều rượu vì rượu làm giảm nhiệt độ cơ thể. Nhiều khi uống nhiều rượu cơ thể chỉ nóng lên một lúc ban đầu sau đó cơ thể bị giảm nhiệt làm người lạnh toát.
(Sức khỏe đời sống)
Bình thường, cơ thể có những cơ chế để thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ chung quanh. Tuy nhiên vì một lý do nào đó khiến thân nhiệt bị giảm gây ra một số nguy cơ. Vì vậy, khi thời tiết lạnh cần đề phòng giảm thân nhiệt để tránh tổn hại cho sức khỏe.
Những nguyên nhân
Có nhiều nguy cơ đưa tới giảm nhiệt độ như: nhà không được sưởi đủ nóng; ăn không đủ chất dinh dưỡng; uống nhiều rượu; có bệnh mạn tính về tim, gan, tuyến giáp trạng; đang mắc bệnh nhiễm khuẩn; do tác dụng của một số dược phẩm; ở ngoài lạnh quá lâu; mặc quần áo không đủ ấm; mới gặp tai nạn hay ngã xuống nước; người sống cô đơn, túng thiếu…
Biểu hiện và những nguy cơ
Giảm nhiệt có thể xẩy trong vòng một vài giờ, tùy theo số lượng hơi nóng mất đi nhiều ít. Khi cơ thể bị giảm nhiệt, người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, lờ đờ, tâm thần rối loạn, nói ngượng nghịu, người lạnh giá, cơn run rẩy rùng mình, ngón chân ngón tay lợt lạt, cử động khó khăn, cơ thịt cứng nhắc, người lạnh toát.
Đề phòng giảm thân nhiệt khi trời lạnh
Nếu giảm thân nhiệt nặng, nhịp tim và hơi thở lúc đầu nhanh sau đó chậm dần. Giảm nhiệt ảnh hưởng tới não bộ, nạn nhân kém nhận thức, hành động khó khăn với các hiểm nghèo và có thể rơi vào tình trạng hôn mê… có thể dẫn tới tử vong. Do vậy, giảm nhiệt cần được cấp cứu ngay tại cơ sở y tế gần nhất để được điều trị để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Trong khi chờ đợi, đặt nạn nhân nằm nơi ấm áp, kín gió; sưởi ấm ngực, cổ, đầu và bẹn với chăn thường hoặc chăn điện. Chú ý không được nâng cao chân người bị nạn vì làm vậy sẽ dồn máu nhiều về phía trên người khiến chân bị băng lạnh nhiều hơn.
Phòng giảm thân nhiệt
Về mùa đông cần kiểm soát nhà bằng cách lấp kín các khe hở làm mất nhiệt mà hơi lạnh lùa vào. Cần đóng cửa sổ và các ô thoáng. Luôn giữ nhiệt độ trong nhà luôn đủ ấm. Nếu không có các thiết bị làm ấm cần mặc thêm áo ấm như áo len. Mặc quần áo nhiều lớp, không bó sát quá để máu lưu thông và thoáng khí. Không khí là lớp cách nhiệt rất tốt.
Khi ra trời lạnh, nên mặc quần áo đủ ấm: trong cùng là loại vải hút hơi ẩm như lụa, lớp giữa là loại áo len giữ nhiệt trong cơ thể; lớp ngoài vừa giữ nhiệt vừa chắn gió, ngăn nước. Ngoài ra, cần đội mũ, đi găng tay len, đeo khẩu trang (che mũi miệng để khỏi mất nhiệt qua hơi thở). Nếu quần áo, cơ thể bị ướt thì cần lau khô, thay quần áo ngay. Đồ ướt làm mất rất nhiều nhiệt của cơ thể.
Cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Mùa đông cần nhiều thực phẩm hơn để có nhiều nhiệt năng. Uống nước ấm, về mùa lạnh cũng như mùa nóng, cơ thể vẫn cần nước đầy đủ.
Bên cạnh đó, tránh uống nhiều rượu vì rượu làm giảm nhiệt độ cơ thể. Nhiều khi uống nhiều rượu cơ thể chỉ nóng lên một lúc ban đầu sau đó cơ thể bị giảm nhiệt làm người lạnh toát.
(Sức khỏe đời sống)